Nhiễm đất vì nước thải sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng do các hoạt động của một số khu công nghiệp ở bắc ninh đến chất lượng môi trường đất và nghiên cứu đề xuất các phương án quản lý môi trường (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CHUNG

2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất tại KCN

2.1.1. nhiễm đất vì nước thải sản xuất

Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu như nước ơ nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi lên đồng ruộng, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm.

Hiện nay, ở hầu hết các KCN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khơng có hệ thống xử lý nước thải tập trung, một số KCN đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng cũng chưa hoạt động. Tất cả nước thải của các KCN chỉ được xử lý tại các cơ sở sản xuất rồi được thải trực tiếp ra các hệ thống sông, kênh, mương tưới tiêu. Các nguồn nước mặt này vẫn là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Như vậy, qua thời gian, các chất ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất và dần tích luỹ trong cây trồng gây ơ nhiễm đất và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Nước thải của đa số các KCN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bị ô nhiễm do các nguồn thải chứa hàm lượng các chất ô nhiễm như: BOD, COD, TSS…cao trong nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.

- Chỉ số BOD5:

Theo kết quả phân tích tại 42 điểm lấy mẫu nước thải thì hàm lượng BOD5 tại 11/42 điểm quan trắc cao hơn QCCP. Có 4 điểm vượt QCCP 1-2 lần, 6 điểm vượt QCCP 4-6 lần. Tại vị trí NT4 (thuộc KCN Hạp Lĩnh) hàm lượng BOD5 cao nhất, vượt QCCP 6,9 lần.

Hình 2.1. Ơ nhiễm BOD trong nước thải tại các KCN vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Ninh

- Chỉ số COD: Hàm lượng COD tại 11/42 điểm quan trắc cao hơn QCCP. Tại vị trí NT4 (thuộc KCN Hạp Lĩnh) hàm lượng COD cao nhất, vượt QCCP 5,7 lần.

Kết quả quan trắc tại CCN Phong Khê trong các năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm COD, BOD5 và TSS luôn cao hơn QCCP từ 5 đến 10 lần vào các mùa khác nhau trong năm; đặc biệt vào mùa khơ tình trạng ơ nhiễm càng gia tăng.

Hình 2.2. Ơ nhiễm COD trong nước thải tại các KCN vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Ninh

- Chỉ số TSS: Hàm lượng TSS tại 15/42 điểm quan trắc cao hơn QCCP. Tại vị trí NT7 - Nước thải tại CCN Phong Khê hàm lượng TSS cao nhất, vượt QCCP 4,8 lần.

Hình 2.3. Ơ nhiễm TSS trong nước thải tại các KCN vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Ninh

- Các chỉ số khác: Tại một số KCN có dấu hiệu ơ nhiễm Mn, NH3, Sunfua.

Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, mương trở nên trầm trọng hơn. Theo kết quả quan trắc cho thấy tại nguồn nước mặt hầu hết các KCN chủ yếu bị ô nhiễm BOD, COD, NH3.

- Chỉ số BOD5: 27/42 điểm quan trắc có hàm lượng BOD5 cao hơn QCCP. Tại vị trí NM10 (thuộc CCN dịch vụ và thương mại Phong Khê) hàm lượng BOD5 cao nhất, vượt QCCP 7,7 lần.

Hình 2.4. Ơ nhiễm BOD trong nước mặt tại các KCN vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Ninh

- Chỉ số COD: 27/42 điểm quan trắc có hàm lượng COD cao hơn QCCP. Tại vị trí NM10 (thuộc CCN dịch vụ và thương mại Phong Khê) hàm lượng COD cao nhất, vượt QCCP 6 lần.

Hình 2.5. Ơ nhiễm COD trong nước mặt tại các KCN vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Ninh

- Chỉ số Amoniac (NH3): 37/42 điểm quan trắc có hàm lượng Amoniac cao hơn QCCP. Tại vị trí NM2 (thuộc KCN Võ Cường) hàm lượng Amoniac cao nhất, vượt QCCP 6 lần.

- Các chỉ số khác: Tại 30/42 điểm quan trắc có hàm lượng Fe cao hơn QCCP trong đó vị trí NM14 (thuộc CCN Hà Mãn - Trí Quả) hàm lượng Fe cao nhất, vượt QCCP 9,8 lần; 10/42 điểm có hàm lượng TSS cao hơn QCCP trong đó trong đó vị trí NM13 (thuộc CCN Hà Mãn - Trí Quả) hàm lượng TSS cao nhất vượt QCCP 6,1 lần. Các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (B1) [4].

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng do các hoạt động của một số khu công nghiệp ở bắc ninh đến chất lượng môi trường đất và nghiên cứu đề xuất các phương án quản lý môi trường (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)