Quy định của Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 58 - 60)

2.1 Quá trình phát tri ển và ợi thế kinh doanh ủa Ngân hàng Th ươ ng

2.2.1.1 Quy định của Nhà nước

Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Việc ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước, luật các Tổ chức tín dụng, Luật thanh tra đã góp phần hồn thiện một bước quan trọng trong khn khổ pháp lý về giám sát ngân hàng. Nội dung giám sát được xây dựng trong các Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN về bảo đảm khả năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của Ngân hàng, Quyết định số 06/2008/QĐ- NHNN về xếp loại NHTM cổ phần, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ

đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro…đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Các quy định này được xây dựng trên cơ sở áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế phổ biến và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy định này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và kém hiệu quả trong việc bảo đảm an toàn hoạt động và quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Khung pháp lý về quản trị ngân hàng tại Việt Nam đã có nhưng cịn một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, như: Uỷ ban lương thưởng, Uỷ ban đề cử (đối với các vị trí nhân sự chủ chốt của ngân hàng) thuộc Hội đồng quản trị chưa phải là yêu cầu bắt buộc phải có; chưa nhấn mạnh tầm quan trọng về sự tham gia của các thành viên độc lập, khơng có quan hệ kinh tế với ngân hàng trong các uỷ ban thuộc Hội đồng quản trị. Các uỷ ban thuộc Hội đồng quan trị chưa có kênh báo cáo, thông tin hiệu quả và các công cụ quản lý phù hợp; hầu hết các uỷ ban chưa thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Chính sách cơng bố và minh bạch thông tin chưa đầy đủ.

Các chiến lược quản lý thanh khoản của hầu hết các tổ chức tín dụng cịn khá chung chung. Các tổ chức tín dụng chưa có cơng cụ phù hợp để lượng hố rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường dưới 2 tuần), thiếu các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Dù cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản đã được xây dựng, nhưng vận hành chưa hiệu quả, vai trò của ALCO cịn mờ nhạt. Các cơng cụ như phân tích và quản trị độ lệch thời gian, tình huống, rủi ro tập trung, ảnh hưởng của các cam kết cho vay chưa giải ngân… chưa được áp dụng phổ biến và linh hoạt. Rất ít tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch (giả định) đối phó với khủng hoảng thanh khoản, nếu có xây dựng thì cũng chưa được luyện tập và cập nhật thường xuyên, liên tục.

Cho đến nay, cùng với đà phát triển của hệ thống ngân hàng cả về quy mô, số lượng và loại hình, một số chính sách của Ngân hàng Nhà nước cũng gây tác động không tốt cho các NHTM. Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định kể từ ngày 24/09/2009 tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay là 30% (so với quy định cũ tại Quyết định 457 là 40%), buộc ngân hàng giảm mạnh cho vay trung dài hạn để tránh vi phạm quy định mới.

Thơng tư mới cịn quy định “nguồn vốn trung và dài hạn là nguồn vốn có thời hạn cịn lại trên 12 tháng”, tức là, các khoản huy động có thời hạn gốc trên 12 tháng nhưng tại thời điểm tổ chức tín dụng tính tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, các khoản huy động này có thời hạn cịn lại từ 12 tháng trở xuống chỉ được tính là nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng.

Trong khi đó, khoản cho vay trung hạn được quy định là “khoản cho vay, cho th tài chính có thời hạn cho vay trên 12 tháng”, tức là, các khoản vay có thời hạn trên 12 tháng, tại thời điểm tính tỷ lệ trên, nếu có thời hạn cịn lại từ 12 tháng trở xuống vẫn được tính là cho vay trung dài hạn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w