vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật cạnh tranh.
Cạnh tranh trong kinh doanh có vai trị vơ cùng quan trọng, được coi là động lực của sự phát triển không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp mà cịn với
34
cả nền kinh tế. Có cạnh tranh, hàng hóa sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú, đa dạng hơn. Người tiêu dùng có thể dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Để tăng sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sẽ có những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng – chính là những người tiêu dùng. Vì vậy, người tiêu dùng sẽ nhận được sự chăm sóc tận tình, chu đáo từ phía các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những hành vi cạnh tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thì cũng có rất nhiều hành vi cạnh tranh đã và đang xâm hại trực tiếp tới quyền lợi của họ. Vì vậy, với mục tiêu là kiểm soat và chống lại các tác động tiêu cực của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường làm phương hại tới quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được kiểm soát bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh mà cụ thể là Luật Cạnh tranh năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật Cạnh tranh năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. Sau đó Chính phủ ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26/0/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Các quy định này đã và đang góp phần gián tiếp hoặc trực tiếp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việc kiểm sốt các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh.
Luật Cạnh tranh và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã tạo thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của cơ quan cạnh tranh đồng thời thể hiện sự rõ ràng và minh bạch đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các quy định trong hệ thống các văn bản này đã tạo ra một hành lang và khuôn khổ pháp lý để các doanh nghiệp căn cứ vào đó điều chỉnh các hành vi cạnh tranh trong kinh doanh tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật và qua đó thúc đẩy cạnh
35
tranh lành mạnh trong nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, một số văn bản cũng đã bộc lộ hạn chế dẫn đến yêu cầu hồn thiện. Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác cũng được sửa đổi dẫn tới khơng cịn thống nhất với các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả thi hành và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
2.3. Thực trạng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật Cạnh tranh 2018.
2.3.1. Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật Cạnh tranh 2018.
Luật Cạnh tranh 2018 được ban hành trên cơ sở kế thừa, tiếp nối và phát huy những giá trị tốt đẹp, những điều chỉnh tích cực của Luật Cạnh tranh năm 2004 mà quy định về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là một ví dụ điển hình. Ngồi ra, Luật Cạnh tranh 2018 tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định trước đó.
Hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng (Khoản 6 Điều
3 Luật Cạnh tranh). Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm được
quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể như sau:
* Xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh.
Tự do thơng tin có thể coi là đặc điểm chung của xã hội hiện đại, tuy nhiên có ba trường hợp pháp luật thường ngăn cản quyền tiếp cận thơng tin của cơng chúng, đó là các hình thức bảo hộ liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật đời tư và bí mật kinh doanh, trong đó bí mật kinh doanh được bảo hộ của hai lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật về cạnh tranh. Bí mật kinh doanh thường được cơng nhận là một đối tượng tài sản trí tuệ, tuy nhiên do tính chất “bí mật” khơng cơng khai, các cơ chế bảo hộ quen thuộc của
36
pháp luật sở hữu trí tuệ như đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ, … thường không được sử dụng. Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ gần như đồng nhất trong việc định dạnh các hình vi xâm phạm bí mật kinh doanh.
Xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh là hành vi mang bản chất đặc trưng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh ln thực hiện một cách cố ý nhằm mục đích trục lợi trên thành quả đầu tư của doanh nghiệp khác.
Bí mật kinh doanh theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thơng tin đó khơng phải là hiểu biết thơng thường.
Thứ hai, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng
sẽ tạo cho người nắm giữ thơng tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ được hoặc khơng sử dụng thơng tin đó.
Thứ ba, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để
thơng tin đó khơng bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Luật cạnh tranh quy định các dạng hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm:
Một là, hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh
bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
Hai là, hành vi tiết lộ, sử dụng thơng tin thuộc bí mật kinh doanh mà
khơng được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.
Luật Cạnh tranh năm 2018 đưa ra cách tiếp cận rộng hơn so với quy định về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh tại Luật Cạnh tranh năm 2004, theo đó đối tượng thơng tin được bảo vệ và phạm vi biểu hiện hành vi xâm phạm của hành vi quy định tại khoản 1 Điều 45 đều khác biệt so với hành vi quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
37
Đối tượng bảo vệ của hành vi “xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh
doanh” được tiếp cận theo nghĩa rộng hơn so với đối tượng được bảo hộ theo
hành vi “xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh” quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ:
Thứ nhất, Luật Sở hữu trí tuệ đưa ra định nghĩa về bí mật kinh doanh,
đưa ra các điều kiện để một bí mật kinh doanh được bảo hộ (bảo hộ theo
nguyên tắc tự động, không cấp chứng nhận như các loại tài sản sở hữu công nghiệp khác) và quy định các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh
doanh được bảo hộ. Tuy nhiên, khái niệm và điều kiện đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ là rất khắt khe và khó có thể chứng minh trên thực tiễn. Hay Luật Sở hữu trí tuệ quy định bí mật kinh doanh phải là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy có những thơng tin bí mật được hình thành tự nhiên trong q trình kinh doanh, khơng thơng qua hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, ví dụ như giá cả, khách hàng… Trong nhiều trường hợp, việc chứng minh các thơng tin này hình thành từ kết quả của hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ là khơng thể hoặc khơng rõ ràng.
