CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH
2.3 Cơ sở chọn lựa các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của
2.3.8 Tuổi của chủ hộ
Đây là nhân tố thể hiện tuổi đời của chủ hộ tại thời điểm khảo sát. Theo Mauldin và cộng sự (2001) trong nghiên cứu của mình đã cho thấy rằng các chủ hộ mà
có tuổi càng cao thì sẽ chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn các hộ gia đình ít tuổi hơn. Cịn trong nghiên cứu của Huston (1995) đã sử dụng biến tuổi, tuổi bình phương và tuổi lũy thừa 3 để xem xét ảnh hưởng của tuổi của chủ hộ đối với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy biến tuổi ảnh hưởng đến tỷ lê chi tiêu cho giáo dục theo từng giai đoạn. Chủ hộ dưới 40 tuổi thì có chi tiêu cho giáo dục thấp hơn nhóm chủ hộ có tuổi từ 40 đến 70, cịn chủ hộ trên 70 tuổi thì chi tiêu cho giáo dục lại giảm.
Ngày nay, khi cuộc sống được nâng cao, người dân thường tập trung vào phát triển sự nghiệp vững vàng nên thường lập gia đình muộn hơn nhưng người khơng có đi học cao và vì thế nhận thức của họ cũng cao hơn. Nếu một người đã đi học xong, công việc ổn định rồi mới lập gia đình thì thu nhập lại thường cao hơn những người khác nên càng chi tiêu cho giáo dục cao hơn.
2.3.9 Quy mơ hộ gia đình.
Quy mơ hộ gia đình là tổng số người trong một hộ. Quy mơ hộ gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Khi hộ gia đình có càng nhiều thành viên thì chi phí cho giáo dục của hộ càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu học của các thành viên. Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Tilak (2002). Tuy nhiên, chi phí cho giáo dục của hộ gia đình tăng vì quy mơ hộ gia đình lớn lại gánh nặng nhân khẩu khi làm chi phí cho giáo dục tăng theo hướng tiêu cực. Cùng với khi quy mơ hộ gia đình tăng khơng những làm phát sinh các chi phí cho nhu cầu lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống vật chất.
Trong nghiên cứu này, chi phí cho giáo dục được tính cho từng trẻ nên kỳ vọng biến quy mơ hộ gia đình sẽ làm cho chi phí giáo dục giảm.
2.3.10 Nơi sinh sống của hộ gia đình.
Nơi sinh sống của hộ gia đình thể hiện ở địa chỉ đăng ký thường trú của hộ và địa chỉ này nằm ở khu vực nông thôn hay thành thị. Đây cũng là một kiểu biến giả được
quy ước là 1 nếu hộ gia đình đó đăng ký thường trú tại thành thị và 0 nếu hộ gia đình đó đăng ký thường trú ở nông thôn.
Qian và Smyth (2010) cho rằng các hộ gia đình sống ở vùng thành thị sẵn lịng chi cho giáo dục nhiều hơn các hộ sống ở nông thôn. Do sự khác biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất như đường xá, trường học. Ngồi ra, ở thành thị khơng những có nhiều trường, lớp khác nhau để lực chọn mà cịn có nhiều các trung tâm đào tạo các kỹ năng khác.
Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhập học của các bé trai và gái ở Thổ Nhĩ Kỳ, Aysit Tansel (1999) cũng đã đưa khu vực sinh sống của hộ gia đình vào mơ hình cũng đã cho thấy có tác động tích cực đến việc nhập học của trẻ và tác động đến bé gái mạnh hơn đối với bé trai.
2.3.11 Giới tính của trẻ.
Việt Nam chịu nhiều tác động của văn hóa phương Đơng nên tư tưởng trọng nam, khinh nữ cịn thể hiện rõ rệt trong tồn bộ cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở các vùng núi và nông thôn. Ở các vùng nơng thơn, các bé gái thường ít được cho đi học hay chỉ cho đi học để biết chữ chứ khơng được gia đình đầu tư lâu dài như các bé trai. Tuy nhiên, nghiên cứu của Aysit Tansel (1999) cho thấy thu nhập của hộ gia đình, trình độ giáo dục của cha mẹ và nơi sinh sống của hộ gia đình có ảnh hưởng mạnh đối với các bé gái hơn là bé trai.
