7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Sự phát triển của Viê ̣t Nam trong hơn 30 năm qua là rất đáng ghi nhâ ̣n. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chi ̣u cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao.17
Một trong những nền tảng để xây dựng nền kinh tế phát triển nói trên có thể kể đến những thành tựu đã đạt được của các doanh nghiệp trong thời gian qua. Các doanh nghiệp đã tạo lập được cơ sở sản xuất, trang bị những dây chuyền sản xuất cơng nghệ hiện đại. Từ đó doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ với nhà nước đều tăng lên qua các năm, ngày càng nâng cao mức thu nhập người lao động, cải thiện đời sống vật chất của người lao động.
Hằng năm có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập mới, có thể nói đây chính là khởi sắc là biểu hiện sự phát triển trong tư duy và hành động của người dân Việt Nam. Số liệu thống kê qua các năm cho thấy tình hình thành lập doanh nghiệp như sau:
Năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.295,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016.18
Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký. Đây là năm thứ tư liên tiếp có số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt cao nhất trong lịch sử.19
Trong năm 2019, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao nhất so với các năm trước. Đặc biệt, ở giai đoạn 2015 – 2019,
17 The World Bank, Tổng quan về Việt Nam, https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview, lần cập nhật gần nhất 18/10/2020
18Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2017, https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/598/4337/tinh-hinh-chung-ve-dang-ky-doanh-nghiep--thang-12- va-nam-2017.aspx
19Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2018,
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/4897/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-12- va-nam-2018.aspx
42
tình hình doanh nghiệp thành lập mới trong năm đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, trong năm 2019, cả nước có 138.139 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.730.173 tỷ đồng, tăng 5,2% về số doanh nghiệp và tăng 17,1% về số vốn đăng ký so với năm 2018.20
Trong 8 tháng đầu năm 2020, cả nước có 88.651 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2% so với cùng kỳ. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 13,8 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2019.21. Tình hình đăng ký doanh nghiệp 8 tháng đầu năm 2020 vẫn cịn khó khăn, thể hiện qua sự giảm sút về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, số vốn bổ sung hoặc cam kết đưa vào kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, số lao động đăng ký và sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động trong ngắn hạn.
Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp nói trên. Có thể thấy trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập hiện nay một số doanh nghiệp khơng thích nghi và phát triển kịp, do vậy khơng ít doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc giải thể doanh nghiệp của mình. Điều đó được thể hiện qua số liệu về tình hình giải thể như sau:
Năm 2017, Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong năm 2017 là 60.553 doanh nghiệp, giảm 0,2% so với năm trước, bao gồm 21.684 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 8,9% và 38.869 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, giảm 4,6%.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2017 là 12.113 doanh nghiệp, giảm 2,9% so với năm trước, trong đó 11.087 doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,5%. Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, có 5.242 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 43,3%); 3.459 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm
20Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2019,
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/5051/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-nam- 2019.aspx
21Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2020 , https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/5185/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-8-va- 8-thang-dau-nam- 2020.aspx#:~:text=V%E1%BB%91n%20%C4%91%C4%83ng%20k%C3%BD%20b%C3%ACnh %20qu%C3%A2n,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%202 019.&text=T%E1%BB%95ng%20s%E1%BB%91%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20%C4 %91%C4%83ng,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%20201 9.
43
28,6%); 1.806 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 14,9%); 1.603 công ty cổ phần (chiếm 13,2%) và 3 công ty hợp danh22
Năm 2018, cả nước có 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 63,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó có 44.730 doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký và 18.975 doanh nghiệp chờ giải thể.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2018 của cả nước là 16.314 doanh nghiệp, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2017.Thống kê theo quy mô vốn cho thấy, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mơ vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,2% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước. Xét theo lĩnh vực hoạt động, số doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ơ tơ, xe máy có 6.088 doanh nghiệp, chiếm 37,3%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 2.208 doanh nghiệp, chiếm 13,5%; Xây dựng có 1.848 doanh nghiệp, chiếm 11,3%. 23
Trong năm 2019, có 89.282 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 20,2% so với năm 2018), bao gồm: 28.731 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 5,9%), 43.711 doanh nghiệp chờ giải thể (tăng 41,7%), 16.840 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 3,2%). Trung bình mỗi tháng có 7.440 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
- Về Tình hình doanh nghiệp chờ giải thể, trong năm 2019, số doanh nghiệp chờ giải thể là 43.711 doanh nghiệp, tăng 41,7% so với năm 2018, trong đó có 17.708 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 14.496 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 11.507 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế. Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 15.996 doanh nghiệp, chiếm 36,6%; Xây dựng có 6.058 doanh nghiệp, chiếm 13,9%; Cơng nghiệp chế biến, chế tạo có 5.376 doanh nghiệp, chiếm 12,3%.
22Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình chung về đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2017, https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/598/4337/tinh-hinh-chung-ve-dang-ky-doanh-nghiep--thang-12- va-nam-2017.aspx
23Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 12 và năm 2018,
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/4897/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-12- va-nam-2018.aspx
44
- Về tình hình doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2019 là 16.840 doanh nghiệp, tăng 3,2% so với năm 2018. Các ngành có tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất là: Kinh doanh bất động sản có 686 doanh nghiệp, tăng 39,4%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 103 doanh nghiệp, tăng 47,1% và Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 208 doanh nghiệp, tăng 30,8%.24
Trong 8 tháng đầu năm 2020, có 68.856 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bao gồm: 34.288 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 70,8% so với cùng kỳ năm 2019), 24.215 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019), 10.353 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2019). Trung bình mỗi tháng có 9.249 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 15,9% so với trung bình 8 tháng năm 2019.
- Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể là 24.215 doanh nghiệp, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019. Các ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là: Bán buôn, bán lẻ (8.990 doanh nghiệp, chiếm 37,1%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (2.800 doanh nghiệp, chiếm 11,6%); Xây dựng (2.603 doanh
nghiệp, chiếm 10,7%).
- Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 8 tháng đầu năm 2020 là 10.353 doanh nghiệp, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2019. Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao so với cùng kỳ năm 2019 là Kinh doanh bất động sản; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas và Giáo dục và đào tạo với tỷ lệ tăng lần lượt là 59,0%; 40,9% và 30,3%.25
Có thể kể đến mốt số doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể như:
24 Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2019,
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/5051/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-nam- 2019.aspx
25Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2020 , https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/5185/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-thang-8-va- 8-thang-dau-nam- 2020.aspx#:~:text=V%E1%BB%91n%20%C4%91%C4%83ng%20k%C3%BD%20b%C3%ACnh %20qu%C3%A2n,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%202 019.&text=T%E1%BB%95ng%20s%E1%BB%91%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20%C4 %91%C4%83ng,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%20201 9.
45
Cơng ty TNHH một thành viên chăm sóc sắc đẹp phụ nữ Crystal, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0316624029 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04/12/2020, địa chỉ trụ sở chính tại 223 Dương Quảng Hàm, Phường 6, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngành nghề kinh doanh chính là Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Công ty giải thể với lý do là hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Về thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết kể từ thời điểm quyết định giải thể, công ty không ký kết hợp đồng mới ngoại trừ hợp đồng nhằm thực hiện giải thể công ty. Về các khoản nợ cơng ty khơng có các khoản nợ phát sinh, cơng ty khơng có hợp đồng lao động và khơng có tài sản;
Cơng ty TNHH JYH Vina, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0108193798 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/03/2018, địa chỉ trụ sở chính tại Số Nhà 29, Ngõ 90, Đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam, ngành nghề kinh doanh chính Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Công ty quyết định giải thể với lý do chủ sở hữu nhận thấy khơng thể tiếp tục duy trì hoạt động của Cơng ty chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh và khơng có phương hướng phát triển ngành nghề Cơng ty. Đối với việc thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, thời hạn thanh toán là ngày 28/07/2021. Kể từ ngày ban hành quyết định giải thể doanh nghiệp không ký kết các hợp đồng kinh tế mới, không vay nợ của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, số tiền cịn lại thuộc về chủ sở hữu cơng ty. Về phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, cơng ty có 01 người lao động. Cơng ty đã thanh tốn xong các khoản nợ lương, trợ cấp và các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Người lao động đã nhận đủ các quyền lợi và khơng có thắc mắc hoặc yêu cầu gì thêm. 26
Phần lớn các doanh nghiệp phải giải thể là những doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ. Đây là đối tượng rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài. Do vậy, trong thời gian tới, để có thể giảm số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh thì Chính phủ và các bộ, ngành cũng cần hoạch định và thực thi có hiệu quả các chính sách thúc
26 Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,
46
đẩy sự phục hồi và phát triển của các đối tượng này, đồng thời gia hạn các gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Có thể nhận thấy, tình trạng doanh nghiệp tham gia và rút khỏi thị trường luôn biến động. Việc doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường bằng phương thức giải thể doanh nghiệp xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong
q trình hoạt động vì khơng huy động được vốn, tài chính để tiếp tục hoạt động. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Bởi lẽ, việc gặp khó khăn trong quá trình hoạt động thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải nhưng quan trọng doanh nghiệp đó có biết cách để vượt qua hay khơng? Nếu doanh nghiệp khơng biết cách vượt qua khó khăn thì quy luật tất yếu doanh nghiệp sẽ phải giải thể.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Mức độ
tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế thương mại của Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng, gặp khó dẫn tới giải thể. Hơn nữa khó khăn của nền kinh tế sẽ khiến sức cạnh tranh giảm sút, nhu cầu thị trường xuống thấp nên nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng co cụm, tìm cách sáp nhập hợp nhất với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị chính các đối thủ cạnh tranh thơn tính, rồi khơng thể tiếp tục hoạt động nên buộc phải giải thể doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp Việt chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu sự liên
kết, có vốn đầu tư thấp, tay nghệ, trình độ quản lý kinh doanh thấp … nên khả năng cạnh tranh thấp, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa đa dạng và chậm đổi mới. Điều này cũng dễ dẫn tới việc doanh nghiệp dễ phá sản, giải thể khi không thể cạnh tranh được trên thương trường. Nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, sau đăng ký không hoạt động hoặc hoạt động theo kiểu chỉ nộp thuế môn bài hàng năm mà khơng có doanh thu. Nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và kinh doanh nông lâm sản.
Thứ tư, phần lớn các nhà quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo một cách
có hệ thống, đội ngũ công nhân lành nghề thiếu. Việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu theo sự phát triển; máy móc trang thiết bị
47
cũng chưa bắt kịp tiến độ so với các nước khác trên thế giới. Doanh nghiệp Việt nhỏ bé về quy mô nên tâm lý của các ông chủ cũng dễ dàng bng xi khi gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn. Ở Việt Nam, chuyện từ bỏ kinh doanh này chuyển sang kinh doanh việc khác là chuyện diễn ra hằng ngày.
Có thể đánh giá tình hình giải thể tại Việt Nam trong những năm qua như sau: Về tình hình doanh nghiệp chờ giải thể đều có số lượng tăng qua các năm (năm 2018 là 18975; năm 2019 là 43711; 8 tháng đầu năm 2020 là 24215), có thể đánh giá việc doanh nghiệp trong tình trạng chờ giải thể đều tăng qua các năm do các nguyên nhân như sự khó khăn trong kinh doanh, hầu như các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu,… Cùng với đó, tình