Quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 26)

1.2.1.Khái niệm quản lý rủi ro thanh khoản

Cho đến nay, chưa có khái niệm thống nhất về quản lý rủi ro. Có nhiều trường phái nghiên cứu và đưa ra những khái niệm về quản lý rủi ro rất khác nhau. Tuy nhiên quan điểm của trường phái mới được nhiều người tán đồng hơn cả. Quan điểm này cho rằng cần quản lý tất cả mọi loại rủi ro của ngân hàng một cách toàn diện.

Quản lý rủi ro thanh khoản là việc ngân hàng sử dụng hệ thống các cơ chế quản lý, giải pháp nghiệp vụ và công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xun trạng thái cân bằng cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi ro thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. Hay nói cách khác quản lý thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính lỏng của tài sản và cấu trúc danh mục của nguồn vốn.

Quản lý rủi ro khơng có nghĩa là né tránh mà là đối diện với rủi ro để lựa chọn mức giới hạn rủi ro có thể chấp nhận được nhằm tăng khả năng sinh lợi cho ngân hàng. 1.2.2.Mục tiêu của việc quản lý rủi ro thanh khoản

Thanh khoản của ngân hàng liên quan trực tiếp đến sự an tồn và sinh lợi. Duy trì an toàn thanh khoản, hay khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán là mục tiêu quan trọng xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng. Để duy trì tình trạng an toàn này, ngân hàng phải chấp nhận một khoản chi phí nhất định. Ngân hàng luôn phải cân nhắc sự đánh đổi giữa mức độ an toàn của thanh khoản và khả năng sinh lời. Do đó, mục tiêu của quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể được tóm gọn trong ba nội dung sau:

 Loại trừ tổn thất từ các rủi ro bất ngờ  Tối thiểu hóa tổn thất có thể xuất hiện

Để đáp ứng được các mục tiêu và làm cho hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản có hiệu quả hơn, nhà quản trị cần tuân theo một số nguyên tắc chủ đạo sau:

+ Thường xuyên bám sát hoạt động huy động và sử dụng vốn trong ngân hàng, điều phối các hoạt động này sao cho đồng bộ.

+ Người điều hành thanh khoản phải, một mặt, biết dự trù nhiều nguồn huy động vốn khác nhau cùng các chi phí tương ứng, xếp theo thứ tự từ dễ đến khó tiếp cận, sẵn sàng hốn đổi thứ tự để chủ động lựa chọn. Mặt khác, người này cũng phải chuẩn bị sẵn một số phương án sử dụng vốn xếp thứ tự từ cao xuống thấp theo lợi nhuận kỳ vọng. Nói khác, trong hoạt động thường ngày của ngân hàng, mọi luồng tiền ra vào, liên tục làm đảo trạng thái thanh khoản từ thiếu hụt sang thừa và ngược lại.

+ Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến thanh khoản phải được phân tích liên tục, tránh để kéo dài trạng thái thặng dư hoặc thâm hụt. 1.2.3.Các phương pháp đo lường thanh khoản của ngân hàng

Hiện nay có ba phương pháp đo lường thanh khoản được đưa ra: phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản. Các phương pháp này đều được xây dựng dựa trên giả định mọi ngân hàng chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định.

1.2.3.1.Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Phương pháp này bắt nguồn từ thực tế: thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; và thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Khi nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không cân bằng nhau, ngân hàng phải đối mặt với

khe hở tài trợ (financing gap). Khe hở này được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng nguồn vốn huy động trung bình và tổng dư nợ trung bình. Nếu khe hở này dương, ngân hàng phải có biện pháp bù đắp bằng các khoản tiền mặt và các tài sản có tính lỏng cao hoặc vay nợ trên thị trường tiền tệ.

gồm:

Những bước chính trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn bao

+ Dự đoán lượng tiền gửi và nhu cầu vay vốn trong kỳ kế hoạch (giai đoạn ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản).

hoạch.

