Các yếu tố môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông phú yên đến năm 2020 luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 67)

2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên

2.2.2 Các yếu tố môi trường bên trong

2.2.2.1 Năng lực quản lý và điều hành

Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu SXKD trong môi trường cạnh tranh, VNPT Phú Yên luôn quan tâm đổi mới công tác quản lý SXKD như tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên quản lý các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc.

Việc tổ chức kiểm tra trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ quản lý của lãnh đạo các Phòng chức năng, đơn vị trực thuộc được thực hiện thường xuyên làm cơ sở xem xét việc bố trí, sắp xếp lại cán bộ. Đối với một số cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc, VNPT Phú Yên cho thôi giữ các chức vụ lãnh đạo và bố trí làm cơng việc khác, đồng thời bổ nhiệm, bố trí một số cán bộ trẻ làm lãnh đạo, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực, cống hiến cho DN…

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, Ban lãnh đạo VNPT Phú Yên luôn sâu sát thực tiễn, đi cơ sở nắm tình hình, qua đó có giải pháp kiện tồn ở tất cả các lĩnh vực cơng tác; hệ thống văn bản quản lý được ban hành kịp thời và đồng bộ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động. Điều này thể hiện ở các hệ thống cơ chế quản lý nội bộ, qui trình quản lý và cung cấp dịch vụ; hệ thống tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật... đã liên tục được ban hành, được sửa đổi và hồn thiện tạo cơng cụ quản lý hữu hiệu trong công tác điều hành sản xuất.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo VNPT Phú Yên đã thực hiện phân cấp, giao quyền gắn với trách nhiệm đối với lãnh đạo các đơn vị nhằm tạo điều kiện chủ động trong kinh doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đặc biệt là về chính sách giá cước, cơ chế chăm sóc & phát triển khách hàng…; tăng cường cơng tác chỉ đạo điều hành qua mạng, giảm thiểu chế độ hội họp, các thủ tục hành chính; thường xuyên nắm bắt, xử lý nhanh các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trực thuộc, tạo sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các bộ phận tham mưu, quản lý.

Nhìn chung, trong thời gian qua chất lượng đội ngũ cán bộ tại VNPT Phú n khơng ngừng được nâng lên, trình độ quản lý có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu SXKD trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành tại đơn vị vẫn cịn một số hạn chế như Trình độ quản lý vẫn cịn chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của cơng nghệ, địi hỏi của cơ chế thị

trường; Chưa xây dựng được văn hóa đặc trưng riêng của doanh nghiệp viễn thông trong nền kinh tế thị trường, vẫn cịn văn hóa của một doanh nghiệp nhà nước.

2.2.2.2 Nguồn nhân lực

Nhân tố con người có vai trị quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động SXKD. Ngành viễn thơng có hàm lượng cơng nghệ kỹ thuật cao nên có những u cầu nhất định về nhân tố con người. Tính đến ngày 31/12/2013, VNPT Phú n có tổng số trên 356 lao động, là đơn vị có số lao động lớn nhất so với các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn với cơ cấu thể hiện trong Bảng 2.3.

Số lượng lao động có trình độ chun mơn về kỹ thuật của VNPT Phú Yên chiếm tỷ trọng lớn với 72,7% tổng số lao động, trong khi đó đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn về lĩnh vực kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng 14,3%. Cơ cấu lao động này chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh hiện nay cần tập trung nhân lực cho công tác tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Bảng 2.3 : Tình hình nhân sự từ năm 2011 đến năm 2013

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Phân theo trình độ 379 100.00 377 100.00 356 100.00 1.1 Trên đại học 5 1.32 5 1.33 5 1.40 1.2 Đại học, cao đẳng 205 54.09 209 55.44 208 58.43 1.3 Trung cấp, sơ cấp 163 43.01 157 41.64 140 39.33

1.4 Chưa qua đào tạo 6 1.58 6 1.59 3 0.84

2 Phân theo cơ cấu 379 100.00 377 100.00 356 100.00

2.1 Lao động quản lý 93 24.54 91 24.14 91 25.56 2.2 Lao động trực tiếp 259 68.34 259 68.70 244 68.54 2.3 Lao động phụ trợ 27 7.12 27 7.16 21 5.90

