2.1.3 .Ơ nhiễm đất do khí thải
3.1. Hoàn thiện cơ cấu quản lý
3.1.1. Phân cấp quản lý
Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý của các khu, CCN của tỉnh là việc hết sức quan trọng. Căn cứ trên nhu cầu thực tế và tình hình phát triển sản xuất của các khu, CCN trong thời gian vừa qua, ngày 10 tháng 10 năm 2005 UBND tỉnh đã ra Quyết định 128/QĐ-UB Về việc ban hành Quy chế quản lý Khu công nghiệp nhỏ và vừa, CCN làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định này nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của “doanh nghiệp xây dựng và phát triển hạ tầng KCN nhỏ và vừa, CCN làng nghề” như sau:
- Được thu hút đầu tư vào KCN, xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, cho thuê lại đất đã xây dựng hạ tầng cho các doanh nghiệp khác và được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh đồng thời có nghĩa vụ đảm bảo xây dựng các hạng mục cơng trình, kết cấu hạ tầng, các yêu cầu khác về an ninh, an toàn lao động, BVMT…
Đối với “Tổ chức quản lý các KCN nhỏ và vừa, CCN làng nghề”, BQL khu công nghiệp huyện, thị xã là đơn vị trực thuộc UBND huyện, thị xã được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh có các chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể và là đầu mối thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với khu, CCN trên địa bàn.
Thực hiện Quyết định 128/QĐ-UB trên địa bàn tỉnh đã có 7/8 huyện, TX, TP thành lập Ban quản lý Khu công nghiệp.
- Quyết định 128/QĐ-UB đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của BQL về quản lý trước và sau đầu tư nhưng trách nhiệm và thẩm quyền liên quan đến bảo vệ môi trường chưa được đề cập như các vấn đề: phối hợp kiểm tra, nghiệm thu các hệ thống xử lý chất thải; kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện bảo vệ mơi trường của các doanh nghiệp, các dự án theo cam kết của báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường; tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất trong KCN; tuyên truyền , phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN.
Qua quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của các BQL khu cơng nghiệp, có thể đánh giá:
- Các BQL mới làm được một phần nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và quản lý trong đầu tư, còn công tác quản lý sau đầu tư hầu như chưa làm được.
- Công tác tiếp nhận bàn giao giữa BQL xã (trước đây làm chủ đầu tư) cho BQL khu cơng nghiệp huyện, TX, TP cịn gặp khó khăn do một số khu, CCN tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật chậm, chưa quyết toán kinh phí xây dựng dự án, chưa cơng khai suất đầu tư hạ tầng.
- Việc thu kinh phí đóng góp đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật của các doanh nghiệp đã thuê đất triển khai rất khó khăn nên hiện nay có cụm cơng nghiệp đã cho thuê hết diện tích vẫn chưa xây dựng được các cơng trình hạ tầng đường giao thơng, cây xanh, xử lý môi trường... như: Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Phú Lâm, Thanh Khương...
- Chưa nắm bắt và tham mưu kịp thời cho lãnh đạo huyện, thị xã, thành phố trong các lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng. Nhất là việc cấp phép xây dựng và kiểm tra giám sát thực hiện, giấy phép bị bng lỏng nên diễn ra tình trạng vi phạm quy định về quản lý đầu tư xây dựng ở các mức độ khác nhau tại hầu hết ở các cụm công nghiệp.
- Công tác tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu kinh phí để phục vụ cho việc quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật hầu hết chưa làm được.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là:
- Các BQL các KCN chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ của mình đã được quy định trong Quy chế, trông chờ ỷ lại vào sự hướng dẫn của cấp trên.
- Đối với nhiệm vụ làm chủ đầu tư các Khu, CCN, các BQL không đủ điều kiện vay vốn từ các tổ chức tín dụng, chỉ có thể chờ thu từ nguồn đóng góp hạ tầng thu của các doanh nghiệp thứ cấp nên không thể triển khai đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật.
- Các BQL mới thành lập, trình độ chun mơn cịn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trước những nguyên nhân còn tồn tại, một số phương án được đặt ra để giải quyết các nguyên nhân này như sau:
- Ban quản lý các KCN cần được UBND tỉnh Bắc Ninh, Bộ TN&MT và các Bộ, ngành khác ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách
quy định bảo vệ môi trường liên quan. BQL cần được tăng cường tổ chức chuyên trách về bảo vệ môi trường theo Nghị định số 81/2007/NĐ – CP bằng việc thành lập Phịng Quản lý mơi trường thuộc BQL nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường KCN của BQL các KCN.
- - BQL các KCN cần được giao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường bên trong KCN với vai trị là đơn vị chủ trì thực hiện: phối hợp kiểm tra, nghiệm thu các hệ thống xử lý chất thải; kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, các dự án theo cam kết của báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường; tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất trong KCN; tuyên truyền , phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các KCN.
- Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường KCN: chú trọng đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng cơng tác thẩm định thành lập KCN cũng như chất lượng công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo thi hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các KCN.