Các biến số trong các nhóm biến và kỳ vọng dấu ảnh hưởng của chúng đối với chi tiêu giáo dục cho các cấp học được tóm lược trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tóm tắt đặc điểm các biến trong mơ hình và kỳ vọng dấu.
Tên biến Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng
Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 1 lnEExpc1 Nghìn đồng Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 2 lnEExpc2 Nghìn đồng Chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp 3 lnEExpc3 Nghìn đồng
Chi tiêu bình quân lnExpc Nghìn đồng + Chi tiêu thực phẩm bình quân lnFExpc Nghìn đồng -/+ Chi tiêu y tế cho từng trẻ lnHExpc Nghìn đồng -/+ Nơi sinh sống của hộ gia đình Urban Thành thị: 1;
Nơng thơn: 0 +
Quy mơ hộ gia đình HHsize Người -
Dân tộc của chủ hộ Ethnic Kinh: 1;
Khác:0
+
Giới tính của chủ hộ Gender Nam: 1;
Nữ: 0
-/+
Trình độ học vấn của chủ hộ Edu Lớp +
Tuổi của chủ hộ Age năm -/+
Giới tính của trẻ CGender Nam: 1;
Nữ: 0
-/+
Bảo hiểm Insure Có: 1;
Khơng: 0
+
Tóm tắt chương 2:
Nội dung chương 2 trình bày một số mơ hình kinh tế lượng có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và từ đó lựa chọn mơ hình tối ưu nhất để ứng dụng cho bài nghiên cứu này là mơ hình của Tilak (2002): lnHHEX = α + βiXi + εi. Nguồn dữ liệu được sự dụng là bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) do Tổng Cục Thống kê thực hiện.
Cũng trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở của các nhân tố được chọn lựa để xem xét ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình như: chi tiêu bình quân, chi tiêu bình quân thực phẩm, chi tiêu y tế, nơi sinh sống của hộ gia đình, quy
mơ hộ, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn và tuổi của chủ hộ, giới tính của trẻ và bảo hiểm.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu giáo dục tại 3 cấp học của hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Việt Nam (n=2044). Nội dung trình bày chi tiêu giáo dục của hộ gia đình theo các đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình. Các bước hồi quy, kiểm định, các kết quả của mơ hình hồi quy, giải tích và so sánh kết hồi quy với kết quả phân tích thống kê.
3.1 Mơ tả đặc điểm hộ gia đình trong mẫu quan sát.
3.1.1Trình độ học vấn của chủ hộ.
Trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện đã học hết lớp mấy theo hệ 12 năm.
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: lớp). Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 7,1 3,6 0 12 Cấp 2 612 7,45 3,3 0 12 Cấp 3 448 8,42 3 0 12 Tổng 3 cấp 2.044 7,49 3,4 0 12
Theo thống kê trên, trình độ học vấn trung bình của chủ hộ tăng dần theo từng cấp học của trẻ. Điều này có nghĩa là những trẻ học ở các cấp học cao thường có cha hoặc mẹ có trình độ học vấn cao hơn. Kết quả phân tích phương sai giáo dục cha mẹ giữa các cấp học cho thấy sự chênh lệch giữa cấp 1 với cấp 3, cấp 2 với cấp 3 có ý nghĩa thống kê 1%, cịn chênh lệch giữa cấp 1 và 2 thì khơng có ý nghĩa thống kê (xem
phụ lục 3.1). Với nhân tố này, ta kỳ vọng trình độ học vấn của chủ hộ càng tăng thì chi tiêu cho giáo dục của con cái họ cũng tăng và ngược lại.
