Bảng 3.9: Tính EVA theo mơ hình CAPM sau điều chỉnh

Một phần của tài liệu Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 80 - 85)

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Cách tính Năm2010 Năm2011 2012Năm

1 Vốn đầu tư theo sổ sách kế toán 6,459 35,845 11,794

2 Vốn đầu tư theo thị giá 6,627 34,468 7,451

3 WACC (%) 24.58% 14.00% 12.56%

4 Chi phí sử dụng vốn đầu tư 4=2x3 1,629 4,826 936

5 Lợi nhuận hoạt động sau thuế(NOPAT) 1,759 6,902 5,216

6 EVA 6 =5-4 130 2,076 4,280

7 ROI (%) 7 = 5:2 26.54 20.02 70.00

Từ kết quả tính tốn các thước đo thành quả hoạt động qua các năm 2010- 2012 ở bảng 3.8 chúng ta nhận thấy rằng lợi nhuận hoạt động sau thuế dương nhưng EVA qua 3 năm đều là số âm có nghĩa là SCB chưa tạo ra giá trị tăng

thêm cho cổ đông, giá trị của SCB bị sụt giảm. Nguyên nhân của thực trạng nói trên khơng khó để nhận ra là do các năm qua tình hình huy động vốn khó khăn buộc phải cạnh tranh quyết liệt để giữ chân khách hàng gửi tiền, SCB đã huy động tiền gửi với lãi suất cao để thu hút khách hàng gửi tiền về phía mình nhằm giải quyết vấn đề căng thẳng thanh khoản. Đặc biệt năm 2011do SCB gặp khó khăn về thanh khoản (vì sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn) nên buộc SCB phải đi vay ở thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN đã dẫn đến chi phí sử dụng vốn lớn. Chính vì vậy, SCB sẽ khơng thể có lãi bởi chi phí sử dụng vốn quá nhiều.

Lợi nhuận thực tế giảm đương nhiên sẽ kéo theo chỉ tiêu cổ tức đi xuống. Khơng khó để nhận ra rằng thực trạng của nền kinh tế trong giai đoạn năm 2010- 2012 cùng với những khó khăn của thị trường tiền tệ (mức lãi suất cho vay cao ngất ngưởng) đã đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng "khơng lối thốt”. Và đây chính là lý do dẫn đến các doanh nghiệp không thể trả nợ SCB. Do vậy, nợ xấu SCB tăng cao trong các năm qua. Ngoài ra, nợ xấu năm 2011 là hệ lụy của nhiều năm kinh doanh về trước do SCB tăng trưởng quá nóng. Đặc biệt là trước diễn biến nợ xấu vẫn tăng và yêu cầu của NHNN đặt ra là phải trích lập dự phịng đủ trước khi chia cổ tức cho cổ đơng.

Điều này vơ hình dung đã đẩy SCB vào tình trạng buộc phải chấp nhận những rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro về nghiệp vụ. Đặc biệt là rủi ro về tín dụng là rủi ro rất lớn trong vấn đề tăng trưởng nhanh. Sang năm 2012 khi SCB xiết chặt việc cho vay sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, mất khả năng thanh toán; nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản, đẩy gánh nặng nợ xấu về phía SCB, chất lượng tín dụng suy giảm làm tăng chi phí trích lập dự phịng rủi ro và làm giảm lợi nhuận của SCB. Ngoài ra lãi suất huy động tăng cao trong khi lãi suất và các khoản phí dịch vụ trong hoạt động cho vay bị khống chế làm cho hoạt động tín dụng khơng hiệu quả; NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm chi phí sử dụng vốn của SCB tăng lên, từ đó làm giảm lợi nhuận.

Như vậy để tính chính xác EVA cần phải tiến hành thực hiện các điều chỉnh theo đề xuất của Stern Sterwart. Kết quả tính EVA sau khi điều chỉnh ở bảng 3.9 cho thấy có sự khác biệt, so với khi chưa thực hiện điều chỉnh thì kết quả tính tốn EVA qua các năm đều âm, nhưng sau khi đã điều chỉnh số liệu kế tốn thì qua các năm SCB đều có lợi nhuận, điều này chứng tỏ rằng 3 năm qua SCB có tạo ra thu nhập và tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông. Như vậy EVA điều chỉnh những sai lầm của báo cáo tài chính bằng cách ghi nhận chi phí sử dụng vốn như là chi phí kinh tế qua đó có thể đánh giá được SCB có tạo ra thu nhập thật sự cho các cổ đông hay không.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của SCB khi vận dụng thước đo EVA trong đánh giá thành quả

Đánh giá thành quả hoạt động thông qua thước đo EVA phụ thuộc vào các yếu tố như: lợi nhuận hoạt động sau thuế, vốn chủ sở hữu và chi phí sử dụng vốn. Để tạo ra EVA mong muốn để đáp ứng u cầu của cổ đơng thì SCB cần phải chú trọng đến các giải pháp mà có thể đạt được sự tăng trưởng cần thiết trong tương lai, cụ thể:

- Đưa ra những quyết định mang tính chiến lược để tối đa giá trị thu được trong tương lai ngay cả khi chỉ thu được lợi nhuận thấp trong ngắn hạn. Khi so sánh những lựa chọn có tính chiến lược, thì hãy so sánh bộ phận hoạt động nào có tiềm năng tạo ra sự tăng trưởng trong dài hạn để bảo toàn được các nguồn vốn đầu tư, bộ phận nào có tiềm năng, bộ phận nào cần phải cơ cấu lại hay loại bỏ hẳn và mơ hình đầu tư nào thích hợp để mang lại giá trị dài hạn nhất.

