Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp VNPT có vai trị quan trọng nhằm gìn giữ những nét đẹp truyền thống của ngành, tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh; phát huy nội lực để thúc đẩy SXKD, nâng cao vị thế của VNPT Phú Yên; củng cố và gia tăng giá trị niềm tin bền vững của khách hàng, giữ vững và mở rộng thị trường để cạnh tranh thắng lợi. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng cho VNPT Phú Yên cần thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau :
-Triển khai quán triệt kết hợp bằng nhiều hình thức để mọi CBCNV đều nắm và hiểu rõ về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của VNPT, làm cơ sở cho việc thực hiện mọi nhiệm vụ của cá nhân, tập thể, đó là
+ Tầm nhìn : Giữ vai trò chủ đạo trên thị trường VT-CNTT Việt Nam; Luôn là sự lựa chọn số 1 của khách hàng trong sử dụng dịch vụ VT- CNTT.
+ Sứ mệnh : Đảm bảo cơ sở hạ tầng VT-CNTT vững chắc, hiện đại cho sự
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; Thỏa mãn các nhu cầu sử dụng dịch vụ VT- CNTT của khách hàng mọi lúc, mọi nơi; Tôn vinh và đánh giá giá trị đích thực của người lao động trong môi trường kinh doanh mới, hiện đại.
+ Triết lý kinh doanh: “Khách hàng là trung tâm - Chất lượng là linh hồn -
Thước đo là hiệu quả”.
- Việc xây dựng một bản văn hóa doanh nghiệp VNPT quy chuẩn cần bao gồm tổng thể các nội dung quy định về :
+ Chuẩn mực hành vi công sở, bao gồm trang phục, lễ phục, đeo bảng tên… + Các chuẩn mực cá nhân về ý thức, trách nhiệm, thái độ, ứng xử, hình ảnh người VNPT…
+ Văn hóa ứng xử giữa các nhân viên; giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại; giữa nhân viên với đối tác và cộng đồng xã hội…
+ Văn hóa giao tiếp qua điện thoại và internet; văn hóa chào hỏi.
+ Các cam kết của VNPT Phú Yên với Đảng, Chính phủ, với với người lao động, đặc biệt là các cam kết với khách hàng với tinh thần tất cả vì khách hàng, ln tơn trọng khách hàng, đảm bảo kết hợp hài hịa lợi ích giữa khách hàng và doanh nghiệp, coi trọng chữ tín cho doanh nghiệp trong mọi trường hợp.
+ Các hành vi bị nghiêm cấm; chế độ khen thưởng, xử phạt đối với cá nhân, tập thể thực hiện tốt hoặc vi phạm quy định về văn hóa doanh nghiệp.
-Người lãnh đạo có vai trị rất lớn ảnh hưởng đến lề lối, phong cách làm việc của tồn bộ nhân viên, vì vậy người lãnh đạo phải là người tiên phong thực hiện đầu tiên trong việc ứng xử văn hóa doanh nghiệp.
-Chuyên môn và các tổ chức đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp (cơng đồn, đồn thanh niên, ban nữ công) cần phối hợp dồng bộ trong việc phổ biến, tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện các nội dung uy định văn hóa VNPT Phú Yên tới tất cả CBCNV trong doanh nghiệp.
-Tăng cường kiểm tra, giám sát, đơn đốc q trình thực hiện tại doanh nghiệp, bất kỳ một hành động sai quy định đều phải xử phạt như nhau, không vị nể, đồng thời người có cơng, người thực hiện xuất sắc phải được tuyên dương, khen thưởng xứng đáng.
Chỉ với nhận thức, tâm huyết, hành động và ý chí quyết tâm của mỗi CBCNV mới có thể xây đắp thành cơng nền móng vững bền của Mái nhà chung VNPT Phú Yên, mái nhà thứ hai của mỗi thành viên để mỗi ngày đến cơ quan là một ngày có ý nghĩa; để mơi trường làm việc, bầu khơng khí, văn hố nội bộ cơ
quan trở thành mơi trường sống, mơi trường văn hóa của chính mỗi cá nhân, nơi họ cống hiến hết mình và tận hưởng cuộc sống với những thành quả xứng đáng do chính họ gây dựng nên. Điều đó sẽ góp phần giúp VNPT Phú Yên nâng cao năng lực và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường.
Chính vì vậy, việc xây dựng một mơ hình văn hóa, trong đó có những quy tắc, chuẩn mực giao tiếp vừa phù hợp với giá trị văn hóa dân tộc vừa mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp trên cơ sở những giá trị tinh thần thoải mái, đoàn kết, thân thiện và nhiệt tâm… sẽ góp phần hình thành nếp sống, nếp suy nghĩ và định hướng hành động cho mỗi CBCNV của VNPT Phú Yên.