3.1.2 Tuổi của chủ hộ.
Theo số liệu thống kê (phụ lục 3.2), tuổi trung bình của chủ hộ và giá trị nhỏ nhất tuổi của chủ hộ tăng dần theo cấp học của trẻ. Điều này chứng tỏ số liệu thống kê đúng với thật tế vì chủ hộ có con học ở các cấp cao là trẻ nhiều tuổi hơn nên tuổi chủ hộ cũng cao. Để xem xét sự chênh lệch tuổi của chủ hộ giữa các cấp học có ý nghĩa thống kê hay khơng, ta phân tích phương sai tuổi trung bình của chủ hộ. Với mức ý nghĩa 5%, chênh lệch tuổi của chủ hộ giữa các bậc Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng đều có ý nghĩa thống kê (Xem phụ lục 3.3).
3.1.3 Quy mơ hộ gia đình.
Trong nghiên cứu này, chi phí cho giáo dục được tính cho từng trẻ nên kỳ vọng biến quy mơ hộ gia đình sẽ làm cho chi phí giáo dục giảm.
Bảng 3.2: Thống kê mơ tả quy mơ hộ gia đình (đơn vị tính: người).
Quy mơ hộ Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 5 1,54 2 12 Cấp 2 612 4,99 1,34 2 12 Cấp 3 448 4,86 1,38 2 12 Tổng 3 cấp 2.044 4,97 1,45 2 12
Theo số liệu thống kê, quy mơ hộ gia đình giảm dần trong các hộ gia đình có trẻ học ở cấp càng cao. Nghĩa là những hộ gia đình ít người thường cho con đi học nhiều hơn và cao hơn các hộ gia đình đơng người. Tuy nhiên, khi phân tích phương sai trung bình quy mơ hộ gia đình giữa các cấp học lại khơng có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.4)
3.2 Tổng quan về chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình.
3.2.1Chi tiêu bình quân hộ gia đình.
Chi tiêu bình quân của hộ gia đình bao gồm các chi tiêu cho giáo dục, y tế, lương thực, thực phẩm, các hàng hóa vật chất, phi vật chất và các chi phí khác phục vụ cuộc sống.
Bảng 3.3: Chi tiêu bình quân hộ gia đình phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng).
Chi tiêu bình qn hộ gia đình Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 11.930 14.941 1.643 251.820 Cấp 2 612 13.013 11.944 1.821 229.849 Cấp 3 448 13.451 8.898 2.766 101.270 Tổng 3 cấp 2.044 12.290 12.946 1.643 351.821
Theo số liệu thống kê bảng 3.3, chi tiêu bình qn theo từng cấp học khơng có sự khác biệt nhiều giữa các cấp và cả vùng vì đây là số liệu thống kê chi tiêu chung của các hộ. Kết quả phân tích phương sai chi tiêu bình qn giữa các cấp học cũng khơng thấy có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.5).
3.2.2 Chi tiêu thực phẩm bình quân.
Tỷ trọng chi tiêu thực phẩm trong tổng chi tiêu của hộ gia đình là một chỉ số dùng để đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển nên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Theo Tổng Cục thống kê (2010), tỷ trọng này giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010.
Bảng 3.4: Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng). Chi tiêu thực phẩm bình quân Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 5.589 4.167 1.114 66.324 Cấp 2 612 5.544 3.775 1.114 52.868 Cấp 3 448 5.805 3.184 1.740 41.224 Tổng 3 cấp 2.044 6.057 4.024 1.265 67.397
Vì chỉ số này tính bình quân cho các thành viên hộ gia đình nên chi tiêu thực phẩm bình qn khơng có sự chênh lệch nhiêu theo từng cấp. Kết quả phân tích phương sai chi tiêu thực phẩm bình qn giữa các cấp học cũng cho thấy khơng có sự chênh lệch chi tiêu thực phẩm bình quân giữa các cấp học (phụ lục 3.6).
3.2.3 Chi tiêu y tế.
Chăm sóc sức khỏe thường khác nhau giữa các nước, các nhóm và cá nhân, phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện xã hội và kinh tế cũng như các chính sách y tế tại chỗ.
Bảng 3.5: Chi tiêu cho y tế của từng trẻ theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000 đồng).