3 Phân theo l/v đào tạo 379 100.00 377 100.00 356 100.00

3.1 Kỹ thuật 276 72.82 273 72.41 259 72.75

3.2 Kinh doanh 50 13.19 53 14.06 51 14.33

3.3 Khác 53 13.98 51 13.53 46 12.92

Trong thời gian qua, VNPT Phú Yên đã tổ chức sắp xếp, bố trí lại đội ngũ lao động hiện có, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng bán hàng… Thực hiện chuyển đổi lao động có trình độ chun mơn về kỹ thuật bổ sang làm công tác kinh doanh, hạn chế tối đa việc tuyển dụng lao động mới. Tuy nhiên, do làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo nên phần lớn số lao động kỹ thuật chuyển sang làm công tác kinh doanh chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp trong bán hàng, hiệu quả công việc thấp.

Nhằm nâng cao trình độ chun mơn cho người lao động, VNPT Phú Yên thường xuyên quan tâm đến công tác cán bộ, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể như : ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; xây dựng tiêu chuẩn và triển khai xây dựng qui hoạch cán bộ; tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ mới được bổ nhiệm, chú trọng kiến thức về kinh doanh, quản lý kinh tế, tài chính…; thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của đơn vị tại các cơ sở đào tạo của VNPT như: Học viện Công nghệ BCVT, các trường Trung học BCVT và CNTT.

Ngồi các đặc điểm nêu trên, có thể đánh gía một số ưu điểm và hạn chế nổi bật về nguồn nhân lực tại VNPT Phú Yên như sau :

* Ưu điểm:

- VNPT Phú n có số lượng lao động trình độ sau đại học, đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng cao với 59,8% tổng số lao động. Đây được xem là một nguồn lực quan trọng thể hiện năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên trong lĩnh vực VT- CNTT địi hỏi lao động có trình độ cao, đáp ứng u cầu cơng việc.

- Phần lớn lao động có thâm niên cơng tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong cơng việc và được bố trí theo địa bàn rộng khắp tồn tỉnh nên cơng tác xử lý kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng khá nhanh chóng.

- Nhân viên được giao phụ trách theo địa bàn nên có mối quan hệ lâu dài, thân thiết với khách hàng, giúp cơng tác chăm sóc, giữ và phát triển khách hàng được bền vững.

- Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, tiếp thị, bán hàng. Ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ chun mơn như: hỗ trợ kinh phí đào tạo, tạo điều kiện về thời gian học tập…

* Hạn chế:

- Số lượng lao động đơng nhưng rất khó sắp xếp, bố trí cho phù hợp do phần lớn có trình độ chun mơn về kỹ thuật. Nhân viên làm công tác kinh doanh, bán hàng còn yếu và thiếu, làm việc chưa chuyên nghiệp, hiệu quả.

- Một số lao động đã lớn tuổi, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi nhanh nhạy, am hiểu và có khả năng xử lý công nghệ mới đáp ứng yêu cầu kinh doanh các dịch vụ internet băng rộng, truyền hình theo yêu cầu (MyTV) …

- Đội ngũ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, phòng chức năng thiếu kiến thức về kinh doanh, quản lý kinh tế, tài chính. Do cịn nhiều ràng buộc về cơ chế quản lý nên đội ngũ cán bộ chưa phát huy được hết tính chủ động sáng tạo, chưa vận dụng được nhiều các chính sách kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tuy đã được quan tâm, song kết quả đạt được chưa nhiều. Chưa có cơ chế lương linh hoạt để thu hút và giữ chân lực lượng lao động trình độ cao.

2.2.2.3 Kết quả kinh doanh

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng tiếp tục có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thối kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, lãi suất tín dụng tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thị trường cung cấp dịch vụ VT-CNTT tiếp tục cạnh tranh khốc liệt... đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động SXKD của VNPT Phú Yên. Mặc dù hàng năm đều đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao nhưng VNPT Phú Yên vẫn là đơn vị có kết quả chênh lệch thu chi âm, thể hiện qua số liệu Bảng 2.1.

