7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệp
3.2.1. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp
a. Hoàn thiện các quy định về các trường hợp giải thể và điều kiện giải thể doanh nghiệp - Về các trường hợp giải thể doanh nghiệp
57
Thứ nhất, hiện nay một trong những căn cứ để giải thể doanh nghiệp theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 đó là : “Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ cơng ty mà khơng có quyết định gia hạn”. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải ghi thời hạn hoạt động, do đó đây là một quy định mang tính tùy nghi, có doanh nghiệp quy định, có doanh nghiệp khơng vì vậy việc áp dụng quy định này cịn chưa đồng nhất, vì phải phụ thuộc theo quy định tại Điều của doanh nghiệp hay không. Vì vậy, theo tác giả cần bổ sung quy định về thời hạn hoạt động là một trong những nội dung bắt buộc của điều lệ công ty khi tiến hành đăng ký kinh doanh nhằm bảo đảm đảm bảo tính khả thi cho quy định.
Thứ hai, bổ sung quy định điểm a khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp
2020 theo hướng ghi nhận các trường hợp hết thời hạn hoạt động trong giấy chứng nhận đầu tư của Luật Đầu tư 2020 để bao quát được tất cả các trường hợp giải thể của doanh nghiệp có thời hạn hoạt động, bảo đảm tính thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Vì một số trường hợp thời hạn hoạt động lại được ghi nhận trong giấy chứng nhận đầu tư (khoản 7 Điều 40 Luật Đầu tư 2020). Ví dụ: dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài mà thành lập tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) sẽ có thời hạn hoạt động và thời hạn hoạt động được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chứ không phải ghi trong điều lệ công ty.
Thứ ba, cần bổ sung quy định về thủ tục và điều kiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều 212 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không quy định về điều kiện và thủ tục cụ thể. Đây là nội dung pháp luật Việt Nam có thể tham khảo pháp luật Nhật Bản. Theo quy định tại Điều 824 Luật Công ty Nhật Bản 2005:
“Công ty được thành lập với mục đích kinh doanh bất hợp pháp; Công ty khơng hoạt động trong vịng 1 năm trở lên sau khi thành lập hoặc bị đình chỉ kinh doanh liên tục trong vòng một năm trở lên mà khơng có căn cứ chính đáng. Khi giám đốc điều hành hay nhân viên điều hành hay thành viên công ty người thực hiện việc kinh doanh đã thực hiện việc hành vi vượt ra ngồi hoặc lạm dụng thẩm quyền của Cơng ty được quy định theo pháp luật hoặc điều lệ công ty hoặc vi phạm pháp luật hình sự. Nếu người đó thực hiện hành vi đó lặp đi lặp lại mặc dù đã nhận được văn bản cảnh cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”.
58
Thành viên, cổ đông của công ty cũng có thể yêu cầu Tòa án thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại Khoản 1 Điều 833 Luật Công ty Nhật Bản năm 2005:
“Khi nhận thấy cơng ty gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc điều hành kinh doanh và cơng ty có khả năng phải chịu thiệt hại không thể khắc phục được nếu tiếp tục hoạt động. Khi tình trạng quản lý hoặc định đoạt tài sản của công ty cực kỳ bất hợp lý và điều này đặt ra sự tồn tại của cơng ty trong tình thế bị đe dọa”.29
- Về điều kiện giải thể doanh nghiệp
Cần hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 đối với cụm từ “đảm bảo thanh toán”; đồng thời hướng dẫn cụ thể trường hợp doanh nghiệp và chủ nợ thỏa thuận được về việc chuyển giao nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp thì người nhận chuyển giao nghĩa vụ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bị giải thể. Qua đó, góp phần đẩy nhanh thủ tục giải thể doanh nghiệp do việc đòi hỏi doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ khi giải thể sẽ không khả thi; đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm rút lui khỏi thị trường khi mà sự tồn tại của doanh nghiệp khơng cịn cần thiết để đảm bảo ít chi phí nhất và an tồn nhất cho chính doanh nghiệp và các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan.
b. Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền trong giải thể doanh nghiệp Thứ nhất, thẩm quyền của Tòa án trong việc tuyên bố giải thể doanh nghiệp
và quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cần được rà soát, quy định thống nhất với thẩm quyền của Tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính. Thực tế hiện nay, Tịa án khơng có thẩm quyền tun bố giải thể doanh nghiệp mà Tịa án chỉ có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể quy định doanh nghiệp bị giải thể khi bị “Tòa án tuyên bố hủy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”. Để thống nhất trong việc điều chỉnh các trường hợp giải thể doanh nghiệp, điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nên sửa đổi, bổ sung thành:“Bị hủy hoặc bị thu hồi Giấy chứng
29 Vũ Phương Đông, Giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi, Tạp chí Nghề Luật. Học viện Tư pháp, 2020 - Số 6, tr 18-24
59
nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Thứ hai, thẩm quyền chấm dứt hoạt động dự án đầu tư của Trọng tài nên được sửa đổi phù hợp với thẩm quyền của Trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại, đúng với bản chất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn của Trọng tài thương mại, khơng có thẩm quyền xử lý vi phạm của các bên.
c. Sửa đổi, bổ sung trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Thứ nhất, hoàn thiện thủ tục giải thể doanh nghiệp theo hướng cho phép
doanh nghiệp giải thể qua mạng, bổ sung quy định thời hạn cơ quan thuế xác nhận quyết toán thuế cho doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng quy trình liên thơng trong giải quyết thủ tục giải thể doanh nghiệp trong đó xác định cơ quan cơ quan đầu mối tiếp nhận và trả kết quả là cơ quan đăng ký doanh nghiệp theo hướng:
Nếu doanh nghiệp giải thể mà không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định hoặc đối với các doanh nghiệp thuộc diện phải quyết tốn thuế nhưng hồn thành xong nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các chủ nợ khác, như sau:
Bước 1 – Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục nội bộ và ra quyết định giải thể doanh nghiệp. Doanh nghiệp gửi quyết định giải thể niêm yết trên cổng thông tin điện tử của Cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đồng thời gửi tới các chủ nợ, ngân hàng,…
Bước 2 – Cơ quan đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm cơng bố trên Cổng thơng tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp kèm theo quyết định giải thể tới các cơ quan nhà nước có liên quan như: Cơ quan công an, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan thuế, hải quan,…
Bước 3 – Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan đăng ký doanh nghiệp, các cơ quan có liên quan căn cứ vào chức năng quản lý, có trách nhiệm xem xét và có văn bản về việc chấp thuận hoặc khơng chấp thuận (nêu rõ lý do) việc doanh nghiệp giải thể tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp cơ quan có văn bản đồng ý về việc doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ theo lĩnh vực quản lý của mỗi ngành, thì Cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thơng báo đến doanh nghiệp yêu cầu nộp hồ sơ; gồm giấy chứng nhận mã số thuế (nếu có); giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, con dấu;…
60
Bước 4 – Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan đăng ký kinh doanh ra quyết định giải thể doanh nghiệp và gửi tới doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước có liên quan nêu trên để phục vụ quá trình theo dõi quản lý doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế, cơ quan hải quan, chủ nợ,… hoặc các cơ quan chuyên ngành khác có ý kiến doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để giải thể, cần bổ sung những điều kiện gì để giải thể và có lý do rõ ràng thì Cơ quan đăng ký doanh nghiệp gửi thơng báo đến doanh nghiệp và đề nghị doanh nghiệp đến các cơ quan có liên quan để hồn tất nghĩa vụ của mình.
Trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày cơ quan đăng ký đăng ký doanh nghiệp có thông báo đề nghị doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ tài chính, nếu doanh nghiệp khơng đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ thì cơ quan đăng ký doanh nghiệp phối hợp với cơ quan thuế xem xét tình trạng doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay khơng, nếu có thì cơ quan thuế chủ động gửi thơng báo tới Tịa án về trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, khơng đủ điều kiện để thực hiện thủ tục giải thể.
