Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kiểm soát các

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 30)

hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật cạnh tranh năm 2018.

Như đã phân tích ở trên, Cạnh tranh có vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, cạnh tranh khơng lành mạnh sẽ mang lại những tác động tiêu cực đối với quyền lợi người tiêu dùng. Mặc dù, Luật Cạnh tranh năm 2018 chỉ điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác mà không trực tiếp điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhưng tất cả những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cuối cùng cũng tác động đến quyền lợi của người tiêu dùng, người tiêu dùng luôn là nạn nhân của các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh gây ra, vì lợi nhuận

26

mà các doanh nghiệp có thể bất chấp (bỏ ngồi) tất cả các quy định của pháp luật, thậm chí cả thuận phong mỹ tục, đạo đức con người để tìm kiếm lợi nhuận.

Đặc biệt trong thời gian vừa qua, vấn nạn của hàng gian, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hố khơng đảm bảo chất lượng đã được các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý, nhưng các đối tượng ln tìm cách sản xuất và đưa ra ngồi thị trường tiêu thụ bằng nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi như: Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp; Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp; Lợi dụng uy tin của doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh hàng kèm chất lượng, hàng gian, hàng giả…sử dụng các thủ đoạn để gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Ép buộc khách hàng, đối tác sử dụng hàng hố, dịch vụ của mình hay lơi kéo khách hàng bằng mọi hình thức, thậm chí các đối tượng sử dụng thủ đoạn là sử dụng chính bao bì của doanh nghiệp khác để đưa hàng giả, hàng kém chất lượng vào để bán ra thị trường nhằm hạ uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh, khiến người tiêu dùng mua phải sản phẩm không như ý, thậm chí người tiêu dùng mua phải các sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của mình.

Ví dụ: Ngày 07 tháng 02 năm 2020, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) tiếp nhận đơn khiếu nại của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam về việc Cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo Đức Việt đang sản xuất và phân phối một số sản phẩm kẹo có sử dụng trái phép Nhãn hiệu Vinamilk đã được bảo hộ của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh. Với việc sản xuất sản phẩm có cùng cơng dụng và nhận diện bao bì tương tự với sản phẩm đã tồn tại trên thị trường từ trước, hành vi của Bên bị khiếu nại là biểu hiện của hoạt động cạnh tranh không lành mạnh theo Điểm a Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, gây thiệt hại đến các chủ thể khác nhau trên thị trường: Gây nhầm lẫn về nhận thức cho người tiêu dùng, khiến người tiêu

27

dùng mua phải sản phẩm không như ý mà không biết. Gây thiệt hại cho doanh nghiệp có sản phẩm bị gây nhầm lẫn.

* Kết quả xử lý

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã yêu cầu Cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo Đức Việt chấm dứt sử dụng/in ấn bao bì, sản xuất, gia cơng các sản phẩm có sử dụng nhãn hiệu Vinamilk và các nhãn hiệu khác được bảo hộ theo quy định pháp luật. Đồng thời, Cục CT&BVNTD đã ban hành văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức (nơi đặt trụ sở của Cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo Đức Việt) để chỉ đạo các lực lượng tại địa phương có biện pháp quản lý và giám sát Cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo Đức Việt và các cơ sở sản xuất tương tự để tránh lặp lại những vi phạm tương tự tại địa bàn.

Như vậy có thể khằng định: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kiểm soát các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có một quan hệ chặt chẽ với nhau. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều ảnh hướng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

1.4. Vai trò của kiểm sốt hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Luật Cạnh tranh 2018.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn có thể khẳng định Luật cạnh tranh có vai trị quan trọng nền kinh tế thị trường, như: Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và tự do; Bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp; Thúc đẩy quá trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngồi ra, kiểm sốt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo pháp luật cạnh tranh cịn có một vai trị vô cùng quan trọng là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo lý luận về kinh tế thị trường của kinh tế học hiện đại, người tiêu dùng là một chủ thể quan trọng của nền kinh tế thị trường, họ chính là đối tượng phục vụ cuối cùng và cao nhất của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng, quyền của người tiêu dùng chỉ thực sự có được trong điều kiện thị trường cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng là thứ thị trường cạnh tranh hồn hảo. Đây cũng là hình thái thị

28

trường thỏa mãn các điều kiện cơ bản như: (1) Có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán tham gia thị trường; (2) Loại hàng hóa, dịch vụ mà những người cung ứng trên thị trường cung cấp về cơ bản là giống nhau; (3) doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ có thể tự do gia nhập hoặc rút khỏi thị trường. Trong điều kiện như thế, tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng về cơ bản là quan hệ bình đẳng, tự nguyện.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng thừa nhận, điều kiện như thế thường ít tồn tại trong thực tế. Các doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao nhất đôi khi thực hiện cả các hành vi cạnh tranh mang tính khơng lành mạnh. Những hành vi này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Vì thế đặt ra yêu cầu đối với pháp luật của mỗi quốc gia là phải có những quy định hợp lý nhằm đảm bảo thị trường của quốc gia mình trở thành một thị trường cạnh tranh hồn hảo, khi đó quyền lợi người tiêu dùng mới được đảm bảo một cách tốt nhất.

Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hầu hết đều được bảo vệ dưới hai góc độ: Bảo vệ trực diện bằng các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ gián tiếp bằng các quy định của pháp luật cạnh tranh.

