Chi tiêu thực phẩm bình quân

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình miền bắc trung bộ và duyên hải miền trung (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH

2.3 Cơ sở chọn lựa các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của

2.3.3 Chi tiêu thực phẩm bình quân

Tỷ trọng chi tiêu thực phẩm trong tổng chi tiêu của hộ gia đình là một chỉ số dùng để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển nên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Theo Tổng Cục thống kê (2010), tỷ trọng này giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010.

Thực phẩm và giáo dục là hai yếu tố hình thành nên nguồn nhân lực. Thực phẩm là nền tản của thể lực, làm tăng khả năng hấp thu kiến thức và các kỹ năng còn giáo dục là nền tảng của tri thức, truyền đạt các kiến thức, hình thành nên các kỹ năng cho con người. Nếu ta xem giáo dục và thực phẩm là hai loại hàng hóa mà hộ gia đình sử dụng thì theo lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng của Mas-collet và cộng sự (1995), trong giới hạn về thu nhập của hộ gia đình và nhu cầu được sử dụng nhiều hàng hóa khác nhau nên nhiều khả năng sẽ dẫn đến tình trạng chi tiêu cho hàng hóa này nhiều thì sẽ giảm chi tiêu cho hàng hóa khác. Mức tăng hay giảm các loại hàng hóa tùy thuộc vào sự lựa chọn, cân nhắc của từng hộ gia đình sao cho tối ưu hóa độ hữu dụng cho hộ của mình. Vì vậy, sử dụng biến chi tiêu thực phẩm bình qn trong mơ hình là muốn xem xét liệu khi mức sống người dân tăng lên đồng nghĩa với tỷ trọng chi tiêu thực phẩm giảm thì chi tiêu cho giáo dục có tăng hay khơng?

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình miền bắc trung bộ và duyên hải miền trung (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w