Phần mở đầu:
Quốc hiệu và tiêu ngữ. Tên cơ quan ban hành. Số và ký hiệu.
Địa danh, ngày tháng năm Tên loại văn bản: Thơng báo. Trích yếu nội dung.
Phần triển khai:
+ Đặt vấn đề: Giới thiệu trực tiếp vấn đề cần thông báo. + Nội dung thông báo:
Đối với thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị cần nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt, tóm tắt nội dung cơ bản của văn bản đó và yêu cầu cần quán triệt, triển khai, thực hiện.
Đối với thông báo về kết quả các hội nghị, cuộc họp phải nêu ngày giờ họp, thành phần tham dự, người chủ trì; tóm tắt nội dung hội nghị, các quyết định, nghị quyết của hội nghị, cuộc họp đó (nếu có).
Đối với thơng báo về nhiệm vụ được giao phải ghi rõ, ngắn gọn, đầy đủ nhiệm vụ, những yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ; biện pháp cần áp dụng để triển khai thực hiện.
Thông báo về thông tin, hoạt động cần nêu rõ nội dung hoạt động quản lý, lý do và thời gian tiến hành hoạt động đó.
Thơng báo kết luận của một cấp có thẩm quyền cần nêu rõ họ tên cấp có thẩm quyền đó; nội dung cuộc h ọp dẫn đến kết luận và chỉ rõ cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành; nêu rõ nội dung của kết luận.
+ Kết thúc thơng báo: Nhắc lại nội dung chính, trọng tâm cần nhấn mạnh, lưu ý
người đọc hay một nội dung xã giao; cám ơn nếu xét thấy cần thiết.
Phần kết:
Thẩm quyền ký. Con dấu họp pháp. Nơi nhận.
Mẩu thông báo
Cơ QUAN CHỦ QUẢN
Cơ QUAN BAN HÀNH
Số: /TB-CQBH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa danh, ngày tháng năm 20...
THÔNG BÁO
về việc ..........................................
Nơi nhận: QUYỀN HẠN, CHỨC vụ CỦA NGƯỜI KÝ(9)
5
(Chữ ký, dấu) -Lưu: VT, ...(10). A.XX(ll).
Họ và tên
Bài tập thực hành:
1) Soạn thảo Thông báo về việc nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm 2017 của cơng ty cổ phần Bình Minh.
2) Soạn thảo Thơng báo về việc nâng cấp phần mềm bán hàng của công ty cổ phần FFT.
3) Soạn thảo Thông báo về kết luận của Giám đốc tại cuộc họp của công ty TNHH Hoa Mai.
3.4. Kỹ thuật soạn thảo Quyết địnhMỤC TIÊU MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này HSSV có khả năng:
■ về kiến thức:
Hiểu và trình bày được khái niệm, bố cục của Quyết định
■ về kỹ năng:
Kỹ năng viết Quyết định có thể thức và nội dung phù hợp
■ về thái độ:
Nhận thức được tàm quan trọng của việc soạn thảo Quyết định đúng thể thức và có nội dung phù họp.
a) Khái niệm
Quyết định là văn bản rất thông dụng, được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành. Thẩm quyền ban hành quyết định quy phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b) Phân loại:
Xét theo đối tượng tác động, có thể chia Quyết định thành 2 loại:
- Quyết định gián tiếp: thường được dùng để ban hành một số quy chế, quy định, định mức, tiêu chuẩn ... mới trong một ngành, một lĩnh vực hoặc trong một cơ quan, tổ chức nào đó hoặc dùng để sửa đổi, bổ sung một số điều còn sai sót hoặc thiếu trong các quy chế, quy định, định mức, tiêu chuẩn... đã được ban hành.
- Quyết định trực tiếp thường được sử dụng trong những trường hợp cụ thể: Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; Quyết định nâng lương; Quyết định bổ nhiệm; Quyết định điều động; Quyết định thôi việc.v.v..