Khái niệm hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 28 - 30)

1.2. Khái niệm cạnh tranh và các hình thái cạnh tranh

1.2.4. Khái niệm hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh

Qua tìm hiểu và nghiên cứu, đã có rất nhiều cơng trình, học giả nghiên cứu và đúc kết khái niệm về “hiệu quả của pháp luật” và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của một văn bản pháp luật.

Theo từ điển luật học, hiệu quả của pháp luật là kết quả cụ thể của sự tác động pháp luật đến các quan hệ xã hội so với yêu cầu đặt ra khi ban hành pháp luật. Hiệu quả của pháp luật có thể được đánh giá theo từng cấp độ khác

24

nhau: hiệu quả của quy phạm pháp luật, của chế định pháp luật, của ngành luật, của toàn bộ hệ thống pháp luật. Những căn cứ để đánh giá mức độ hiệu quả của pháp luật là mục tiêu yêu cầu đặt ra khi ban hành pháp luật, chi phí cho việc thực hiện pháp luật và kết quả thực tế đạt được của việc thực hiện pháp luật.

Hiệu quả của pháp luật cũng có thể là kết quả so sánh: Kết quả đó do sự tác động, điều chỉnh của pháp luật đó mang lại trong những phạm vi nhất định; kết quả đó biểu hiện ở trạng thái của các quan hệ xã hội; kết quả đó phù hợp với mục đích yêu cầu, định hướng của pháp luật; kết quả đó đạt được với chi phí thực tế thấp (cùng một kết quả nhưng nếu chi phí q lớn thì xem là hiệu quả thấp và ngược lại).

Theo quan niệm khác: hiệu quả của pháp luật là khả năng của pháp luật có thể tác động được vào các quan hệ xã hội và ý thức xã hội để điều chỉnh các quan hệ đó với những tổn thất vật chất và tinh thần ít nhất và mang lại kết quả theo hướng cần điều chỉnh và cần được xác định của pháp luật.

Trên thực tế, việc đưa ra khái niệm về hiệu quả thực thi của một văn bản pháp luật và các tiêu chí đánh giá cịn nhiều ý kiến khác nhau. Theo cách hiểu thơng thường, hiệu quả thực thi pháp luật có nghĩa hẹp hơn so với hiệu quả của pháp luật. Hiệu quả thực thi pháp luật có thể là kết quả đạt được trên thực tế của công tác tổ chức thực thi pháp luật trong một giai đoạn nhất định. Pháp luật có hiệu quả thực thi phải là pháp luật phát huy tối đa vai trị của mình để tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển triển kinh tế xã hội.

Khi đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật có thể sử dụng các tiêu chí định tính và định lượng sau đây:

- Sự phù hợp và đầy đủ của các quy định pháp luật; thí dụ như luật bảo vệ mơi trường địi hỏi các quy định cần thiết, hệ thống đo đạc, giám sát, các chế tài đủ mạnh để răn đe v.v.

25

- Các điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để thực thi pháp luật. Kinh nghiệm cho thấy trong tình trạng bần cùng và đói khổ quá mức, pháp luật sẽ khó được thực thi (lũ lụt, thiên tai, thiếu đói v.v.)

- Ý thức của người dân, cộng đồng doanh nghiệp về thực thi pháp luật, sự am hiểu cần thiết để thi hành pháp luật.

Việc đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật phải được thực hiện trong khoảng thời gian và phạm vi khơng gian nhất định. Về số lượng, có thể đánh giá một văn bản hoặc một hệ thống các văn bản. Có thể đánh giá hiệu quả thực thi của riêng Luật cạnh tranh hoặc của Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Về chất lượng, có thể đánh giá trên một khía cạnh hoặc tổng thể văn bản.

Để một quy định pháp luật có hiệu quả thực thi trên thực tế, trước hết quy định đó phải có hiệu lực. Hiệu lực của pháp luật là cơ sở nền tảng tạo nên hiệu quả của một văn bản pháp luật. Ngược lại, hiệu quả của pháp luật phản ánh hiệu lực của văn bản pháp luật. Một luật chỉ có hiệu quả khi nó được tuân thủ nghiêm túc. Bởi các quy phạm pháp luật chính là sự cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu của luật. Mục tiêu của luật chỉ có thể thực hiện được khi các quy phạm của luật được tuân thủ.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)