Phần mở đầu:
Quốc hiệu và tiêu ngữ. Tên cơ quan ban hành.
Số và ký hiệu.
Địa danh, ngày tháng năm Tên loại văn bản: Tờ trình. Trích yếu nội dung.
Phần triển khai:
+ Đặt vấn đề: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt, phân tích những căn cứ thực tế làm nổi bật các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.
+ Nội dung tờ trình: Nêu tóm tắt nôi dung của đề nghị mới, các phương án khả thi một cách cụ thế, rõ ràng, khơng phân tích chung chung, với các luận cứ kèm theo tài liệu có thơng tin trung thực, có độ tin cậy cao. Phân tích những phản ứng có thể xảy ra xung quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; những khó khăn, thuận lợi khi triển khai thực hiện; những biện pháp khắc phục cần phải được trình bày khách quan, tránh nhận xét chủ quan, thiên vị. Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới đối với sản xuất, đời sống xã hội, công tác lãnh đạo, quản lý...
+ Kết thúc Tờ trình: Nêu những kiến nghị đề cấp trên xem xét chấp thuận đề xuất mới đã nêu để sớm được triển khai thực hiện. Có thể nêu một vài phương án để cấp trên duyệt, nhằm khi cần có thể chuyển đổi phương án. Kiến nghị phải xác đáng. Phần kết: Thẩm quyền ký Con dấu hợp pháp. Nơi nhận. Các yếu tố khác ( nếu có). Mẩu tờ trình
Cơ QUAN CHỦ QUẢN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cơ QUAN BAN HÀNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /TTr-CQBH Địa danh, ngày tháng năm 20...
TỜ TRÌNH
về việc .........................................
..................................................................................................................................ỉ.
Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC vụ CỦA NGƯỜI KÝ(9)
” .......................................9
-.................; (Chữ ký, dấu)
-Lưu: VT, ...(10). A.XX(ll).
Họ và tên
Bài tập thực hành:
1) Soạn thảo Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm cán bộ
2) Soạn thảo Tờ trình về việc đề nghị thay đổi thời giờ làm việc 3) Soạn thảo Tờ trình về việc đề nghị xin bổ sung kinh phí
3.3. Kỹ thuật soạn thảo Thông báo
MỤC TIÊU
Sau khi học xong nội dung này, HSSV có khả năng:
■ về kiến thức:
Hiểu và trình bày được khái niệm, bố cục của Thông báo
■ về kỹ năng:
Kỹ năng viết Thông báo có thể thức và nội dung phù hợp
■ về thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc soạn thảo Thơng báo đúng thể thức và có nội dung phù họp.
a) Khái niệm
Thông báo là một loại văn bản dùng để thông tin một nội dung về một hội nghị hay một thông tin vê các hoạt động quản lý cho các chủ thể có liên quan biết thông tin về một kết quả của hoạt động, truyền đạt kịp thời các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
b) Phân loại:
Dựa mục đích và nội dung, có thể chia Thơng báo thành các loại sau: - Thơng báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị - Thông báo về kết quả các hội nghị, cuộc họp
- Thông báo về nhiệm vụ được giao - Thông báo về thông tin, hoạt động - Thông báo kết luận cuộc họp
c) Yêu cầu
Thông báo phải được viết ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, kịp thời, chính xác và đủ lượng thơng tin cần thiết.