- Giữ lại những tài sản nào tối đa hóa giá trị dài hạn của SCB, chú trọng những hoạt động kinh doanh đóng góp nhiều nhất vào giá trị dài hạn của SCB, hạn chế tập trung vào những hoạt động tạo ra ít lợi nhuận. Cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin liên quan tới giá trị của SCB chống lại mong muốn kiếm lợi nhuận ngắn hạn và cảm giác bất ổn của các nhà đầu tư. Báo cáo tình hình hoạt động của SCB thật rõ ràng sao cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về những chỉ số kết quả kinh doanh dẫn tới những giá trị dài hạn của SCB.

doanh trong dài hạn, thưởng cho những nhân viên đã góp phần tạo ra giá trị gia tăng có hiệu quả nhiều trong năm. Việc mua cổ phần cũng là một hình thức phân bổ nguồn vốn, hành động nhà quản trị cấp cao của SCB mua cổ phiếu của chính ngân hàng mình chứng tỏ các nhà quản trị đang thực hiện mục tiêu tối đa hố lợi ích cho các cổ đơng.

- Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhắm đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận thu được càng cao so với chi chi phí sử dụng vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện sống còn để SCB phát triển vững mạnh. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của SCB thì nhà quản trị phải khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi; nâng cao năng lực người quản lý tài chính; sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; quản lý vốn chặt chẽ đúng mục đích, khơng để thất thốt; tính tốn sử dụng các nguồn vốn để đưa vào đầu tư.

3.3. LIÊN KẾT EVA VỚI ABC TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢHOẠT ĐỘNG TẠI SCB HOẠT ĐỘNG TẠI SCB

Theo kết quả tính tốn EVA trong bảng 3.9 cũng mới chỉ cho thấy các năm qua SCB có tạo ra giá trị tăng thêm nhưng chưa cung cấp được thơng tin chi phí của từng hoạt động, từng bộ phận để giúp SCB quản lý chặt chẽ hơn chi phí gián tiếp của từng hoạt động nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Do đó kết hợp triển khai EVA với ABC sẽ tối ưu hóa chi phí và nguồn lực, xác định được cụ thể chi phí phát sinh để tạo ra sản phẩm, dịch vụ; xác định những sản phẩm không tạo ra giá trị tăng thêm và khơng có tính cạnh tranh, sản phẩm tạo ra giá trị tăng thêm nhưng chưa được khai thác hết năng suất.

3.3.1. Xác định các hoạt động kinh doanh chính

Với đặc thù kinh doanh là huy động vốn rồi cho vay lại nên ngồi khoản mục chi phí lãi cho nghiệp vụ huy động vốn thì chi phí ngồi lãi (chi phí gián tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, dao động từ 8%-14%.

Chi phí gián tiếp

Lập kế hoạch triển khai sản phẩmHoạt động bán hàng Dịch vụ khách hàng Hoạt động quản lý

Nghiên cứu, phát triển sản phẩmHướng dẫn, tư vấn khách hàngChăm sóc khách hàng Đào tạo nhân viên

Quảng cáo, tiếp thị sản phẩmGiao dịch với khách hàngTiếp nhận, xử lý khiếu nạiQuản lý doanh nghiệp

Thẩm định hồ sơ

Xử lý dữ liệu

Xử lý thu hồi nợ

tín dụng và dịch vụ thanh tốn khơng phân tích cụ thể cho từng sản phẩm. Theo số liệu tính tốn ở bảng 3.9, năm 2011 có chi phí sử dụng vốn đầu tư lớn nhất, vì thế để biết cụ thể bộ phận hay hoạt động, sản phẩm nào chiếm tỷ lệ chi phí sử dụng vốn nhiều trong tổng vốn đầu tư, hoạt động hay sản phẩm nào tạo ra thu nhập và hoạt động, sản phẩm nào không tạo ra thu nhập nên cơ sở dữ liệu năm 2011 sẽ được sử dụng để đánh giá khi kết hợp EVA với ABC.

Khoản mục chi phí ngồi lãi (chi phí gián tiếp) có thể được tập hợp theo các hoạt động chính sau:

Sơ đồ 3.2: Chi phí gián tiếp

Dựa vào các hoạt động chính đã được xác định như sơ đồ trên, tác giả xác định tiêu thức phân bổ chi phí cho các hoạt động và tiếp tục phân bổ chi phí của từng hoạt động cho từng nhóm sản phẩm ví dụ: chi phí “Giao dịch với khách hàng” liên quan đến “hoạt động bán hàng” được xác định bằng “số giờ giao dịch với khách hàng”. Theo đó chúng ta có các tiêu thức phân bổ chi phí cho các hoạt động và cho các nhóm sản phẩm như sau:

Một phần của tài liệu Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w