3.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước
-Bộ Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. Đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại của Sở đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn quản lý nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, xây dựng một thị trường viễn thông lành mạnh, minh bạch và đúng pháp luật. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật, phát triển thuê bao đi đôi với đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ tầng mạng.
-Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên cần tăng cường công tác kiểm tra đại lý Internet, kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến của các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo việc tuân thủ Pháp luật và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tránh thua thiệt về quyền lợi kinh doanh cho VNPT Phú Yên. Tăng cường quản lý chặt chẽ thuê bao đang hoạt động, nhất là thuê bao trả trước. -Cần quy định giá bán, mức chiết khấu thẻ nạp vật lý như nhau cho tất cả các mạng
nhằm tránh tình trạng bán phá giá. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cố tình bán phá giá, cạnh tranh khơng lành mạnh để tranh giành khách hàng
-UBND tỉnh Phú Yên, chính quyền các địa phương cần ưu tiên và tạo mọi điều kiện về cấp phép, mặt bằng, tuyên truyền giải thích cho người dân để các doanh nghiệp thuận lợi trong việc xây dựng hạ tầng trạm BTS mạng di động. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp cùng chia sẻ, khai thác
cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, hạn chế chạy đua xây dựng hạ tầng vừa tốn kém chi phí chung của Nhà nước, vừa mất mỹ quan do các trạm BTS mạng di động mọc lên quá nhiều.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở lý luận và những phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh VNPT Phú Yên trong thời gian qua, đặc biệt là việc phân tích chuỗi giá trị, xác định năng lực lõi của doanh nghiệp; kết hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, chiến lược kinh doanh của VNPT nói chung và VNPT Phú Yên nói riêng đến năm 2020, tác giả đã đưa ra 5 nhóm giải pháp có mối quan hệ mật thiết và mang tính hệ thống nhằm phát huy những lợi thế, các yếu tố xác định năng lực lõi của doanh nghiệp; đồng thời khắc phục những hạn chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên trong thời gian tới. Các nhóm giải pháp bao gồm: Đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng mạng viễn thơng; Hồn thiện tổ chức sản xuất và cơ chế quản lý; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Quản trị marketting; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp VNPT. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông nhằm tạo điều kiện, môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Phú Yên thuận lợi hơn.
K TẾ LU NẬ
Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác, VNPT Phú Yên phải không ngừng đổi mới về tổ chức cũng như chiến lược, giải pháp kinh doanh. Việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên về những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục, từ đó xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã thực hiện được một số nội dung cơ bản sau :
- Hệ thống hóa khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, các chỉ tiêu, phương thức và mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như vai trò của cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên, cũng như khả năng thích ứng với các nhân tố mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. ua đó, tác giả mạnh dạn đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản về đổi mới tổ chức sản xuất và cơ chế quản lý, đầu tư nâng cao chất lượng mạng lưới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các giải pháp về marketing và văn hóa doanh nghiệp áp dụng tại VNPT Phú Yên.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, song đây là một nội dung nghiên cứu mới tại VNPT Phú n do đó khơng tránh khỏi cách nhìn chủ quan và chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, tơi mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, thầy cơ để hồn thiện bản luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo Tài chính & Báo cáo tổng kết năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của VNPT Phú Yên.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), Sách trắng về Công nghệ thông tin năm 2013
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Quyết định số 32/2012/ Đ-TTg ngày 27/7/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.
4. Lê Minh Toàn, Lê Minh Thắng, Dương Hải Hà (2005), Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, NXB Bưu điện.
5. Luật Viễn thông (2009).
6. Mai Thế Nhượng (2008), Chiến lược Marketting trong viễn thông, NXB Bưu
điện.
7. Nguyễn Đăng uang & Trần Xuân Thái (2008), Nghiên cứu phương pháp đánh giá năng lực cạnh dịch vụ điện thoại di động. Tạp chí Khoa học Giao
thông vận tải, số 21.
8. Nguyễn Hải Vận (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn
thông Quân đội (Viettel), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM.
9. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội.
10. Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng (2002).
11. R. S. Kaplan and D. P. Norton, “Bản đồ chiến lược: Biến tài sản vơ hình thành
kết quả hữu hình”, Nhà xuất bản trẻ, 2011.
12. Trần Sửu, Trường Đại học Ngoại Thương (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện tồn cầu hóa, NXB Lao động.
13. Tơn Thất Nguyễn Thiêm (2013). Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu : Cạnh tranh về Giá trị Gia tăng, Định vị và Phát triển doanh nghiệp. Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh.
