Đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Lê Tuyến

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại TỔNG hợp lê TUYẾN (Trang 44 - 47)

II. Nguồn kinh phí và quỹ

2.3.Đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Lê Tuyến

Lê Tuyến

2.3.1. Thuận lợi

Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Lê Tuyến đã xây dựng được mô hình quản lý tài chính khoa học và hợp lý và có hiệu quả phù hợp với tính chất đặc điểm của ngành sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã

không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, quản lý công nghệ, mở rộng quy mô, ký kết nhiều hợp đồng, luôn tìm tòi nghiên cứu cải tiến hợp lý hoá sản xuất và quy trình công nghệ sản phẩm góp phần nâng cao chất luợng sản phẩm và ngày càng khẳng định uy tín của mình.

Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng thực sự là cơ quan tham mưu giúp vệc cho ban giám đốc một cách hiệu quả, nhằm giúp cho ban lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Công ty đã nhận thức đúng đắn đường lối, chủ trương phát triển của Đảng và nhà nước, vận dụng sáng tạo các quy luật của thị truờng. Vì vậy đã vuợt qua được các khó khăn thử thách và không ngừng phấn đấu đi lên theo định hướng XHCN hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty được nâng cao.

Có được kết quả như trên là do Công ty đã xác định được hướng đi đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn tìm ra những giải pháp phù hợp với tình hình mới trên cơ sở phân tích danhs giá một cách đầy đủ, khách quan tình hình bên ngoài, cũng như tình hình quản lý nội bộ trong Công ty.

2.3.2. Khó khăn

Cùng với những mặt đã đạt được như trên thì bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần được tạo điều kiện hoàn thiện và phát huy những mặt mạnh của mình.

Về công tác quản lý: Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Lê Tuyến chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy việc quản lý phải hết sức chặt chẽ, tiết kiệm việc tiêu hao chi phí, quản lý sát sao tình trạng tồn đọng NVL, tránh tình trạng gây lãng phí, ứ đọng vốn, phải gắn đựơc trách nhiệm của công

nhân, cán bộ trong doanh nghiệp. Như vậy Công ty sẽ khắc phục được những kẽ hở có thể gây lãng phí NVL

Về công tác quản lý tài chính: Bộ máy kế toán của Công ty đã góp phần không nhỏ vào quá trình hoạt động sản xuất cũng như sự phát triển của Công ty. Nhưng bộ máy kế toán hoạt động còn chưa hiệu quả cao, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của Công ty, đó là các phần hành kế toán có nhiệm vụ riêng nhưng có phần hành kế toán còn kiêm công việc tuơng đối lớn. Ngoài ra đội ngũ kế toán còn có sự luân phiên trong việc đảm nhận mỗi phần kế toán, điều đó giúp cho mỗi nhân viên kế toán nắm bắt một cách tổng quát kế toán ở Công ty về tất cả phần hành giúp cho kế toán không bị gián đoạn. Tuy nhiên sẽ không tân dụng đựơc những khả năng có thể phát huy do quen công việc và có thể có những sáng tạo được rút ra từ thực tiễn ở mỗi nhân viên trong khi đảm nhận mỗi phần hành đó. Mặt khác, các nhân viên kế toán lại phải làm quen với công việc sau mỗi lần luân phiên.

Về công tác quản lý, dự trữ: Công ty đã biết được NVL dễ mua nên không dự

trữ nhiều. Nhưng có trường hợp có sự biến động, hoặc sự khan hiếm về loại NVL nào đó thì Công ty phải mua với giá cao hơn hoặc không đáp ưng yêu cầu về NVL dẫn đến ảnh hưởng tới bán hàng cũng như sự biến động về giá cả sản phẩm.

Nhìn chung các tài khoản mà Công ty sử dụng là hợp lý đối với việc hạch toán. Tuy nhiên Công ty còn chưa sử dụng một số tài khoản như các tài khoản dự phòng, vì toàn bộ nguyên vật liệu của Công ty đều phải mua ngoài mà giá cả thị truờng luôn có sự biến động nên có tác động không nhỏ đến chi phí bán hàng, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Do vậy, Công ty nên sử dụng tài khoản dự phòng để đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại TỔNG hợp lê TUYẾN (Trang 44 - 47)