3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Dữ liệu và mơ hình
3.2.1. Dữ liệu
Dữ liệu được lấy từ 2 nguồn:
i) Các báo cáo tài chính của các cơng ty được niêm yết trên sàn chứng khoán thuộc HOSE và HNX từ năm 2008 đến năm 2012.
ii) Dữ liệu về giá cổ phiếu và chỉ số thị trường lấy từ nguồn dữ liệu của HOSE, HNX, website cafef.vn, website stox.vn.
Sau khi loại bỏ các công ty không thu thập đủ dữ liệu cho các biến cần nghiên cứu, kết quả thu được 192 công ty. Được phân thành 6 ngành theo hệ thống ICB gồm: vật liệu cơ bản (basic material), hàng tiêu dùng (consummer goods), dịch vụ tiêu dùng (consummer service), công nghiệp (industrial), công nghệ (technology), dịch vụ hạ tầng (utilities).
3.2.2. Mơ hình
Bài nghiên cứu sử dụng hai mơ hình hồi quy tobit và hồi quy logit.
Đa số các công ty chi trả cổ tức bằng tiền hằng năm, nhưng bên cạnh đó cũng có khơng ít trường hợp cơng ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc không trả cổ tức trong năm. Do đó, biến phụ thuộc cần khảo sát là tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền sẽ chỉ quan sát được đối với những năm có chi trả cổ tức. Những năm khơng chi trả cổ tức thì biến phụ thuộc không quan sát được. Để ước lượng mơ hình hồi quy trong trường hợp này, tác giả khơng sử dụng mơ hình thơng thường OLS mà sử dụng mơ hình tobit để đo lường mức độ và tỷ lệ tác động của các yếu tố lên tỷ lệ trả cổ tức.
Ngoài ra, để xem xét khả năng tác động của các yếu tố khảo sát lên quyết định cổ tức. Hay nói cách khác, đó là khả năng công ty trả cổ tức hay không trả cổ tức phụ thuộc vào yếu tố nào, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy logit với biến phụ thuộc là một biến giả. Trường hợp cơng ty có trả cổ tức trong năm thì giá trị của biến phụ thuộc là 1 và ngược lại thì nhận giá trị 0.
3.2.2.1. Mơ hình hồi quy tobit
DPRit = α + ’Xit + it nếu vế phải > 0, hoặc DPRit = 0 (3.1)
Biến phụ thuộc:
DPRit : Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền = cổ tức bằng tiền trên mỗi cổ phần chia cho thu nhập trên mỗi cổ phần.
(1) OUTSIDE :Số lượng thành viên trong HĐQT không trực tiếp tham gia điều hành công ty (còn gọi là thành viên độc lập hoặc thành viên bên ngoài) (2) CFA :Đo lường khả năng sinh lời và bằng dòng tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh chia cho tổng tài sản.
(3) FCF :Đo lường khả năng thanh khoản và được tính bằng tỷ lệ dòng tiền tự do chia cho tổng tài sản.
(Dòng tiền tự do = Thu nhập sau thuế + khấu hao - thay đổi vốn lưu động - chi tiêu vốn)
(4) TANG :Cấu trúc tài sản được tính bằng tài sản cố định chia cho tổng tài sản.
(5) BETA :Rủi ro kinh doanh được đo lường thông qua chỉ số beta của thị trường. Beta được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu công ty và tỷ suất sinh lợi của thị trường, được tính theo tuần.
(6) SIZE : Quy mơ cơng ty được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản.
(7) MB : Cơ hội tăng trưởng được tính bằng giá thị trường chia cho giá trị sổ sách của vốn cổ phần.
(8) LEV : Mức độ nợ được đo lường bằng tổng nợ vay chia cho tổng vốn chủ sở hữu.
(9) BOARDOWN: Tỷ lệ phần trăm cổ phần được sở hữu bởi các thành viên bên
trong công ty.
3.2.2.2. Mơ hình hồi quy logit
Gọi Pi là xác suất cơng ty quyết định trả cổ tức và được ước lượng bằng một hàm phân phối logit.
Pi= 1/ [1+ exp(-XT )]
Với XTi là ma trận các tham số, nhận giá trị từ -∞ đến +∞. Pi nhận giá trị từ 0 đến 1. Khi đó, (1-Pi) là xác suất cơng ty khơng trả cổ tức.
Nên Pi /(1-Pi) = exp(XT )
Lấy logarit 2 vế ta được phương trình logit
i
Li = Ln[Pi /(1-Pi)] =XT
Và do đó, ta có mơ hình ước lượng logit như sau:
Li = ln [Pi/(1-Pi)] = XT + i (3.2)
Biến phụ thuộc:
Là biến giả, nhận giá trị 1 cho các cơng ty trong năm có trả cổ tức bằng tiền, ngược lại nhận giá trị là 0 (các công ty không trả cổ tức hoặc cổ tức bằng cổ phiếu). Các biến độc lập: giống như mơ hình tobit ở trên.
Trong hai mơ hình trên thì các biến địn bẩy tài chính, rủi ro hệ thống, quy mô công ty được xem là biến kiểm soát. Và các biến tỷ lệ thành viên không điều hành trong ban quản trị, dịng tiền tự do, cơ hội có thu nhập được xem như thay cho chi phí đại diện.
3.2.3. Kiểm định sự tác động của yếu tố ngành lên chính sách cổ tức
Để xem xét tác động của yếu tố ngành lên chính sách cổ tức, tác giả thêm vào cả hai mơ hình tobit và logit 5 biến giả ngành. Vì có tất cả 6 ngành nên số biến giả là 6-1=5 để tránh bẫy biến giả. Nếu công ty thuộc ngành thứ nhất (vật liệu cơ bản) thì IND1=1, ngược lại nếu cơng ty khơng thuộc ngành thứ nhất thì IND1 = 0. Cách gán giá trị tương tự cho các biến từ IND2 đến IND5. Như vậy các công ty thuộc ngành thứ 6 sẽ có giá trị IND1=IND2=IND3=IND4=IND5=0.
DPRit = α + ’Xit + £INDit + it nếu vế phải > 0, hoặc DPRit = 0 (3.3) Li = ln [Pi/(1-Pi)] = XT + £INDit + i (3.4) Ngồi ra, do các cơng ty có năm trả cổ tức nhưng có năm thì giữ lại tồn bộ lợi nhuận, nên tỷ lệ trả cổ tức khơng tn theo phân phối chuẩn. Đo đó, tác giả đề xuất kiểm định phi tham số theo Kruskal-Wallis để kiểm tra sự khác biệt trong tỷ lệ cổ tức chi trả giữa các ngành. Phương pháp này được đề xuất bởi A.Michel (1979) khi kiểm tra sự khác biệt về tỷ lệ trả cổ tức ở Mỹ giai đoạn 1967-1976 và Pandey (2003) khi kiểm tra sự khác biệt tỷ lệ trả cổ tức các công ty ở Malaysia giai đoạn 1993-2000. Bài nghiên cứu này sử dụng kiểm định Friedman để kiểm tra sự khác biệt tỷ lệ trả cổ tức của mỗi ngành qua các năm.
i
i