Trong cơ cấu tổng doanh thu phát sinh của VNPT Phú Yên, chỉ tiêu doanh thu VT-CNTT là chỉ tiêu quan trọng nhất có ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Trong các năm qua, chỉ tiêu này đều đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 9%/năm. Tuy nhiên, do điều kiện thị trường ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt, các khoản chi phí nhằm đẩy mạnh xúc tiến bán hàng như chi phí khuyến mại, truyền thông quảng cáo, hoa hồng chiết khấu… ngày càng tăng cao do đó hiệu quả kinh doanh đạt thấp, mức chênh lệch thu chi có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu cân bằng thu chi năm 2013.

Di động Vinaphone

48%

Internet 27%

Điện thoại Cô định 16% Kênh thuê

riêng 6% MyTV3%

Doanh thu (triệu đồng)

Hình 2.2: Cơ cấu doanh thu các dịch vụ

“Nguồn : Phòng Kế hoạch Đầu tư, VNPT Phú Yên”

Hiện nay, xu hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng liên tục thay đổi từ điện thoại cố định sang điện thoại di động, nhu cầu sử dụng các dịch vụ GTGT, 3G tăng cao…, tình hình cạnh tranh giữa các nhà mạng ngày càng gay gắt do đó tỷ trọng doanh thu từng dịch vụ cũng biến động liên tục. Dịch vụ di động và internet được coi là dịch vụ chủ lực mà VNPT Phú Yên đang tập trung đẩy mạnh kinh doanh. Riêng 2 dịch vụ này chiếm tỷ trọng lên đến 75% cơ cấu doanh thu trực tiếp của VNPT Phú Yên. Cơ cấu doanh thu một số dịch vụ cơ bản của VNPT Phú Yên thể hiện qua các biểu đồ hình 2.2.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh một số dịch vụ cơ bản:

TT Loại dịch vụ Năm

2009 2010Năm 2011Năm 2012Năm Năm2013

1 Dịch vụ Vinaphone 33,390 35,994 41,815 50,114 63,005 1.1 Trả trước 15,706 19,123 19,579 27,749 39,800 1.2 Trả sau 17,684 16,871 22,236 22,365 23,205 2 Dịch vụ internet 13,975 20,125 22,830 27,457 31,622 2.1 MegaVNN 13,418 16,325 18,351 21,925 25,309 2.2 FiberVNN 557 3,800 4,479 5,532 6,313 3 Dịch vụ điện thoại cố định 51,170 36,963 25,357 21,687 20,906

3.1 Điện thoại hữu tuyến (PSTM) 36,573 25,396 19,010 16,783 16,286

3.2 Điện thoại Gphone 14,597 11,568 6,347 4,904 4,620

Viettel, 47.71% MobiFone, 26.87% VNPT 69.70% Viettel 18% Vinaphone , 19.48% FPT 12% Vietnam Mobile 5.20% Gmobile, 0.73%

Qua bảng số liệu kết quả SXKD tại Bảng 2.4 cho thấy, dịch vụ di động Vinaphone có tốc độ tăng trưởng khá cao, riêng trong năm 2013 tăng trưởng trên 25% so với năm 2012, nguyên nhân là do trong năm 2013 doanh nghiệp đã tăng cường công tác bán hàng lưu động, phát triển mới trên 49.000 thuê bao trả trước, góp phần làm doanh thu tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, thị phần dịch vụ Vinaphone trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 19,48%, khá thấp so với mạng Viettel và MobiFone. Để phát triển khách hàng, tăng doanh thu và tăng thị phần dịch vụ này, đòi hỏi VNPT Phú Yên phải có chiến lược cạnh tranh cụ thể, tập trung nguồn lực, ưu tiên phát triển dịch vụ Vinaphone.

