trình hồ giải
Đối với quy định về cơng nhận thỏa thuận tại phiên tịa trong trường hợp các bên chỉ thỏa thuận được một phần nội dung tranh chấp cịn những phần khác khơng thỏa thuận được, theo BLTTDS 2015, Tồ án chỉ ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận nếu các bên thoả thuận được toàn bộ nội dung của vụ tranh chấp, quy định này có phần hơi chặt chẽ và góp phần làm gia tăng khối lượng cơng việc lên Tồ án. Quy định này nên được điều chỉnh lại theo hướng Tồ án cơng nhận thoả thuận của các bên đối với một phần hay toàn bộ nội dung vụ án, trong trường hợp cơng nhận một phần vụ án, Tồ án đình chỉ phần nội dung đã thoả thuận được đó và đưa phần nội dung cịn lại không thoả thuận được ra xét xử sợ thẩm.
3.2.3. Về hình thức tiến hành hịa giải
Mặc dù quy định về hòa giải trong BLTTDS 2015 đã khắc phục được sự tản mạn, phân tán của các quy định về hòa giải trong nhiều văn bản trước đây như Thủ tục giải quyết vụ án dân sự, kinh tế, tranh chấp lao động… Nhưng thực tiễn cho thấy, khi giải quyết các vụ việc dân sự, ngoài biện pháp hịa giải do tịa án tiến hành thì các đương sự có thể tự thỏa thuận hoặc hịa giải với nhau thơng qua vai trị trung gian của bên thứ ba như Luật sư, trọng tài… Tịa án có thể cơng nhận sự thỏa thuận đó bằng quyết định của tòa án nếu các thỏa thuận là phù hợp với nguyên tắc hòa giải quy định trong BLTTDS 2015và để việc thi hành án được dễ dàng thì tịa án có thể công nhận bằng một thủ tục do một thẩm phán duy nhất thực hiện, khơng cần mở phiên tịa.
Mặt khác, trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc mở rộng phát huy vai trị của các hình thức hịa giải tranh chấp: hịa giải của trọng tài, hòa giải ở các tổ chức hòa giải cơ sở, hịa giải của các tổ chức đồn thể xã hội… nên chăng đa dạng hóa các hình thức hịa
63 giải, từng bước hoàn thành chế định “thẩm phán hòa giải” tại các tòa án nhân dân cấp huyện với các thủ tục giải quyết đơn giản cho những vụ việc dân sự nói chung và tranh chấp KDTM nói riêng khơng phức tạp, tranh chấp về tài sản giá trị khơng lớn và sau khi hịa giải có thể thi hành ngay. Việc xác lập chế định
“thẩm phán hịa giải” sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng các tranh chấp mà
không cần qua thủ tục tố tụng phức tạp, thậm chí tịa án có thể chỉ là người làm chứng cho việc thỏa thuận của các bên tranh chấp khi được các đương sự yêu cầu và cơng nhận các thỏa thuận đó nếu khơng trái pháp luật.
3.2.4. Ban hành quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đồng bộ với quy định pháp luật về hoà giải thương mại đồng bộ với quy định pháp luật về hoà giải thương mại
Nội dung của các quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động hồ giải tranh chấp KDTM bao gồm việc quy định rõ thẩm quyền xử phạt, đối tượng áp tụng, căn cứ xử phạt, các chế tài phạt hành chính. Đặc biệt, cần đặt ra các biện pháp xử lý hành chính nhằm đảm bảo các nguyên tắc của hoà giải thương mại được các tổ chức hoà giải, hồ giải viên và các bên tranh chấp tơn trọng. Chế tài xử phạt đối với việc hoà giải viên vi phạm các tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp, các hành vi bị cấm, nghĩa vụ khi thực hiện hoạt động hoà giải cần được quy định từ mức chế tài phạt tiền đến cấm hành nghề hoà giải viên tuỳ mức độ vi phạm. Vấn đề xử phạt đối với tổ chức hoà giải thương mại, chi nhánh/văn phòng của tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài cần bám sát các nghĩa vụ của các tổ chức này tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tránh trường hợp có hành vi vi phạm nhưng lại khơng có chế tài xử phạt. Cần ban hành chế tài nặng nhất là rút giấy phép, buộc chấm dứt hoạt động với các cơ sở này, đặc biệt với các hành vi vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng của dịch vụ hoà giải, vi phạm chế độ bảo mật đối với khách hàng. Nhà nước nên tập trung quy định rõ và đưa ra các chế tài nghiêm khắc đối với các chủ thể giải quyết tranh chấp hơn là thắt chặt các tiêu chuẩn, từ đó sẽ có tác động mang tính răn đe đối với các chủ thể này.
