Thưa Quốc hội.
Chúng tơi xin nói trực tiếp vào vấn đề an tồn vệ sinh thực phẩm, một vấn đề mà nhiều cử tri và các đại biểu Quốc hội có đề cập đến.
Chúng tôi đi thẳng vào giải pháp, đây là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt cũng như nòi giống, việc xảy ra hiện tượng nước tương đen vừa qua. Việc xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm trong các trường học, xí nghiệp, cơ quan.
Thứ ba là tình trạng rau quả bị ơ nhiễm hooc mơn cũng như hóa chất, kháng sinh, việc sử dụng các hóa chất phụ gia trong thực phẩm cũng khơng được kiểm sốt và tình trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng cũng tràn lan khơng được kiểm sốt. Giải pháp nếu chúng ta thực hiện nghiêm Chỉ thị 06 của Thủ tướng ban hành vào tháng 3 năm 2007 cũng đã rất tốt, nhưng thực tế chưa thực hiện nghiêm, ở đây chúng tôi đề xuất giải phải có tính chất tổng hợp và có tính chất quyết liệt thì mới có thể giải quyết được. Chúng tơi nhất trí với giải pháp mà Chính phủ đã nêu, tức là tập trung kiểm soát chặt chẽ tất cả vệ sinh an toàn thực phẩm từ nguyên liệu đầu vào, cho đến quá trình chế biến, sản xuất, bảo quản vận chuyển và đến người tiêu thụ và phải có một chế tài thật nghiêm, tức là những cơ sở nơi nào vi phạm về an tồn thực phẩm thì có thể đóng cửa, rút giấy phép và các sản phẩm phải thu hồi, tiêu hủy và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho người dân khơng sử dụng sản phẩm đó. Tuy nhiên, những điều đó tưởng là đơn giản nhưng chúng tơi nghĩ cần có ba biện pháp cơ bản: một là về nhân lực, hai về vấn đề tài lực, vật lực, thứ ba là vấn đề về pháp luật.
Về tổ chức nhân lực chúng tôi nghĩ rằng hiện nay phải tăng cường lực lượng thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như những thanh tra từng tỉnh đến địa phương. Hiện nay thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm của chúng ta mới đạt một nửa người trên một tỉnh và chủ yếu là sử dụng thanh tra của ngành y tế. Mà thanh tra của ngành y tế chung cho rất nhiều hoạt động thì chỉ có 2,3 người/1 tỉnh, trong khi đó ví dụ ở Băng Kốc, riêng thủ đơ có khoảng 5.000 thanh tra về vệ sinh an tồn thực phẩm, mà chúng ta chỉ có một nửa người thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mà một tỉnh khoảng 1 - 5 triệu dân có từ 10.000 - 30.000 cơ sở sản xuất trong 24 ngày đêm, cho nên không thể nào mà kiểm tra hết được, chỉ có tính chất kiểm tra thời vụ.
Chúng tơi cũng đề xuất Chính phủ có tăng cường về biên chế cũng như cơng chức cho hệ thống thanh tra an tồn thực phẩm từ Trung ương cho đến xã. Phấn đấu
khoảng 1 thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm/1 vạn dân, như vậy cả nước chúng ta phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 8.000 thanh tra về an tồn thực phẩm thì mới có thể đảm nhận được nhiệm vụ.
Thứ hai là vấn đề phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm là một chuỗi từ trang trại cho đến bàn ăn. Có nghĩa là từ nguyên liệu đầu vào là trứng, sữa, thịt, cá từ lúc vào đều phải kiểm soát, như vậy thì ngành y tế chỉ giải quyết một khâu, cho nên khơng thể khốn trắng cho ngành y tế được. Đó là vấn đề thứ hai về vấn đề con người.
Vấn đề thứ hai lớn về vấn đề tài lực, hiện nay muốn làm được điều này nói thì dễ, nhưng đầu tư cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vừa qua Chính phủ cũng đã rất cố gắng, có chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2001, nhưng tính bình qn đầu người cho sử dụng an tồn thực phẩm thì mới 500 đồng Việt Nam/1 đầu người. Trong khi đó ví dụ Thái Lan bên cạnh chúng ta bình qn khoảng 1đơla, tức là khoảng 16.000 đồng/1 đầu người. Cho nên nếu chúng ta muốn giải quyết thật hiệu quả thì cũng phải có nguồn lực đó là đầu tư về ngân sách.
Và một việc đầu tư nữa là hệ thống các phòng thí nghiệm, nếu chúng ta muốn kiểm nghiệm thì Trung ương, tỉnh và huyện cũng phải có phịng thí nghiệm để đáp ứng ngay những nhu cầu điều tra. Hiện nay Chính phủ đã có Quyết định 154, đó là quyết định nhưng kèm theo đó cũng phải có những nguồn ngân sách để có thể trang bị cơ sở vật chất cũng như con người cho phịng thí nghiệm.
Yếu tố thứ ba, chúng tơi muốn nói về pháp luật, thực ra phải có những chế tài xử lý thật nghiêm và cũng hy vọng nếu được thì Quốc hội cho trình một Luật về vệ sinh an tồn thực phẩm vào tháng 4/2008, nếu có những giải pháp tổng hợp về con người, về tài chính, kể cả pháp luật tổng hợp và làm mạnh mẽ thì chúng tơi nghĩ mới có thể cải thiện được tình trạng vệ sinh an tồn thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cũng như nòi giống. Về sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề vốn dĩ của nó đã phức tạp, khơng chỉ ở các nước đang phát triển, mà kể cả ở các nước đã phát triển. Xin hết.