Chi tiêu cho y tế Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 874 3.629 0 60.122 Cấp 2 612 1.005 3.294 0 50.000 Cấp 3 448 1.032 3.162 0 49.000 Tổng 3 cấp 2.044 950 3.432 0 60.122
Vì đây là chi tiêu ngồi ý muốn của các hộ gia đình nên chi tiêu này chênh lệch không đáng kể giữa các cấp học. Kết quả phân tích phương sai về chi tiêu trung bình giữa các cấp học cũng cho kết quả tương tự (phụ lục 3.7)
3.2.4 Chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học.
Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục là phần ngân sách của hộ gia đình dùng để trang trải cho việc tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo của các thành viên trong gia đình bao gồm các chi phí như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội. Số liệu trong bảng 3.6 trình bày mức chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học.
Bảng 3.6: Chi tiêu giáo dục của cho từng trẻ phân theo cấp học (đơn vị tính: 1.000 đồng).
Chi tiêu giáo dục cho từng trẻ Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 947 1.425 0 20.720 Cấp 2 612 1.321 1.307 20 12.800 Cấp 3 448 2.462 2.590 130 42.000 Tổng 3 cấp 2.044 1.391 1.818 0 42.000
Theo kết quả thống kê, chi phí trung bình cho giáo dục theo từng người tăng dần theo từng cấp học. Cụ thể là chi phí trung bình chi cho giáo dục cấp 2 đã tăng 1,4 lần so với cấp 1, chi phí cho cấp 3 tăng so với cấp 2 là 1,86 lần và so với cấp 1 là 2,6 lần. Và kết quả phân tích phương sai về chi tiêu giáo dục phân giữa các cấp học đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (phụ lục 3.8).
Vì chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình có sự khác nhau giữa các cấp học mà chi tiêu bình qn lại khơng có chênh lệch nhiều nên tỷ trọng giữa chi tiêu cho giáo dục với chi tiêu bình qn cũng có sự thay đổi cùng chiều với chi tiêu cho giáo dục. Tức là tỷ trọng này tăng dần theo từng cấp học (bảng 3.7).
Bảng 3.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong chi tiêu bình quân phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: %).
Tỷ trọng chi tiêu giáo dục theo từng cấp trong tổng chi tiêu
Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Cấp 1 984 8,56 7,81 0,00 70,39 Cấp 2 612 11,71 7,25 0,36 42,78 Cấp 3 448 19,53 12,45 2,18 103,76 Tổng 3 cấp 2.044 11,90 9,86 0,00 103,76
3.2.5Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của chủ hộ.
Trong vùng nghiên cứu, với số mẫu quan sát (n=2.044) giới tính của chủ hộ có 339 nữ (tỷ trọng 16,59%), 1.705 nam (tỷ trọng 83,41%).
Bảng 3.8: Chi tiêu trung bình cho giáo dục phân theo giới tính chủ hộ (đơn vị tính 1.000đồng).
Chi tiêu hộ gia đình theo giới
tính chủ hộ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Tổng 3 cấp Nữ 1.209 1.639 2.650 1.668 Nam 894 1.266 2.420 1.336 Chênh lệch (Nữ-Nam) 315 373 230 332 Mức ý nghĩa thống kê (t) 2,6126 *** 2,5196 ** 0,7201 NS 3,0814 *** Ghi chú: **, *** chỉ mức ý nghĩa thống kê theo thứ tự là 5% và 1%
Theo số liệu thống kê ở bảng 3.8 thì chủ hộ là nữ giới chi tiêu cho giáo dục cao hơn so với chủ hộ là nam giới, đặc biệt là ở cấp 1. Vì vậy mà chênh lệch chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm giới tính chủ hộ ở cấp 1 và cả ba cấp có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, cấp 2 thì có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% còn ở cấp 3 thì khơng có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.9, 3.10, 3.11, 3.12).
3.2.6 Chi tiêu giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ.
Các hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh có chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn rất nhiều so với chủ hộ là các dân tộc khác ở tất cả các cấp học (Bảng 3.9).