3.2.5. Xây dựng cơ chế khuyến khích Tồ án kết nối với hoạt động hoà giải thương mại độc lập
64 Theo Chỉ thị số 04/2017/CT-CA của Toà án nhân dân tối cao ban hành ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc tăng cường cơng tác hồ giải tại Toà án nhân dân đã chỉ rõ quan điểm của Toà án đối hoà giải tại Toà án như: Đặt chỉ tiêu, phấn đấu tỷ lệ hoà giải thành tại Toà án (từ 60% tổng số án/năm), nghiên cứu xây dựng giáo trình kỹ năng hồ giải, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm quốc tế, tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức về hoà giải, phát động các phong trào thi đua nhằm khuyến khích các Thẩm phán hồ giải thành cơng tại Tồ án. Bên cạnh đó, Chỉ thị số 04/2017/CT-CA cũng có ban hành kèm theo hướng dẫn về quy trình, kỹ năng hồ giải vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, KDTM, lao động. Việt nam hiện nay đã bắt đầu xây dựng hoạt động hoà giải bên cạnh Toà án bằng việc thành lập Trung tâm hoà giải bên cạnh Tồ án tại Hải Phịng theo Kế hoạch số 11/KH-TANDTC về Kế hoạch triển khai thí điểm đổi mới, tăng cường hồ giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính tại Hải Phịng. Hồ giải viên làm việc tại Trung tâm này bao gồm các Thẩm phán về hưu, các chuyên gia pháp luật, Luật sư, Kiểm sát viên, Điều tra viên về hưu, trí thức, giáo viên có uy tín, nhà tâm lý, cán bộ lão thành. Hoạt động của Trung tâm là một bộ phận chuyên trách về hoà giải, đối thoại bên cạnh Toà án để thực hiện hoà giải, đối thoại ngoài tố tụng theo sự tự nguyện các bên đương sự cũng như hỗ trợ Thẩm phán tiến hành hoà giải, đối thoại trong tố tụng.
Có thể thấy địa vị pháp lý của Trung tâm hiện nay là chưa rõ ràng, vì đang trong q trình thí điểm, hoạt động bộc lộ nhiều bất cập như chất lượng chuyên mơn khơng đồng đều, thiếu kinh phí hoạt động, thiếu cơ sở vật chất nên phải sử dụng nhờ Toà án là chưa đúng với tinh thần của Trung tâm hoà giải là độc lập với Toà án. Việc phát triển hoà giải tại Toà án hay tại một Trung tâm hoà giải bên cạnh Toà án đều là các giải pháp tốt nhằm hướng các bên tới một thoả thuận có tính chất đồng thuận. Tuy nhiên, thay vì đầu tư phát triển các Trung tâm như vậy bên cạnh Toà án, Việt Nam nên tập trung phát triển một trung tâm hoà giải độc lập kiểu mẫu với một đề án bài bản hơn, độc lập hơn với Toà án, và nên giao cho một tổ chức chuyên môn không phải là
65 cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm vận hành. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần ban hành quy định pháp luật về việc Thẩm phán Toà án cần gợi ý cho các bên hoà giải tại bất kỳ thời điểm nào của vụ tranh chấp tại Toà án và hỗ trợ các bên yêu cầu sự trợ giúp của dịch vụ hồ giải. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước cần có sự nghiên cứu và chuyển hoá các quy định vào BLTTDS về việc Thẩm phán sẽ nỗ lực giới thiệu và thuyết phục các bên sử dụng phương thức hoà giải độc lập ngoài Toà án để giải quyết tranh chấp.
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải ở Việt Nam
3.3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự
Cần tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức nhân dân về nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, về những phương thức hợp pháp được sử dụng khi phát sinh các tranh chấp, mâu thuẫn trong KDTM, đặc biệt trong đó là hồ giải. Việc tuyên truyền, vận động có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau để người dân có thể tiếp cận thơng tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Nội dung tuyên truyền cũng cần thiết thực, hợp lý, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể khác nhau. Có như vậy mới thu hút được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, nâng cao chất lượng của việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Hơn thế nữa, việc nâng cao ý thức pháp luật của các doanh nghiệp cũng là một nội dung rất quan trọng, bởi đó là những chủ thể liên quan mật thiết đến các vụ việc tranh chấp. Nếu như các chủ thể này coi thường pháp luật, áp dụng các hành vi vi phạm pháp luật trong giải quyết tranh chấp thì hậu quả sẽ vơ cùng nặng nề. Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại cần phải am hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật, đó vừa là cách bảo vệ lợi ích cho chính mình, vừa đảm bảo tơn trọng lợi ích của các chủ thể khác. Mỗi doanh nhân, thương nhân khi tham gia hoạt động kinh tế thương mại đều chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật sẽ góp phần tạo nên mơi trường kinh doanh thuận lợi, văn minh và phát triển.
66 Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong q trình hồ giải tranh chấp thương mại cũng cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, các cá nhân có thẩm quyền để có đủ năng lực chun mơn và nhân phẩm cần thiết khi được giao nhiệm vụ. Đồng thời, có thể tham gia tích cực và hiệu quả vào các hoạt động đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực nói chung.