14. Trung tâm thông tin Bưu điện (2001), Cạnh tranh trong Viễn thông, NXB Bưu
điện.
15. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), NXB Bách khoa Hà Nội.
16. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. UBND tỉnh Phú Yên, BC tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm
2011, 2012, 2013.
* Tài liệu tiếng Anh
18. Barney, J. B. & Hesterly, W.S., 2007. Strategic Management & Competetitive Advantage, New Jersey: Prentice Hall.
19. Michael Porter, 1985. Competitive Strategy. New York : Free Press.
* Website tham khảo
20. Website http:// www.mpt.gov.vn của Bộ TTTT Việt Nam.
21. Website http://www.vnpt.vn của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam
22. Website http://www.vnptphuyen.vn của Viễn thông Phú Yên
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ ĐIỂM PHÂN LOẠI
Kính thưa quí anh (chị) !
Với mục đích nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Viễn
thông Phú Yên". Anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về các yếu tố bên
trong, bên ngồi đối với cơng tác kinh doanh của Viễn thông Phú Yên bằng cách đánh dấu vào ơ lựa chọn thích hợp theo từng dịng của mỗi yếu tố theo tiêu chuẩn dưới đây
I. Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của Viễn thông Phú Yên
Tiêu chuẩn lựa chọn điểm phân loại của từng yếu tố
1 : Yếu nhiều nhất ; 2 : Yếu ít nhất ; 3 : Mạnh ít nhất ; 4 : Mạnh nhiều nhất
STT Các yếu tố bên trong Mức độ đồng ý
1 2 3 4
1 Năng lực quản lý, điều hành 2 Cơ cấu tổ chức sản xuất 3 Nguồn nhân lực
4 Năng lực tài chính
5 Trình độ cơng nghệ, năng lực mạng lưới 6 Khả năng đầu tư, nghiên cứu & phát triển 7 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
8 Chất lượng phục vụ khách hàng 9 Giá trị hình ảnh, thương hiệu 10 Chính sách giá cước, khuyến mại 11 Tổ chức kênh phân phối, bán hàng 12 Cơng tác chăm sóc khách hàng
13 Cơng tác truyền thơng, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ 14 Văn hóa doanh nghiệp
II. Các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên
Tiêu chuẩn lựa chọn điểm phân loại của từng yếu tố như sau
1 Đe dọa nhiều nhất; 2 Đe dọa ít nhất; 3 Cơ hội ít nhất; 4 Cơ hội nhiều nhất.
STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ đồng ý
1 2 3 4
1 Cơ cấu và điều kiện kinh tế địa phương 2 Tốc độ tăng trưởng GDP
3 Chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định 4 Luật pháp, an ninh, chính trị ổn định
5 Nhà nước tăng cường quản lý các dịch vụ VT - CNTT 6 Hỗ trợ của chính quyền địa phương
7 Văn hóa xã hội, tập quán tiêu dùng
8 Công nghệ sản xuất, thiết bị thường xuyên thay đổi 9 Dịch vụ viễn thông - CNTT phát triển nhanh 10 Các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt 11 Tiềm năng thị trường Viễn thông - CNTT lớn 12 Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao 13 Nhà cung cấp thiết bị, vật tư sản xuất
14 Có nhiều sản phẩm, dịch vụ VT-CNTT thay thế
Theo anh (chị) cịn có yếu tố nào khác ngoài các yếu tố trên cần phải bổ sung : …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Anh (chị) vui lòng cho biết nghề nghiệp hiện nay là :
Cán bộ quản lý doanh nghiệp Cán bộ quản lý nhà nước
Giảng viên Chuyên gia kinh tế
Khác
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ANH/CHỊ
1. 2.
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN CHUN GIA VỀ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG
Kính thưa quí anh (chị) !
Với mục đích nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Viễn
thông Phú Yên". Anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về các yếu tố bên
trong, bên ngồi đối với cơng tác kinh doanh của Viễn thông Phú Yên bằng cách đánh dấu vào ơ lựa chọn thích hợp theo từng dịng của mỗi yếu tố theo tiêu chuẩn dưới đây
1 Khơng quan trọng ; 2 Ít quan trọng ; 3 uan trọng trung bình ;
4 Khá quan trọng; 5 Rất quan trọng.
I. Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của Viễn thông Phú Yên
STT Các yếu tố bên trong Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
1 Năng lực quản lý, điều hành 2 Cơ cấu tổ chức sản xuất 3 Nguồn nhân lực
4 Năng lực tài chính
5 Trình độ cơng nghệ, năng lực mạng lưới 6 Khả năng đầu tư, nghiên cứu & phát triển