Đã là doanh nghiệp thì phải tính đến lợi nhuận hàng đầu. Nếu xin được đất, doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở thương mại sẽ có lãi nhiều lần so với làm nhà ở xã hội. Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, trước đây việc triển khai nhà xã hội là do các DN tự nguyện làm trên cơ sở chính sách hỗ trợ của Nhà nước, với lợi nhuận khống chế tối đa là 10%. Với doanh nghiệp thấy có lợi họ mới làm nhưng lợi nhuận 10% thấp hơn nhiều nhà thương mại, trong khi nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước chưa có nên triển khai rất chậm, dẫn đến nguồn cung thiếu.
Theo quy định, nhà ở ký hợp đồng sau 7/1/2013 mới được hưởng vốn vay ưu đãi nên cũng hạn chế số khách vay.
Theo quy định, nhà ở xã hội không được chuyển nhượng tối thiểu trong 10 năm kể từ ngày ký hợp đồng mua bán. Nếu chuyển nhượng thì chỉ được chuyển nhượng cho Nhà nước hoặc cho chủ đầu tư, cho đối tượng được mua nhà ở xã hội. Nếu phát sinh rủi ro, thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo này. Chính từ quy định này, các ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư ký kết hợp đồng
3 bên giữa ngân hàng, doanh nghiệp và người dân. Trong đó ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư cam kết
mua lại căn nhà, nếu khách hàng không trả được nợ, nhằm đảm bảo an toàn vốn vay, trong khi người vay khơng có tài sản gì để thế chấp ngồi căn nhà được mua trong tương lai. Đây là một dạng tài sản sẽ hình thành từ vốn vay, khi đó, ngân hàng, khách hàng và người bán sản phẩm phải ký hợp đồng với nhau, có nghĩa là, khi khách hàng chưa trả nợ cho ngân hàng, tài sản đó vẫn thuộc ngân hàng và doanh nghiệp cho nên 3 bên ký với nhau để giải quyết vấn đề tài sản thế chấp. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp đều cho rằng, chủ đầu tư chỉ có thể kí vào bản hợp đồng này nếu khơng gây hại gì về phía mình. Như các điều khoản của hợp đồng, người mua nhà tức người vay tiền có vấn đề gì, ngân hàng bắt chủ đầu tư trả khoản vay, khoản lãi và chi phí khác (nếu có), tức là phải gánh trách nhiệm cho người mua, và theo các chủ đầu tư thì đây là một sức ép lớn đối với họ.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang đẩy mạnh mọi cách để tăng cung nhà xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các dự án nhà ở xã hội hiện mới bắt đầu triển khai nên chưa có hàng hóa cho thị trường. Trong khi đó việc chuyển đổi căn hộ lớn sang nhỏ, căn hộ sang xuống bình dân phải qua nhiều quy trình… Đặc biệt, liên quan đến việc điều chỉnh nhiều yếu tố quy hoach, thiết kế nên rất chậm.
Vì thế, khi câu hỏi về mục tiêu giải ngân vốn cho vay ưu đãi mua nhà trong năm nay, thì khơng thể có câu trả lời cuối cùng vì điều này cịn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nhà thuộc đối tượng cho vay.