Hồ Nghĩa Dũng Đắk Nông

Một phần của tài liệu BienBan3-8 (Trang 26 - 28)

Thưa Quốc hội.

Tôi xin được phát biểu vấn đề về an tồn giao thơng mà báo cáo của Chính phủ đã đề cập, trước hết tơi rất cám ơn và hồn tồn chia sẻ, góp ý với những ý kiến đã phát biểu trước tôi về vấn đề an tồn giao thơng và xin tiếp thu tất cả những ý kiến đó với trách nhiệm của mình trong Bộ giao thơng vận tải là trách nhiệm chủ yếu về vấn đề an tồn giao thơng mà Quốc hội và Chính phủ giao cho.

Về tình hình tai nạn giao thơng, Quốc hội cũng đã nắm rõ tai nạn đang tăng cao, diễn biến nghiêm trọng và rất phức tạp. Ngun nhân thì có nhiều cách phân tích ngun nhân, chúng tơi xin nhấn mạnh có 2 cụm nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất thuộc về ý thức chấp hành pháp luật, trật tự an tồn giao thơng của một bộ phận không nhỏ những người tham gia giao thông. Hệ thống pháp luật đối với ngành giao thơng và liên quan đến an tồn giao thơng là có thể tương đối đầy đủ, đặc biệt là Luật Giao thông đường bộ. Dưới Luật Giao thơng đường thì có tới 40 Nghị định quy định, hướng dẫn v.v... để tổ chức thực hiện, hướng dẫn thi hành luật. Tuy nhiên điều đáng buồn là ý thức chấp hành pháp luật, đây không phải chỉ một bộ phận những người ít được đào tạo hoặc ít được giáo dục mà nguy hiểm hơn nó nằm khá nhiều, xảy ra ở những người có học, có được đào tạo, có văn hóa, có tri thức mà nó xảy ra hàng ngày, kể cả ở những trung tâm đô thị lớn như Hà Nội. Đó là điều đáng báo động.

Nhóm nguyên nhân thứ 2 theo chúng tơi đó là nhóm ngun nhân thuộc về quản lý nhà nước về trật tự an tồn giao thơng của các cơ quan nhà nước mà cịn nhiều vấn đề cịn bất cập. Chúng tơi xin nhấn mạnh mấy ý như sau:

Thứ nhất, về tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông hiệu quả chưa cao, mặc dù thời gian qua có thể làm rất nhiều trên các phương tiện thơng tin đại chúng, báo chí, thơng qua Mặt trận và các đoàn thể, giáo dục trong trường học, trong cộng đồng, tổ chức hết đợt này, đợt khác, rất nhiều cuộc hội thảo v.v... tuy nhiên hiệu quả của việc tuyên truyền, giáo dục là chưa cao, chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội về những giải pháp về vấn đề an tồn giao thơng.

Về công tác cưỡng chế của lực lượng thi hành pháp luật thì cũng có nhiều khó khăn trong đó quy định về xử lý hành chính trong lĩnh vực trật tự an tồn giao thông theo Nghị định 152 thì quy định các hình thức xử lý và mức xử phạt chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Công tác tuần tra, xử lý vi phạm chưa tạo được sự răn đe đối với

người vi phạm và người tham gia giao thơng. Có thể nói cơng tác tuần tra, xử lý vi phạm đối với lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông bị quá tải.

Công tác quản lý vận tải, trong khi hạ tầng của chúng ta chưa đảm bảo được thì vận tải của chúng ta tăng nhanh. Hàng năm vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa tăng xấp xỉ 9%, phương tiện tham gia giao thông tăng 15% chủ yếu là xe gắn máy, cho đến bây giờ khoảng 20 triệu xe gắn máy và 1 triệu xe ô tô các loại. Trong khi quản lý nhà nước về vận tải chậm thay đổi, vì vậy chưa đáp ứng được sự phát triển quá nhanh của thị trường vận tải, đặc biệt là để thị trường vận tải ô tô khách, chủ yếu dựa vào tư nhân, dựa vào các hợp tác nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ lẻ và hoạt động cạnh tranh, bất chấp các điều kiện về an tồn, trong đó đặc biệt quản lý kể cả người điều khiển phương tiện, nhất là người điều khiển phương tiện xe khách, trong tổ chức giao thông của chúng ta bây giờ vẫn theo dạng giao thông hỗ hợp, giao thông trộn dòng tất cả các loại phương tiện với nhau.

Về quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe và chứng chỉ chuyên môn bằng cấp cho người điều khiển phương tiện ô tô và đường thuỷ nội địa cịn lỏng lẻo và có nhiều tiêu cực.

Cơng tác đăng kiểm, kiểm tra chất lượng an tồn kỹ thuật, quản lý phương tiện xe cơ giới đường bộ còn lỏng lẻo, hiện tại bây giờ lộ trình để chấm dứt hoạt động của một số phương tiện giao thông không được phép hoạt động như xe công nông đang tiến hành rất chậm chạp, trong khi đó xuất hiện những loại phương tiện quá niên hạn sử dụng, nhưng vẫn lưu hành. Quản lý về mặt nhà nước là bất cập hay một số những phương tiện tự chế, không đăng ký, không đăng kiểm lại bắt đầu lưu hành, điều này gây rất phức tạp trong quản lý giao thông, phương tiện thuỷ nội địa, đăng ký, đăng kiểm và kiểm tra đạt tỷ lệ rất thấp, như đồng bằng sơng Cửu Long có những tỉnh 70% giao thông phụ thuộc vào phương tiện thuỷ nội địa, nhưng công tác đăng kiểm, đăng ký quản lý là bất cập.