Thứ hai, Luật cạnh tranh quy định mở rộng phạm vi áp dụng, theo đó
quy định đối tượng được bảo hộ trước hành vi xâm phạm là “thơng tin bí mật
trong kinh doanh”. Với quy định này, bên khiếu nại không cần phải chứng
minh thông tin bị xâm phạm của mình là một “bí mật kinh doanh” và đáp ứng điều kiện được bảo hộ như quy định của Luật Sở hữu trí tuệ mà chỉ cần chứng minh đó là một thơng tin bí mật trong hoạt động kinh doanh của mình, đã hoặc đang bị đối thủ cạnh tranh tiếp cận, xâm phạm một cách “trái chuẩn
mực thông thường về đạo đức kinh doanh”.
Như vậy, tùy tính chất của vụ việc và bản chất của thơng tin bí mật bị xâm phạm mà doanh nghiệp khiếu nại có thể lựa chọn nộp đơn khiếu nại đến cơ quan cạnh tranh hay cơ quan về sở hữu trí tuệ. Việc thực thi các quy định của hai hệ thống cơ quan này không chồng chéo, mâu thuẫn nhau.
38
Hành vi “xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh” được tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn so với hành vi “xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh” quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Quy định về hành vi “xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh” của Luật Sở huux trí tuệ hướng đến xử lý tất cả các chủ thể liên quan đến việc xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, do đó biểu hiện hành vi được mơ tả rất rộng, bao gồm cả hành vi như vi phạm hợp đồng bảo mật, không thực hiện bảo mật như cam kết, tiếp cận bí mật kinh doanh trong q trình chủ sở hữu hợp pháp của bí mật kinh doanh thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền.
Trong khi đó, quy định về hành vi “xâm phạm thơng tin bí mật trong kinh doanh” quy định tại Luật Cạnh tranh chỉ tập trung vào hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, trái tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, có bản chất cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm hành vi “tiếp cận, thu thập” và hành vi “tiết lộ, sử dụng” thơng tin bí mật trong kinh doanh của đối thủ cạnh tranh nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
* Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Hành vi ép buộc trong kinh doanh được quy định tại khoản 2, điều 45 Luật Cạnh tranh với nội dung “Cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng, đối
tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó”.
Theo quy định tại khoản 2, điều 45 đối tượng bị ép buộc không chỉ là khách hàng “người tiêu dùng” mà bao gồm cả “đối tác kinh doanh” của đối thủ cạnh tranh, với hậu quả khiến cho đối thủ cạnh tranh bị gián đoạn các giao dịch đang có cũng như khơng thể giao kết các hợp đồng mới.
39
hàng vào tình thế bắt buộc phải mua hoặc khơng được phép mua hàng hố mà khơng có cách lựa chọn nào khác. Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác hoặc không giao dịch với doanh nghiệp đó. Hành vi ép buộc khách hàng xảy ra khi doanh nghiệp lạm dụng vị trí của mình để đưa ra những yêu cầu không hợp pháp đối với khách hàng nhằm ràng buộc khách hàng chỉ giao dịch với mình. Ví dụ, các ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng kèm theo các điều kiện bất hợp lí như chỉ được sử dụng các dịch vụ kèm theo do ngân hàng đó cung cấp hoặc phải mở tài khoản duy nhất ở ngân hàng đó mà khơng được có tài khoản ở ngân hàng khác, ... Hành vi trên không chỉ xâm phạm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp khác mà còn xâm phạm trực tiếp tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng cụ thể là quyền được lựa chọn của nhóm đối tượng này.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: Cấm Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau: “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng; Lợi dụng hồn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch”.
Vận dụng quy định tại điều 127 Bộ Luật dân sự “Đe dọa, cưỡng ép
trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”. Có thể hiểu hình thức de dọa đồng nghĩa với
“đe dọa gây thiệt hại”. Hình thức de dọa có thể thực hiện bằng lới nói hoặc hành động khiến cho người bị de dọa ý thức được hậu quả thiệt hại có thể xảy ra và buộc phải làm theo ý muốn cuàng đe dọa nhằm tránh thiệt hại.
* Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh
40
nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Quy định này từng tồn tại trong nội hàm điều chỉnh của Luật Cạnh tranh năm 2004 với vai trò thuật ngữ gièm pha doanh nghiệp khác tại Điều 43. Tuy nhiên, thuật ngữ này thực tế chưa điều chỉnh hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường, vì vậy đã được chuyển sang thuật ngữ “Cung cấp thông tin không trung thực về doanh
nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.”, được ghi nhận tại khoản
3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 theo hướng điều chỉnh hiệu quả hơn. Theo hướng tiếp cận này, cần hiểu đối tượng thơng tin chính là khách hàng, người tiêu dùng và tính chất “trực tiếp” hay “gián tiếp” của hành vi thể hiện trên đường đi của thông tin từ bên vi phạm đến người tiêu dùng bằng lới nói, văn bản, cũng có thể cung cấp thơng tin gián tiếp qua bên thé ba đến khách hàng. Việc cung cấp thơng tin cho báo chí có thế coi là hình thức gián tiếp cung cấp thơng tin sai lệch, không trung thực đến công chúng nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin khơng đầy đủ, sai lệch, khơng chính xác về: “Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ cung cấp; Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng