Các chính sách khuyến khích

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng do các hoạt động của một số khu công nghiệp ở bắc ninh đến chất lượng môi trường đất và nghiên cứu đề xuất các phương án quản lý môi trường (Trang 61 - 66)

2.1.3 .Ơ nhiễm đất do khí thải

3.1. Hoàn thiện cơ cấu quản lý

3.1.4. Các chính sách khuyến khích

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tại các KCN, UBND tỉnh cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi như : các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong các KCN.

Ngoài ra, quản lý môi trường KCN cần gắn với định hướng phát triển bền vững, chú trọng phát triển kinh tế và giải quyết thoả đáng các vấn đề xã hội của địa phương.

Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các công nghệ xử lý chất thải phù hợp.

Thu hút vốn đầu tư và đa dạng hố nguồn đầu tư cho cơng tác BVMT khu công nghiệp.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT các KCN, khuyến khích xã hội hố hoạt động BVMT, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, công bố và phổ biến thông tin cho cộng động khu vực xung quanh KCN.

3.2. Quy hoạch phát triển KCN gắn với BVMT

Quy hoạch phát triển KCN nhỏ và vừa, CCN làng nghề của tỉnh cần được gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh. Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tại mỗi địa phương của tỉnh phải phù hợp với điều kiện tài nguyên, đặc điểm kinh tế xã hội, xu hướng phát triển thị trường.

Việc quy hoạch các KCN vừa và nhỏ để di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư, đồng thời các khu này phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng về cấp, thoát nước và xử lý nước thải. Quy hoạch tập trung theo Khu và CCN vừa và nhỏ cần xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, , hệ thống cấp điện, nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, bãi tập kết chất thải rắn để xử lý tập trung. Loại quy hoạch này thường áp dụng đối với các CCN Lỗ Sung, CCN Phong Khê, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn, CCN Hà Mãn – Trí Qủa....

Tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ các điều kiện về số lượng hộ sản xuất, quy mơ cơ sở và đặc trưng loại hình sản xuất, quy hoạch phương án sử dụng đất, quy hoạch không gian trước khi quyết định phương án quy hoạch nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp về BVMT. Không nên mở tràn lan các khu, CCN tập trung mà khơng có quy hoạch chi tiết.

Đồng thời với việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN cần phải đồng bộ với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ và xã hội trong KCN như xây dựng các khu thương mại, khu đô thị, đào tạo nghề, dịch vụ đóng vai trị tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Tại phiên họp thường kỳ ngày 19 tháng 7 năm 2010, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao cho Sở Cơng Thương chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát các CCN trên địa bàn. Trên cơ sở đó, lập quy hoạch phát triển các Cụm cơng nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025. Hướng dẫn xử lý chuyển tiếp đối với các KCN nhỏ và vừa, cụm CN làng nghề đã có trên địa bàn tỉnh. Xây dựng quy chế phối hợp quản lý Nhà nước, quy định cụ thể về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ với các sở, ban, ngành và các địa phương. Trong đó, Sở Cơng thương, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý về mặt Nhà nước để thảo luận, cho ý kiến đóng góp vào nhiều nội dung quan trọng.

3.3. Tăng cườngcông tác BVMT của các KCN

3.3.1. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

Hiện nay, các khu, cụm công nghiệp của tỉnh hầu như chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Do đó, cần có những biện pháp mạnh yêu cầu chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các khu, cụm công nghiệp mới và các khu, cụm công nghiệp đã hoạt động.

Đồng thời với việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cần thường xuyên giám sát hoạt động của các cơng trình xử lý. Các dự án xây dựng khu, cụm công nghiệp mới được phê duyệt cũng cần được đảm bảo về việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải.

3.3.2. Các doanh nghiệp trong KCN thực hiện xử lý chất thải

Với các doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư sản xuất cần có các biện pháp yêu cầu thực hiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; với các doanh nghiệp mới đầu tư vào khu, cụm cơng nghiệp cần có phê duyệt ĐTM hoặc cam kết mơi trường trong đó nhấn mạnh việc thực hiện các yêu cầu về môi trường. Cần giám sát và nghiệm thu các hệ thống xử lý chất thải trước khi nhà máy đi vào hoạt động sản xuất.

Việc quan trắc và báo cáo về chất lượng môi trường của các khu, cụm công nghiệp là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có khu, cụm cơng nghiệp nào tn thủ việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường. Điều đó cũng cho thấy bộ máy quản lý mơi trường tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa hồn thiện; cơng tác quản lý môi trường chưa thực sự được quan tâm.

Do đó Sở TN&MT cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát mơi trường tại một số KCN điển hình ở địa phương mình. Đặc biệt đối với các huyện có nhiều KCN như: Yên Phong, Từ Sơn, Quế Võ... để có số liệu đánh giá diễn biến mơi trường KCN với các loại hình sản xuất điển hình.

Tiến hành kiểm kê phát thải từ các nguồn thải tại các KCN nhằm quản lý được các thông tin về tổng lượng thải và tải lượng ô nhiễm của các chất thải.

Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng KCN vừa và nhỏ tại các huyện trên địa bàn tỉnh . Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải hồn thiện các thủ tục hành chính về mơi trường (ĐTM, CKBVMT, sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH...).

Các cơ quan quản lý về môi trường của tỉnh cần xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra tổng thể về môi trường tại các khu, cụm cơng nghiệp. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý, khuyến khích các đơn vị chủ đầu tư thực hiện cơng tác quan trắc tuân thủ nhằm đánh giá chất lượng môi trường một cách kịp thời, đồng thời từng bước xây dựng các phương án xử lý môi trường.

3.3.4. Tun truyền pháp luật về BVMT; các mơ hình quản lý và cơng nghệ thân

thiện với mơi trường

Có thể thấy hiện nay, vấn đề mơi trường tại các khu, cụm công nghiệp làng nghề chưa thực sự được các doanh nghiệp cũng như đơn vị chủ đầu tư chú trọng. Do vậy, việc tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về bảo vệ mơi trường là hết sức cần thiết.

Cần có các cuộc tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp sản xuất trong khu, cụm công nghiệp.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT các khu, cụm công nghiệp; nâng cao nhận thức của cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của người dân vào công tác kiểm tra, phát hiện, tố giác các hoạt động gây ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với sự phát triển của các KCN của Bắc Ninh như hiện nay, môi trường đất phải tiếp nhận nguồn thải đa dạng từ hoạt động sản xuất cơng nghiệp. nước thải, khí thải và chất thải rắn từ hoạt động của các KCN đều gây ảnh hưởng đến môi trường đất như đã được phân tích trong luận văn. Các chất thải này xâm nhập vào môi trường đất làm cho chất lượng đất sẽ bị suy giảm và gián tiếp gây ảnh hưởng tới hoạt động sống của con người.

Trong luận văn “Đánh giá ảnh hưởng do các hoạt động của một số khu công nghiệp ở Bắc Ninh đến chất lượng môi trường đất và nghiên cứu đề xuất các phương án quản lý môi trường” , tôi đã thực hiện được các công việc sau:

+ Đã tìm hiểu về tình hình phát triển và quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh

+ Đã đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hoạt động của một số Khu công nghiệp ở Bắc Ninh.

+ Bước đầu nghiên cứu đề xuất các phương án quản lý môi trường.

Đối với mỗi trường hợp ô nhiễm đất cụ thể, ta cần phải chọn phương án xử lý thích hợp về cơng nghệ lẫn kinh tế để giải quyết một cách hợp lý nhất. Đất khi đã bị ơ nhiễm thì việc xử lý là khó khăn và mất nhiều cơng sức, tiền của. Do đó, mơi trường đất cần được quan tâm nhiều hơn và phải có những chiến lược cụ thể để phòng tránh hay giảm thiểu ô nhiễm đất do công nghiệp. Thực hiện các công cụ quản lý môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển của công nghiệp không kéo theo sự gia tăng ồ ạt của các chất thải chưa được xử lý tác động, xâm nhập vào môi trường đất.

TÀI LIU THAM KHO

1. Lê Đức – Trần Khắc Hiệp. Giáo trình đất và bảo vệ đất, NXB Hà Nội, 2005 2. Lê Văn Khoa chủ biên (2010) giáo trình ơ nhiễm mơi trường đất và các biện

pháp xử lý, Nhà xuất bản giáo dục.

3. Bộ tài nguyên và môi trường, Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam cập nhật ngày 27/12/2011 trên

www.vea.gov.vn

4. Đề án: điều tra, đánh giá hiện trạng quy hoạch, sản xuất và bảo vệ môi trường tại các KCN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

5. Số liệu điều tra của Đề án Điều tra, đánh giá hiện trạng quy hoạch sản xuất và hiện trạng môi trường tại các KCN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 6. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện mạng lưới Quan trắc Tài nguyên và Môi

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng do các hoạt động của một số khu công nghiệp ở bắc ninh đến chất lượng môi trường đất và nghiên cứu đề xuất các phương án quản lý môi trường (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)