Về quản lý và sử dụng kết cấu hạ tầng trong khi kết cầu hạ tầng chưa được đầu tư đồng hộ hay đầu tư chậm thì cơng tác quản lý nhiều bất cập, đặc biệt là quản lý về hành lang an tồn giao thơng, có thể nói hành lang an tồn giao thơng ở đường bộ trên những tuyến quốc lộ chủ yếu đã bị lấn chiếm một cách nghiêm trọng. Hệ thống quốc lộ của chúng ta không cịn là chức năng giao thơng đối ngoại, giao thơng ngoại vùng, mà trở thành giao thông dân sinh, tạo ra nguy cơ và tiềm ẩn tai nạn giao thông rất cao. Qua khảo sát của 49 tuyến quốc lộ, chúng tơi nhận thấy có tới 74.144 nhà và cơng trình kiên cố xây dựng xâm phạm vào hành lang an tồn giao thơng, có tới 990 trạm xăng dầu xây dựng trái phép trong hành lang an tồn giao thơng. Có tới 4.425 đường nhánh trái phép đấu nối vào các quốc lộ và các hàng quán, quảng cáo v.v... xâm phạm vào hành lang an tồn giao thơng là cực kỳ nghiêm trọng. Việc phát hiện và xử lý điểm đen của ngành giao thơng cịn chậm do trách nhiệm và cũng do một số quy định về thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản là làm chậm và xử lý chưa kịp thời.

Một số giải pháp hạn chế tai nạn giao thơng thì thực hiện khơng kiên quyết và chưa hiệu quả. Ví dụ như một giải pháp quan trọng là phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hay tham gia giao thông bằng phương tiện xe gắn máy trên những tuyến đường bắt buộc thì chỉ được một thời gian đầu, sau đó thì thả lỏng. Nguy cơ tai nạn giao thông hiện tại bây giờ là 70% từ những xe gắn máy, trong 70% đó thì có khoảng 70 - 80% là do chấn thương sọ não mà trong khi đó giải pháp hạn chế là bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy lại không được thực hiện một cách nghiêm túc.

Cuối cùng phải nói đến việc tổ chức điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa kiên quyết, chưa đồng bộ và chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp để thực hiện về vấn đề an tồn giao thơng. Đây là một số nguyên nhân và cũng là những khó khăn mà những người làm công tác an tồn giao thơng đang phải đối mặt.

Tôi xin được phát biểu một số giải pháp chủ yếu, có 2 nhóm giải pháp chính mà chúng tơi dang cố gắng tổ chức thực hiện:

Một là những giải pháp về lâu dài thì phải xây dựng một chiến lược an tồn giao thơng quốc gia khoảng 10, 15 năm và phải chỉ đạo thực hành kiên quyết. Kinh nghiệm trên thế giới những quốc gia cũng có những điều kiện như chúng ta họ cũng phải thực hiện và xây dựng chiến lược khoảng 10, 15 năm và phải làm kiên quyết thì mới có thể giải quyết được những vấn đề rất cơ bản về an tồn giao thơng.

Nhóm thứ hai là nhóm phải giải quyết cấp bách, nhóm những giải pháp cấp bách ở đây thể hiện cụ thể trong Nghị quyết 32 của Chính phủ. Vừa rồi Thủ tướng, Phó Thủ tướng đã trực tiếp điều hành chỉ đạo triển khai Nghị quyết này. Trong các lực lượng Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Cơng an thì đã triển khai trong tồn quốc và các địa phương cũng đang lần lượt triển khai Nghị quyết này. Mong muốn của chúng tôi là Nghị quyết phải được đưa vào cuộc sống để tạo được một cao trào trong cả nước, quyết tâm chính trị trong cả nước về công tác đảm bảo trật tư an tồn giao thơng. Cũng rút kinh nghiệm nhiều Nghị quyết, nhiều Chỉ thị trước khi đưa ra chỉ làm được ban đầu sau đó thì bị lãng qn hoặc hiệu quả cuối cùng chưa được cao.

Trong các giải pháp đó chúng tơi xin nhấn mạnh một số ý sau:

Đầu tiên cũng phải nhấn mạnh đến việc tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật trong trật tự an tồn giao thơng trong trường học chúng ta có 21 triệu học sinh, bây giờ vấn đề về đào tạo, vấn đề về giáo dục an tồn giao thơng trong trường học là vấn đề cực kỳ quan trọng đây là lực lượng rất lớn tham gia giao thông trong hiện tại cũng như trong tương lai, giáo dục trong cộng đồng và công tác tuyên truyền để làm tạo được sự đồng thuận cao trong cộng đồng. Về tất các giải pháp mà Chính phủ và các ngành, các cấp đã nêu ra để thực hiện về an tồn giao thơng. Trong q trình thực hiện chúng tơi thấy đây là vấn đề rất khó khăn, mỗi giải pháp đưa ra đều có ý kiến khác nhau và sự đồng thuận cũng chưa cao.

Thứ hai, về thực hiện cưỡng chế, giáo dục phải đi với cưỡng chế. Vấn đề mang tính quyết định là phải làm nghiêm vấn đề cưỡng chế để thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm biện pháp để giáo dục tốt. Trong Nghị quyết 32 cũng đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn không chỉ đối với những người tham gia giao thông mà cả những người công chức làm không tốt trách nhiệm để xảy ra tai nạn và khơng những xử lý hành chính mà cịn phải xử lý hình sự.

Chúng tơi xin kiến nghị sửa Luật giao thơng đường bộ liên quan tới vận tải mà trong đó đặc biệt liên quan tới vận tải hành khách, xin kiến nghị Quốc hội tổ chức giám sát việc thực hiện an tồn giao thơng của các ngành, các cấp và Hội đồng nhân dân về chương trình an tồn giao thơng của địa phương mình để thực hiện. Xin hết

Một phần của tài liệu BienBan3-8 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w