Để đạt được mục tiêu đó, các cơ quan có liên quan cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau. Trước hết là cần tuyển chọn một cách kĩ càng các cán bộ, công chức để tạo ra nguồn cán bộ, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp tham gia vào việc hoà giải các tranh chấp. Cần đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, đặc biệt là kiến thức pháp luật về lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Do các tranh chấp về kinh tế thương mại ngày càng mở rộng về phạm vi, phức tạp về tính chất, đa dạng về nội dung, nên nếu khơng có đầy đủ những kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực cũng như kinh nghiệm cần thiết thì rất có thể áp dụng pháp luật một cách sai trái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Vấn đề về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong của các chủ thể có thẩm quyền cũng cần được quan tâm đúng mực. Khi tham gia hoà giải các tranh chấp KDTM, đặc biệt là các vụ tranh chấp có giá trị lớn, các chủ thể có thẩm quyền phải kiên định, bản lĩnh, thanh liêm, khơng bị cám dỗ bởi các lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Đây là một vấn đề nan giải trong thực tế và rất khó để khắc phục. Nếu như khơng có tư cách đạo đức tốt, bản lĩnh tư tưởng vững vàng, các chủ thể này sẽ dễ bị mua chuộc và tất yếu sẽ đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Trên thực tế, trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang có rất nhiều cán bộ, cơng chức có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp thương mại. Do vậy, cần bố trí hợp lý, phân bổ nhân lực, phát huy các thế mạnh của mỗi cá nhân, góp phần vào việc phòng chống hiện tượng áp dụng pháp luật sai trái trong giải quyết tranh chấp thương mại. Mặt khác, cũng cần đào tạo và sẵn sàng thay thế nhân lực trẻ cho
67 lớp cán bộ, công chức trước đây để tạo ra sự chủ động, sáng tạo và cập nhật yêu cầu của tình hình thực tế.
3.3.2. Giải pháp về cơ sở vật chất
Bên cạnh các giải pháp về việc thay đổi, bổ sung pháp luật, nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật,... thì việc tạo điều kiện vật chất để đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật về hoà giải được diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cũng là một vấn đề cần chú ý. Những cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ cho công tác giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung và hồ giải tranh chấp KDTM nói riêng bao gồm: trụ sở làm việc, tài liệu, văn bản cần tra cứu, phương tiện, thiết bị chun dùng, máy tính có kết nối Internet, kinh phí hoạt động nghiệp vụ... có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thời gian thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ, cơng chức, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức bảo vệ pháp luật.
Kinh tế càng phát triển, cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại càng trở nên gay gắt, phức tạp. Trong đó, có rất nhiều tình huống bên vi phạm pháp luật đã sử dụng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hoặc sử dụng phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại để tạo dựng chứng cứ nhằm đạt được mục đích phi pháp. Vậy nên nếu như không được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại và thiếu trình độ thì rất có thể đánh giá, nhìn nhận sai lầm về chứng cứ, bản chất sự việc, từ đó bỏ lọt tội phạm hoặc giải quyết oan sai cho người vơ tội. Do đó, việc trang bị các phương tiện, thiết bị hiện đại, tiên tiến là rất cấp bách đối với quá trình điều tra, giải quyết tranh chấp thương mại.
3.3.3. Giải pháp về tuyên truyền pháp luật
Một trong những giải pháp nâng cao cơng tác hồ giải tranh chấp KDTM, đảm bảo an ninh trật tự xã hội đó là chú trọng và tăng cường cơng tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau như: tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phong phú, đa đạng; cung cấp những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho tất cả cán bộ trong
68 ngành, giới thiệu văn bản pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề hồ giải trong giải quyết tranh chấp KDTM; phát hành các tạp chí tìm hiểu, hỏi đáp pháp luật miễn phí cho người dân khi đến Tịa án; tun truyền phổ biến pháp luật thơng qua chi đồn thanh niên, đội ngũ cán bộ cũng đã góp phần chuyển tải một số quy định của pháp luật đến với người dân một cách nhanh nhất. Đặc biệt là cần có sự kết hợp tuyên truyền pháp luật gắn liền với sinh hoạt văn hóa văn nghệ quần chúng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, thu hút được nhiều đối tượng tham gia…
Trong tình hình hiện nay, số lượng án các loại trong đó có án kinh doanh thương mại có chiều hướng gia tăng. Để Toà án các cấp tổ chức hoà giải nhanh và đúng quy định của pháp luật thì cần thực hiện tốt các giải pháp trên nhằm hạn chế những vướng mắc trong quá trình giải quyết án kinh doanh thương mại, góp phần nâng cao hơn nữa cơng tác giải quyết án kinh doanh thương mại của ngành Tồ án nhân dân.
Để khắc phục những khó khăn trên, Tòa án nhân dân các cấp cần thực hiện tốt các giải pháp trọng tâm của Tòa án nhân dân tối cao đề ra đặc biệt là tăng cường cơng tác hịa giải và đối thoại cũng như phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan trong q trình giải quyết các