Ở Việt Nam, từ năm 1999 (thời điểm Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng được ban hành) các quyền lợi của người tiêu dùng chính thức được

bảo vệ một cách trực diện bằng các quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và sau đó là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, quyền lợi người tiêu dùng cịn được bảo vệ thơng qua các quy định của Bộ luật Dân sự về giao dịch, hợp đồng; các quy định về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng; Các quy định của Bộ luật Hình sự và trong nhiều văn bản pháp lý khác liên quan…

Các văn bản của pháp luật cạnh tranh có nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Luật cạnh tranh 2004 và các Nghị định liên quan; Luật cạnh

29

tranh 2018 và các Nghị định liên quan… Trên thực tế, pháp luật cạnh tranh đã được sử dụng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong rất nhiều vụ việc. Như vậy, Kiểm sốt hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh theo Luật

cạnh tranh có vai trị vơ cùng quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi tiêu dùng.

1.5. Nội dung pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật cạnh tranh năm 2018. mạnh bị cấm theo Luật cạnh tranh năm 2018.

1.5.1. Các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm được quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, cụ thể:

- Nhóm hành vi thứ nhất: Xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh

dưới các hình thức sau đây:

+ Tiếp cận, thu thập thơng tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thơng tin đó;

+ Tiết lộ, sử dụng thơng tin bí mật trong kinh doanh mà khơng được phép của chủ sở hữu thơng tin đó.

- Nhóm hành vi thứ hai: Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của

doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

- Nhóm hành vi thứ ba: Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

- Nhóm hành vi thứ tư: Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Nhóm hành vi thứ năm: Lơi kéo khách hàng bất chính bằng các hình

30

+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng khơng chứng minh được nội dung.

- Nhóm hành vi thứ sáu: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá

thành tồn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

- Nhóm hành vi thứ bảy: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

khác bị cấm theo quy định của luật khác.

1.5.2. Pháp luật về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quyền lợi người tiêu dùng

Như đã trình bày ở trên, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh bị cấm liên quan đến nhiều quy định nằm ở các lĩnh vực pháp luật khác nhau trong khuôn khổ hệ thống pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường nói chung. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật quy trực tiếp về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm gồm: Luật Cạnh tranh; Luật Bảo vệ người tiêu dùng; Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 99/2013/NĐ-CP 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là những hình thức được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh khác và người tiêu dùng.

31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 của Luận văn đã phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cạnh tranh và cạnh tranh khơng lành mạnh cũng như vai trị, tính ảnh hưởng của cạnh tranh đối với sự phát trển của kinh tế xã hội. Qua q trình nghiên cứu, có thể dễ dàng nhận thấy vai trò quan trọng của kiểm soat các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật Cạnh tranh năm 2018 trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Từ những ảnh hướng đến sự phát triển chung của nền kinh tế đến ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Với những vai trò của cạnh tranh rõ ràng, cơ chế cạnh tranh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp buộc phải lấy người tiêu dùng là trung tâm và luôn luôn vận động nếu không muốn bỏ lại đằng sau trong cuộc chiến giành thị trường. Tuy vậy, cơ chế cạnh tranh không phải lúc nào cũng diễn ra một cách thuận lợi, nó có thể được thực hiện dưới những hình thức tiêu cực, tác động đến mơi trường kinh doanh bình đẳng, cơng bằng giữa các chủ thể kinh tế. Luật Cạnh tranh ra đời với những điều chỉnh đến chế định này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, hiệu quả cho các chủ thể kinh doanh. Việc làm rõ hơn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đưa ra những thực tiễn trong vấn đề phát hiện và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp cũng như cơ quan xử lý cạnh tranh giải quyết được các hành vi cạnh tranh xảy ra. Tuy nhiên, để bảo vệ được tối đa quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ cạnh tranh, bản thân sự điều chỉnh của pháp luật chưa đủ đảm bảo, quá trình thực thi các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế được làm rõ ở phần tiếp theo của Luận văn giúp nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này.

32

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT HÀNH VI CẠNH TRANH

KHƠNG LÀNH MẠNH BỊ CẤM. 2.1. Tổng quan về pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21. Sự phát triển nhanh của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp và đặt ra yêu cầu phải xây dựng khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho môi trường cạnh tranh. Trong quá trình thực hiện đường lối chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thực tế đã xuất hiện một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phản cạnh tranh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Ngoài ra, việc nền kinh tế với xuất phát điểm thấp và còn một số ngành và lĩnh vực tồn tại độc quyền nhà nước đã dẫn đến sự hạn chế trong phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh chung.

Trước khi Luật Cạnh tranh ra đời, một số quy định pháp luật nhằm kiểm soát các hàng vi phản cạnh tranh hay kiểm soát độc quyền ở một số lĩnh vực riêng biệt được quy định rải rác tại một số các văn bản pháp quy như Pháp lệnh giá, Pháp lệnh Bưu chính viễn thơng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thương mại, Luật Điện lực… Tuy nhiên, việc thực thi các quy định trên còn chưa hiệu quả, một phần do thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất, thiếu một cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, thiếu chế tài xử lý vi phạm…

Trong bối cảnh đó, ngay từ những năm 2000, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội và Chính phủ đưa vào chương trình xây dựng pháp luật. Sau 4 năm

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việc kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo luật cạnh tranh năm 2018 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)