Giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 73 - 75)

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

3.3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự

Cần tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức nhân dân về nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, về những phương thức hợp pháp được sử dụng khi phát sinh các tranh chấp, mâu thuẫn trong KDTM, đặc biệt trong đó là hồ giải. Việc tuyên truyền, vận động có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau để người dân có thể tiếp cận thơng tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Nội dung tuyên truyền cũng cần thiết thực, hợp lý, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể khác nhau. Có như vậy mới thu hút được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, nâng cao chất lượng của việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Hơn thế nữa, việc nâng cao ý thức pháp luật của các doanh nghiệp cũng là một nội dung rất quan trọng, bởi đó là những chủ thể liên quan mật thiết đến các vụ việc tranh chấp. Nếu như các chủ thể này coi thường pháp luật, áp dụng các hành vi vi phạm pháp luật trong giải quyết tranh chấp thì hậu quả sẽ vơ cùng nặng nề. Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại cần phải am hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật, đó vừa là cách bảo vệ lợi ích cho chính mình, vừa đảm bảo tơn trọng lợi ích của các chủ thể khác. Mỗi doanh nhân, thương nhân khi tham gia hoạt động kinh tế thương mại đều chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật sẽ góp phần tạo nên mơi trường kinh doanh thuận lợi, văn minh và phát triển.

66 Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong q trình hồ giải tranh chấp thương mại cũng cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, các cá nhân có thẩm quyền để có đủ năng lực chun mơn và nhân phẩm cần thiết khi được giao nhiệm vụ. Đồng thời, có thể tham gia tích cực và hiệu quả vào các hoạt động đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực nói chung.

Để đạt được mục tiêu đó, các cơ quan có liên quan cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau. Trước hết là cần tuyển chọn một cách kĩ càng các cán bộ, công chức để tạo ra nguồn cán bộ, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp tham gia vào việc hoà giải các tranh chấp. Cần đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, đặc biệt là kiến thức pháp luật về lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Do các tranh chấp về kinh tế thương mại ngày càng mở rộng về phạm vi, phức tạp về tính chất, đa dạng về nội dung, nên nếu khơng có đầy đủ những kiến thức cơ bản trong các lĩnh vực cũng như kinh nghiệm cần thiết thì rất có thể áp dụng pháp luật một cách sai trái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Vấn đề về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong của các chủ thể có thẩm quyền cũng cần được quan tâm đúng mực. Khi tham gia hoà giải các tranh chấp KDTM, đặc biệt là các vụ tranh chấp có giá trị lớn, các chủ thể có thẩm quyền phải kiên định, bản lĩnh, thanh liêm, khơng bị cám dỗ bởi các lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Đây là một vấn đề nan giải trong thực tế và rất khó để khắc phục. Nếu như khơng có tư cách đạo đức tốt, bản lĩnh tư tưởng vững vàng, các chủ thể này sẽ dễ bị mua chuộc và tất yếu sẽ đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Trên thực tế, trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang có rất nhiều cán bộ, cơng chức có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp thương mại. Do vậy, cần bố trí hợp lý, phân bổ nhân lực, phát huy các thế mạnh của mỗi cá nhân, góp phần vào việc phịng chống hiện tượng áp dụng pháp luật sai trái trong giải quyết tranh chấp thương mại. Mặt khác, cũng cần đào tạo và sẵn sàng thay thế nhân lực trẻ cho

67 lớp cán bộ, công chức trước đây để tạo ra sự chủ động, sáng tạo và cập nhật yêu cầu của tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải theo pháp luật việt nam từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 73 - 75)