Thứ hai, thực hiện đồng thời với thủ tục giải thể doanh nghiệp là tiến hành
giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh… theo hướng xác định rõ thủ tục giải thể phụ thuộc, gồm:
- Nếu chỉ giải thể, chấm dứt hoạt động của đơn vị phụ thuộc thì thực hiện theo quy định hiện hành
- Nếu giải thể doanh nghiệp dẫn đến giải thể đơn vị phụ thuộc thì thực hiện đồng thời thủ tục giải thể doanh nghiệp và giải thể đơn vị phụ thuộc; quyết định giải thể doanh nghiệp sẽ gồm nội dung về giải thể các đơn vị phụ thuộc, cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận Quyết định giải thể này có trách nhiệm gửi thơng tin tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt đơn vị phụ thuộc để phối hợp giải thể đồng thời cả doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc.
- Thực hiện đồng thời thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp và mã số thuế đơn vị phụ thuộc.
Thứ ba, về nghĩa vụ đăng báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp
61
phải đăng thông báo quyết định giải thể mới phải đăng báo thì cũng cần quy định cụ thể đó là những trường hợp nào và bài báo được đăng đó phải bao gồm những nội dung gì. Cần quy định trong mọi trường hợp giải thể thì phải đăng báo cơng khai quyết định giải thể doanh nghiệp, như vậy phù hợp với thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thứ tư, pháp luật cần bổ sung quy định về thủ tục thanh tốn nợ có bảo đảm
nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ khi khoản vay có bảo đảm. Pháp luật doanh nghiệp nên quy định các khoản nợ có bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh tốn bằng chính tài sản bảo đảm đó, nếu giá trị tài sản bảo đảm khơng đủ thanh tốn số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán như các khoản nợ sau khi đã thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động, nợ thuế; nếu giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp để xử lý theo quy định.
Thứ năm, pháp luật cần quy định mềm dẻo thời hạn thanh toán các khoản nợ,
thanh lý hợp đồng đối với trường hợp giải thể tự nguyện mà không quy định cứng trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp như hiện nay, cần thiết có thể gia hạn khơng q 12 tháng để đảm bảo tính thực thi và phù hợp với một số nghĩa vụ tài chính, thanh tốn hợp đồng, thanh tốn cơng nợ đặc thù khi không thể giải quyết dứt điểm trong thời hạn 6 tháng.
Thứ sáu, cần có cơ chế và quy định quy định trách nhiệm của cơ quan đăng
ký kinh doanh kiểm tra tính chính xác đối với những nội dung được kê khai trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Cơng khai tồn tồn bộ thơng tin khai báo của doanh nghiệp ngay từ khi mới nhận hồ sơ trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đài truyền hình tỉnh, thành phố nơi thực hiện giao dịch gần nhất trong hồ sơ khai báo tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận thơng tin về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp qua đó phát huy vai trị giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp.
d. Sửa đổi quy định đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan trong quá trình giải thể doanh nghiệp
Thứ nhất, pháp luật cần quy định chế tài xử lý hành chính áp dụng đối với
doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp nếu thực hiện các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 211 Luật Doanh
62
nghiệp năm 2020. Bảo đảm đủ sức răn đe để người quản lý doanh nghiệp mới khơng có ý định thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ hai, tăng chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện thủ tục
giải thể doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Để tăng ý thức, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật việc tuân thủ pháp luật, cũng như có cơ chế pháp lý rõ ràng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý những đối tượng này, cần thiết lập và quy định các biện pháp chế tài đối với chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp không tuân thủ quy định về giải thể doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã vướng vào tình trạng khó khăn, phải tạm những hoạt động. Các nhà làm luật có thể áp dụng một số biện pháp chế tài như: cấm thành lập công ty mới, cấm đảm nhiệm chức vụ người đại diện theo pháp luật trong thời gian nhất định, cấm góp vốn vào các cơng ty khác,…; với các trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn trong khi vẫn cịn nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thơng báo sang cơ quan công an và cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động để phối hợp theo dõi, quản lý chặt chẽ các đối tượng này.