CHƯƠNG II : HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH CỦA TRUNG QUỐC
3.1. Lộ trình triển khai hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam
Triển khai ứng dụng ITS (Intelligent Transportation Systems) là một lựa chọn để hiện đại hóa mạng lưới giao thơng hiện tại và trong tương lai. Ở Việt Nam, ITS đã bắt đầu được triển khai ứng dụng trong những năm gần đây và đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức tích cực. Bài viết trình bày hiện trạng và một số vấn đề cần giải quyết trong quá trình triển khai các ứng dụng ITS tại Việt Nam, qua đó đề xuất hướng hợp tác, nghiên cứu để thúc đẩy quá trình ứng dụng và phát triển ITS.
Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam có trên 256.684 Km đường, trong đó, đường quốc lộ là 17.228 Km, tỉnh lộ 23.520 Km, đường đơ thị 8.492 Km, cịn lại là các tuyến huyện lộ và xã lộ (tỷ lệ cao nhất). Chất lượng đường còn thấp, chủ yếu đường hẹp, đường hai làn xe. Giao thông trên các tuyến đường là giao thông hỗn hợp, với tỷ lệ xe máy cao (theo thống kê, đến hết năm 2009, cả nước có 24 triệu xe máy, gần 2 triệu ô tô). Tốc độ tăng trưởng phương tiện lớn. Ý thức người tham gia giao thơng cịn một số hạn chế nhất định. Nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết như tỷ lệ tai nạn giao thơng cịn cao, ùn tắc giao thơng cịn phổ biến tại các đơ thị, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, hệ thống quản lý còn hạn chế, chất lượng và hiệu suất phục vụ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, địi hỏi phải tích cực phát triển, hồn thiện hệ thống.
Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một trong những ưu tiên hàng đầu mà Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang thực hiện. Theo quy hoạch Hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam, việc nâng cấp, xây dựng và phát triển hệ thống đường quốc lộ được quan tâm và ưu tiên thực hiện. Trong q trình đó, việc ứng dụng ITS cũng được chú trọng và khẩn trương tiến hành nhằm xây dựng hệ thống giao thơng an tồn, bền vững.
Việt Nam đã có Lộ trình ứng dụng ITS, do Bộ GTVT ban hành, được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đến năm 2015, giai đoạn từ 2015 đến 2020 và giai đoạn từ 2020 đến 2030. Mục tiêu của lộ trình này là: Tiêu chuẩn hố ITS tồn quốc; Quy hoạch và xây dựng các trung tâm điều hành và kiểm sốt giao thơng tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam; và xây dựng hoàn thiện các ứng dụng, các hệ thống con ITS.
Một số dự án về ITS đã và đang được triển khai tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…, ứng dụng ITS trên hệ thống đường cao tốc cũng đang được khẩn trương thực hiện. Bên cạnh đó một số hệ thống giám sát giao thơng phục vụ công tác quản lý đã được đưa vào ứng dụng.
Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng ITS tại Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng, các chính sách, chiến lược và sự ưu tiên đầu tư phát triển. Tuy nhiên, q trình này cũng cịn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực và tăng cường hợp tác, trao đổi với các nước trên thế giới để hoàn thiện và đẩy nhanh tiến trình ứng dụng ITS.