Hình 2.3: Thị phần dịch vụ Vinaphone Hình 2.4 : Thị phần dịch vụ internet

“Nguồn : Sở Thông tin & Truyền thông Phú Yên”

Dịch vụ internet của VNPT Phú Yên luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, doanh thu tăng dần qua các năm mặc dù thị trường dịch vụ này chịu sự cạnh tranh mạnh của Viettel và FPT. Hiện thị phần internet của VNPT Phú Yên dẫn đầu với gần 70% thị phần trong tỉnh.

Dịch vụ điện thoại cố định có tốc độ suy giảm doanh thu cao, nhất là các năm 2009, 2010, 2011 do xu hướng khách hàng rời mạng, chuyển dịch sang sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Năm 2012, 2013 tốc độ suy giảm doanh thu dịch vụ này bắt đầu có xu hướng giảm dần, mức giảm 8%/năm. Để sử dụng hiệu quả mạng điện thoại cố định đã đầu tư, bên cạnh chiến lược tập trung phát triển dịch vụ di động Vinaphone, internet, VNPT Phú Yên cần tăng cường cơng tác chăm sóc, giữ khách hàng, phát triển các dịch vụ GTGT, duy trì ổn định doanh thu điện thoại cố định.

2.2.2.4 Trình độ cơng ngh , năng l c m ng lưới

Có thể nói mạng viễn thơng của VNPT Phú n được đầu tư công nghệ hiện đại với số hố hồn tồn và đã chuyển sang mạng thế hệ mới NGN, cơng nghệ này có nhiều tính năng tiên tiến nhất hiện nay cho phép hỗ trợ mọi phương thức truyền thông tin như âm thanh, dữ liệu, hình ảnh và bảo đảm cung cấp mọi dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như điện thoại, truyền số liệu, internet, truyền hình, phát thanh, giải trí qua mạng... Ưu điểm lớn nhất của mạng NGN là cho phép triển khai các dịch vụ một cách nhanh chóng và đa dạng, đáp ứng sự hội tụ giữa các thông tin thoại, truyền dữ liệu và Internet, giữa cố định và di động... với chi phí thấp

Hệ thống mạng cáp đồng, cáp quang của VNPT Phú n phủ khắp tồn tỉnh và có khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở hầu hết các địa bàn. Trong đó, hệ thống cáp quang đã kéo đến hầu hết các khu vực đô thị, khu vực đông dân cư, cho phép cung cấp đường truyền internet với tốc độ cao, ổn định và có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng, tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Với kinh nghiệm hoạt động trong ngành VT-CNTT, VNPT Phú Yên là doanh nghiệp hàng đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, phần lớn các quy trình sản xuất, kinh doanh tại đơn vị đều đã được tin học hóa bằng các phần mềm ứng dụng như : chương trình quản lý khách hàng, cơng nợ; chương trình tính cước, in hóa đơn; chương trình quản lý mạng cáp; các chương trình phân tích số liệu kinh doanh Vinaphone; quản lý khuyến mại; quản lý đầu tư; quản lý công văn … ua đó rút ngắn các quy trình sản xuất, quản lý chặt chẽ thông tin, số liệu phục vụ cơng tác quản lý điều hành, tiết kiệm chi phí, nhân lực góp phần nâng cao hiệu quả SXKD tại đơn vị.

Vùng phủ sóng khu vực biển, đảo hạn chế trong phạm vi chỉ khoảng 30km, trong khi đó vùng phủ sóng của đối thủ Viettel lên đến 60km nên được hầu hết ngư dân, dân cư sinh sống vùng ven biển lựa chọn sử dụng dịch vụ. Bởi vậy, VNPT Phú Yên rất khó để cạnh tranh phát triển dịch vụ Vinaphone ở khu vực này.

2.2.2.5 Năng l c đ u tư :

Nhằm đáp ứng yêu cầu SXKD, cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua VNPT Phú Yên đã thực hiện đầu tư hạ tầng mạng lưới viễn thông rộng

khắp đến tận các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn nơi mà các doanh nghiệp khác chưa có khả năng đầu tư, cung cấp dịch vụ. Từ năm 2011 đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông phú yên đến năm 2020 luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w