Xuất phát từ thực tiễn, có những dự án đã hồn thành 80%-90% nhưng khơng triển khai tiếp hoặc khơng bán được vì thiếu vốn. Các doanh nghiệp bất động sản muốn ngân hàng tái cấu trúc lại khoản nợ để họ có thể vay thêm để hồn thành đúng quy định. Lúc đó mới có thể chuyển cho nhà đầu tư thứ cấp. Như vậy, doanh nghiệp bất động sản sẽ thu được tiền và ngân hàng thì thu được nợ. Và thị trường bất động sản mới có thể sơi động trở lại được. Không chỉ nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang rất muốn tranh thủ thời điểm giá bất động sản Việt Nam đang xuống thấp như hiện nay để đầu tư tại Việt Nam nhưng không làm được. Bởi vì quan điểm của họ là chỉ đầu tư khi ngân hàng tài trợ 70% giá trị dự án nhưng hiện tại ngân hàng chỉ bảo lãnh 30%.
Qua kết quả khảo sát bước đầu, nhiều dự án tạm dừng, chậm triển khai; nhiều dự án có sản phẩm hồn chỉnh nhưng khơng bán được, hàng tồn kho tăng (đa số căn hộ tồn kho có diện tích lớn: 10.039 căn hộ có diện tích 60 – 90 m2, chiếm tỷ lệ 69,3%;
3.406 căn hộ có diện tích trên 90 m2, chiếm tỷ lệ 23,5%), không phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán hiện tại của người dân, dẫn đến nợ xấu gia tăng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, dư nợ cho vay bất động sản trên địa bàn thành phố khoảng 85.000 tỷ đồng, chiếm 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn; trong đó, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản là 66.084 tỷ đồng, cho vay khác (cho vay mua nhà để ở, cho vay mua nhà cho công nhân thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở khu chế xuất – khu công nghiệp) là 18.916 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản khoảng 4.145 tỷ đồng, chiếm 6,27% tổng dư nợ kinh doanh bất động sản.
Vào thời kỳ đỉnh cao, tổng dư nợ cho vay BĐS chiếm khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng của cả nền kinh tế (năm 2011). Một nghiên cứu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho thấy tại thời điểm tháng 6/2011, dư nợ BĐS chiếm 9,95% tổng dư nợ, tương đương 245.000 tỉ đồng. Tỉ lệ này khá cao so với một số nước trong khu vực như Thái Lan 6%, Malaysia 7%...Trong bối cảnh thị trường BĐS vừa đóng băng, vừa suy giảm, thì đây là nguy cơ vừa làm mất vốn, vừa làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng: Đến 28/2/2013, tổng dư nợ tín dụng Bất động sản là 230.615 tỷ, tăng 0,9% so với 31/12/2012. Nợ xấu chiếm 5,68% tăng cao hơn mức 5,39% vào cuối 2012.
Bảng 2.9: Tình hình dư nợ tín dụng theo lĩnh vực
STT Lĩnh vực (dư nợ cho vay) Giá trị 28/2/2013 (tỷ đồng)
% tăng/giảm so với 31/12/2012
1 KCN, KCX 15.172 15%
2 Xây khu đô thị 41.388 -4%
3 Văn phòng cho thuê 31.267 -1,6%
4 Sửa chữa, mua nhà ở 55.153 3,3%
5 Sửa chữa, mua nhà để bán 37.852 4,7%
6 Mua quyền sử dụng đất 12.893 -1,2%
7 Đầu tư, kinh doanh BĐS 30.890 2,4%
[Nguồn: Báo cáo lưu hành nội bộ BIDV 2013 – Phòng Kế hoạch tổng hợp] Nguồn tiền cho vay trong gói 30 ngàn tỷ khơng thiếu nhưng con số doanh nghiệp và cá nhân đủ điều kiện vay vốn và đã dải ngân trong gói 30 ngàn tỷ đồng như nêu trên còn rất nhỏ so với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, về phía ngân hàng khơng có khó khăn gì về thủ tục cho vay vốn. Đối với các doanh nghiệp, đủ điều kiện vay vốn hay không trước hết do Bộ Xây dựng xem xét rồi gửi danh sách sang ngân hàng đề nghị cho vay. Phía ngân hàng thực hiện đúng quy định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn nhưng không thể bỏ qua những quy định bắt buộc, chẳng hạn phải có khối lượng xây dựng thực, cho vay nhưng phải đảm bảo hoàn trả được (cho dù là vay với lãi suất ưu đãi) và không làm gia tăng nợ xấu. (theo ơng Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước).