Có cuờng độ sáng đủ lớn cho xe di chuyển
Khơng làm lóa mắt nguời điều khiển xe chạy nguợc chiều.
5.1.3. Phân loại:
- Neu phân loại theo vị trí ta có chiếu sáng:
Trong xe (đèn trần, đèn soi sáng capơ, đèn báo cửa mở, hệ thống đèn báo hiệu ...) Ngoài xe (đèn pha, cốt, suơng mù, đèn lái, đèn soi bảng số, đèn lùi ...).
5.2 CÁC THÔNG SỐ cơ BẢN, CHỨC NĂNG
Là chiều dài lớn nhất của vùng ánh sáng phát ra tính từ đèn đầu.
Khoảng chiếu sáng khi xe chạy bật pha (chiếu xa) ký hiệu là Hight là từ 7 75 - 255m. Khoảng chiếu sáng khi xe chạy bật cốt (chiếu gần) ký hiệu là Low là từ 45 - 80m.
5.2.2. Cường độ ánh sáng:
- Cường độ ánh sáng là năng lượng để phát xạ ánh sáng ở một khoảng cách nhất định. Năng lượng ánh sáng có hên quan đến nguồn sáng và cường độ ánh sáng được đo bằng đơn vị c.d (candelas). Trước kia, đơn vị c.p (candle power) cũng được áp dụng: 1 c.d = 1 c.p.
- Tổng các hạt ánh sáng rơi trên 1 bề mặt được gọi cường độ chiếu sáng, được đo bằng đơn vị lux (hoặc metre-candles). Một bề mặt được chiếu sáng với cường độ 7 lux (hay 7 metre-
candles) khi 1 bóng đèn có cường độ ánh sáng 7 c. d đặt cách 7 m từ màn chắn thẳng đứng.
Khi gia tăng khoảng cách, cường độ chiếu sáng sẽ giảm. Cường độ chiếu sáng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách tính từ nguồn sáng. Điều này có nghĩa là khi khoảng cách chiếu sáng tăng gấp đơi thì cường độ ánh sáng trên bề mặt mà ánh sáng phát ra sẽ giảm xuống bằng % cường độ ánh sáng ban đầu. Vì vậy, nếu cần một ánh sáng có cường độ lớn nhất như lúc ban đầu thì năng lượng cung cấp cho đèn phải tăng lên gấp 4 lần.
5.2.3. Chức năng các loại đèn:
Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn chức năng, bao gồm:
- Đèn kích thước trước và sau xe (side & rear lamps): Đèn lái được bật khi trời bắt đầu tối
dùng để soi sáng xung quanh xe, soi sáng bảng số, táp lô. Báo cho người điều khiển xe chạy chiều ngược lại biết kích thước của xe như chiều rộng, chiều cao, chiều dài. hoặc khi người sử dụng phương tiện có nhu cầu dừng xe vào buổi tối thì cũng bật đèn này.
- Đèn đầu (head lamps - main driving lamps):
Dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp người điều khiển phương tiện có thể quan sát đường trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.
- Cơng suất định mức của đèn đầu:
Ở chế độ chiếu xa bật pha (ký hiệu là H) từ : 45 w - 70W. Ở chế độ chiếu gần bật cốt (ký hiệu là L) từ : 35W - 40W.
- Đèn sương mù (fog lamps):
Trong điều kiện có sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng trắng phía trước, có thể gây chói mắt cho người điều khiển các xe chạy ngược chiều và người đi đường.
Đèn sương mù có cường độ sáng thấp hơn sẽ giúp giảm được tình trạng này. Điện áp cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước, có nghĩa là phải bật đèn kích thước sáng thì ta bật đèn sương mù mới sáng (đây là một nguyên tắc bắt buộc)
Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện có suơng mù hoặc tầm nhìn hạn chế do thời tiết. Điện áp cung cấp cho đèn này đuợc lấy sau đèn cốt (dipped beam).
Một đèn báo cũng có thể đuợc gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn suơng mù phía sau hoạt động.
- Đèn lái phụ (auxiliary driving lamps):
Đèn này đuợc nối với nhánh đèn pha chính, dùng để tăng cuờng độ chiếu sáng khi bật đèn pha. Nhưng khi có xe đối diện đến gần, đèn này phải được tắt thông qua một cơng tắc riêng để tránh gây chói mắt tài xế xe chạy ngược chiều.
- Công tắc chớp pha (headlamp flash switch):
Cơng tắc đèn chóp pha hay cịn gọi là công tắc đá đèn, được sử dụng để ra hiệu cho các xe khác theo chiều ngược lại biết tình trạng đèn đang ở chế độ nào. Hoặc khi xe chạy cùng chiều muốn xin vượt lên trước, mà không phải bật công tắc đầu (pha, cốt).
- Đèn lùi (reversing lamps):
Đèn này sẽ sáng màu trắng khi xe gài số lùi nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường biết tránh xe. Thông thường người ta có gan thêm chng nhạc báo hiệu.
- Đèn phanh (brake lights):
Dùng để báo cho người điều khiển xe sau biết để giữ khoảng cách an toàn khi đạp phanh. Đèn thường có màu đỏ giúp cho người điều khiển phía sau xử lý tình huống khẩn cấp.
- Đèn báo trên tableau (warning indicators):
Đèn này chỉ sáng khi bật công tắc đèn lái, Dùng để hiển thị các thông số, tình trạng hoạt động của các hệ thống, bộ phận trên xe và báo lỗi (hay báo nguy) khi các hệ thống trên xe hoạt động có sự hư hỏng bất bình thường.
- Đèn trần (room light):
Đèn trần dùng để soi sáng trong xe khi người sử dụng có nhu cầu chiếu sáng trong xe thì bật cơng tắc ở vị trí ON.muốn tắt phải bật trở lại vị trí OFF.
Khi cơng tắc ở vị trí DOOR thì đèn trần chỉ sáng khi người sử dụng mở cửa bước từ trong xe ra ngồi. Nó sẽ tắt ngau khi cửa xe được đóng lại.
Đến bộ khởi động Front fog switch Relay (Slide - right) (Rear - right) (Number plate)
Báo pha (Main beam warning) Đèn dẫu - xa (Headlamp - main) Đèn dẫu - gần (Headlamp - dip)
Đèn dẫu - xa (Headlamp - main) Đèn phụ trái
(Auxiliary - left) Đèn phụ phải (Auxiliary - right) Đèn sương mù trước - trái (Front fog - left) Đèn sương mù trước - phải (Front fog - right) Đèn kích thuớc trước - trái (Slide - left)
Đèn kích thuớc sau - trái (Rear - left)
Hình 5.1: Sơ đồ mạch điện chiếu sáng trên ơtơ
Trên hình 1 trình bày sơ đồ đấu dây của một hệ thống chiếu sáng căn bản trên ô tô. cần luu ý rằng, các bóng đèn đuợc đấu song song và các dây mass thuờng đuợc nối chung cho một cụm bóng đèn.
Vì vậy, trong truờng hợp thiếu mass (do khoen bat mass tiếp xúc không tốt với thân xe hoặc bị gỉ), dòng điện sẽ chạy qua phía dây mass cịn tốt nên một số bóng sẽ đuợc đấu nối tiếp: ví dụ bật đèn rẽ nhưng đèn kích thước chớp.
5.3 CẤU TẠO BĨNG ĐÈN