+ Dự đốn những thay đổi về lượng tiền gửi và nhu cầu vay vốn trong kỳ kế

+ Ước tính trạng thái thanh khoản rịng (thâm hụt hay thặng dư) của ngân hàng trong kỳ kế hoạch, bằng cách so sánh mức thay đổi dự tính về tiền gửi và cho vay.

Một cách tiếp cận đơn giản hơn khi ước tính tiền gửi và nhu cầu vay vốn trong tương lai là phân chia dự báo về sự tăng trưởng của tiền gửi và nhu cầu cho vay thành ba bộ phận chính:

- Phần xu hướng được ước tính qua việc xây dựng một đường xu thế sử dụng giá trị tại các thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm đối với tổng tiền gửi và cho vay trong vịng ít nhất mười năm trở lại (hoặc theo một cơ sở thời gian khác, đủ dài để xác định xu hướng hay tỷ lệ tăng trưởng dài hạn bình quân).

- Phần mùa vụ đo lường sự thay đổi của tổng tiền gửi và cho vay trong những tuần, những tháng nhất định dưới tác động của yếu tố thời vụ trên cơ sở so sánh với mức tiền gửi và cho vay tại thời điểm cuối năm gần nhất.

- Phần chu kỳ thể hiện sự sai lệch so với tổng lượng tiền gửi và cho vay dự tính (đo được bằng phần xu hướng và phần mùa vụ). Sự sai lệch này phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế trong năm.

Áp lực thanh khoản chu kỳ là yếu tố rất khó dự báo trước. Các phương pháp sau đây giúp đưa ra những dấu hiệu về độ lớn của nhu cầu thanh khoản chu kỳ.

1.2.3.2.Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn.

Một cách tiếp cận khác trong việc ước tính yêu cầu thanh khoản của ngân hàng là phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn. Bước đầu tiên là tiền gửi và các nguồn vốn khác nhau của ngân hàng được chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng, ví dụ như:

+ Nhóm vốn "nóng": tiền gửi và vốn vay nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính bị rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch.

+ Nhóm vốn kém ổn định: các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó có một phần đáng kể (25-30%) có thể bị rút khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch.

+ Nhóm vốn ổn định (tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở): khoản mục vốn mà nhà quản trị ngân hàng tin rằng ít có khả năng bị chuyển khỏi ngân hàng.

Tiếp theo, người điều hành thanh khoản phải dành riêng một phần thanh khoản

đối với mỗi nhóm vốn nêu trên (dự trữ thanh khoản vốn) được xác định theo công thức:

Dự trữ thanh

khoản vốn = ∑ Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

xác định của nhóm x (Vốn tiền gửi và phi tiền gửi - Dự trữ bắt buộc) Mọi lúc, ngân hàng phải luôn sẵn sàng thực hiện các khoản cho vay chất lượng cao, nghĩa là đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng tín dụng do ngân hàng quy định. Ngân hàng phải có đủ dự trữ thanh khoản, vì khi cho vay, vốn sẽ rời ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Nhà quản lý ngân hàng dự tính con số vay tối đa tiềm năng và cần bố trí đủ thanh khoản hay đủ khả năng cho vay, tương đương với 100% phần chênh lệch giữa tổng dư nợ thực tế và tổng cho vay tối đa tiềm năng.

Như vậy, tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng sẽ được tính như sau

Tổng yêu cầu thanh

khoản của ngân hàng = Dự trữ thanhkhoản vốn + 100% x (Quy mô cho vay tối đa tiềm năng - Tổng dưnợ hiện tại)

Nhiều ngân hàng sử dụng xác suất khi quyết định giữ bao nhiêu thanh khoản cho các khoản tiền gửi và tiền vay. Đi sâu vào phương pháp cấu trúc vốn, nhà điều hành thanh khoản cố gắng làm rõ trạng thái thanh khoản tốt nhất và xấu nhất mà ngân hàng có thể gặp phải và phân bổ xác suất cho tất cả các trường hợp có thể.

1.2.3.3.Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản.

Nhiều ngân hàng ước tính yêu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành, nghĩa là nhu cầu thanh khoản được ước tính dựa trên chỉ số thanh khoản và các chỉ báo khác của trạng thái thanh khoản.

Chỉ số thanh khoản: đo lường tổn thất mà một ngân hàng gánh chịu, để đáp

ứng nhu cầu thanh khoản, phải bán tháo tài sản so với mức giá của tài sản đó trên thị trường (ở điều kiện bình thường). Cơng thức đo lường chỉ số thanh khoản được xác định như sau

I = ∑ [wi x (Pi / P*i) ] I : Chỉ số thanh khoản

wi : Tỷ trọng của tài sản thứ i trong danh mục tài sản Pi: Giá bán tháo tài sản của tài sản thứ i

P*i: Giá thị trường của tài sản thứ i Các chỉ báo trạng thái thanh khoản khác:

+ Chỉ tiêu chứng khốn thanh khoản (Chứng khốn Chính phủ / Tổng tài sản): so sánh tỷ lệ những chứng khoán lỏng mà ngân hàng nắm giữ với tổng danh mục tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

+ Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi (Tiền gửi thanh toán / Tiền gửi kỳ hạn), trong đó Tiền gửi thanh tốn bao gồm những khoản tiền gửi có thể được rút thơng qua phát hành séc; Tiền gửi kỳ hạn bao gồm những khoản tiền gửi có kỳ hạn cố định và phải chịu phạt nếu rút vốn trước hạn. Tỷ lệ này đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu, tỷ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và do đó yêu cầu thanh khoản sẽ giảm.

+ Chỉ tiêu chứng khoán cam kết (Chứng khoán cam kết / Tổng chứng khoán nắm giữ): tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

+ Chỉ tiêu đầu tư ngắn hạn (Đầu tư ngắn hạn / Vốn nhạy cảm): trong đó Đầu tư ngắn hạn bao gồm tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng khác và chứng khoán ngắn hạn. Tỷ lệ này càng cao gợi ý rằng trạng thái thanh khoản của ngân hàng đang được củng cố.

+ Chỉ số về trạng thái tiền mặt (Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền gửi khác / Tổng tài sản): tỷ lệ này càng cao ngụ ý rằng ngân hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời nhưng lại kém sinh lời.

+ Chỉ số năng lực cho vay (Cho vay và cho thuê ròng / Tổng tài sản): là một chỉ số thanh khoản âm vì cho vay và cho th là những tài sản có tính lỏng thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.

+ Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên: tiền gửi thường xuyên thuộc các tài khoản quy mô nhỏ của khách hàng và các tài khoản này thường ít bị rút bất thường.

+ Chỉ tiêu tiền gửi mơi giới: tiền gửi mơi giới có mức nhạy cảm cao đối với lãi suất và có thể bị rút ra nhanh chóng, ngân hàng nắm giữ càng nhiều tiền gửi mơi giới thì khả năng khủng hoảng thanh khoản càng lớn.

20

1.2.4. Các chiến lược quản lý thanh khoản.

Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo 3 hướng sau: tạo nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản Có), vay mượn bên ngồi (dựa vào tài sản Nợ), phối hợp cân bằng ở cả 2 hướng trên.

1.2.4.1Quản lý thanh khoản dựa vào tài sản Có (Dự trữ thanh toán, chứng khoán)

Để thực hiện chiến lược này, ngân hàng cần giữ những tài sản có tính lỏng cao, chủ yếu là tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Tài sản này có thể được nhanh chóng chuyển thành tiền và ngược lại dễ dàng theo yêu cầu. Ngoài tiền mặt và tiền gởi Ngân hàng Trung Ương và các tổ chức tín dụng khác, phổ biến nhất là trái phiếu Chính phủ, rồi đến cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.... Khi hụt thanh khoản, ngân hàng bán tài sản dự trữ này, khi thừa thanh khoản, ngân hàng lại phục hồi dự trữ. Loại tài sản này khá lỏng nhưng sinh lời thấp, tuy ổn định và an toàn. Chiến lược quản lý thanh khoản theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hóa tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt.

Chiến lược quản lý thanh khoản dựa vào tài sản Có hồn tồn chủ động tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho ngân hàng, ít bị lệ thuộc vào chủ thể khác. Chiến lược này phải chịu các nhược điểm sau:

+ Chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản, do ngân hàng mất đi nguồn thu nhập mà các tài sản này tạo ra.

+ Chi phí giao dịch (phí hoa hồng mua bán chứng khoán). + Tổn thất đối với ngân hàng nếu thời giá giảm lúc bán.

+ Hiệu quả sử dụng vốn bị ảnh hưởng khi ngân hàng phải đầu tư vào những tài sản có tính lỏng cao nhưng sinh lời thấp.

Ở đây, người điều hành thanh khoản luôn cân nhắc hài hịa giữa sự an tồn và mức sinh lời cho cả ngân hàng.

1.2.4.2Quản lý thanh khoản dựa vào tài sản Nợ (Đi vay)

Ngân hàng có thể đi vay trên thị trường tiền tệ (liên ngân hàng) để bù đắp sự tạm thời hụt thanh khoản. Phương án ứng phó này thường được chọn vào cuối ngày sau phiên giao hốn (clearing) cuối cùng, khi khơng cịn có thể bán chứng khoán, hay kịp thời gian huy động thêm nguồn vốn. Các nghiệp vụ thường được sử dụng bao gồm: vay qua đêm (Over night), vay thanh toán bù trừ của Ngân hàng Trung Ương,...

Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản nợ được hầu hết các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi, có thể đáp ứng đến 100% nhu cầu thanh khoản của họ. Một số hình thức được sử dụng như:

+ Vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc tái chiết khấu tại Ngân hàng Trung ương.

+ Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác của cá nhân và tổ chức kinh tế.

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Hạn chế của chiến lược này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị trường cho vay khi giải quyết thanh khoản (nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao). Người điều hành thanh khoản sẽ cân nhắc chênh lệch giữa lãi suất cho vay và đi vay khi quyết định chọn phương án ứng phó. Lãi suất rẻ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng có thể là lợi bất cập hại. Kỳ hạn vay trên thị trường này thường rất ngắn (theo ngày hay tuần); việc dùng nguồn này để cho vay lại, tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, sớm đẩy ngân hàng rơi vào vòng luẩn quẩn của rủi ro kỳ hạn, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Việc vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn tài chính khiến Ngân hàng Trung ương sớm chú ý rồi giám sát đặc biệt. Khi thông tin này lan rộng, người gửi tiền sẽ rút ồ ạt, ngân

hàng phải tốn thêm chi phí huy động vốn. Các ngân hàng khác sẽ thận trọng hơn trong quan hệ với ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản để tránh bị ảnh hưởng lây.

1.2.4.3 Chiến lược cân đối thanh khoản giữa tài sản Có và tài sản Nợ (Quản lý

thanh khoản cân bằng).

Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn cùng chi phí cơ hội khi duy trì thanh khoản bằng tài sản có, phần lớn ngân hàng đã dung hịa trong việc chọn lựa chiến lược thanh khoản, đồng thời kết hợp cả hai chiến lược trên thành chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Nội dung của chiến lược này là nhu cầu thanh khoản thường ngày được đáp ứng từ dự trữ (tiền mặt tại quỹ, các chứng khoán khả mại và tiền gửi tại các ngân hàng khác). Các nhu cầu thanh khoản khơng thường xun nhưng có thể dự đốn (theo thời vụ, chu kỳ và xu hướng) được hỗ trợ từ các hạn mức tín dụng thỏa thuận trước với các ngân hàng đại lý hoặc những nhà cung cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản đột xuất khó lường trước sẽ được đảm bảo từ việc vay ngắn hạn tên thị trường tiền tệ. Nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định nghiêm túc và được tài trợ từ các cam kết tín dụng cùng chứng khốn có thể chuyển hóa nhanh thành tiền khi có nhu cầu thanh khoản.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w