Bức tranh thiên nhiên và con người Sapa a.Thiên nhiên Sapa

Một phần của tài liệu Nghi luận về các tác phẩm truyện NH 22 23 (Trang 52 - 53)

- Không chỉ sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, mà ngay trong cuộc sống anh cũng thật gọn gàng,ngăn nắp: Ngôi nhà anh ở được ông họa sĩ khắc họa

2. Bức tranh thiên nhiên và con người Sapa a.Thiên nhiên Sapa

a.Thiên nhiên Sapa

* Chuyển ý: Trước hết ngay từ những dòng đầu của tác phẩm tác giả đã đưa người đọc

đến với vẻ đẹp thơ mộng đắm say của thiên nhiên Sa Pa.

- Trong trời đất tây bắc bạt ngàn, khi nghĩ đến Sa Pa người ta thường nghĩ đến nơi đây quanh năm sương phủ lạnh lẽo. Nhưng dưới con mắt của người họa sĩ hình ảnh rừng cây trong nắng hiện ra một cách kì lạ khiến ơng họa sĩ và cô gái lần đầu lên Sa Pa bỗng nhiên im bặt: “ Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây”

=> Bằng biện pháp nhân hóa nắng hiện lên thật rực rỡ như một sinh thể có các trạng thái vận động khác nhau. Nắng không chỉ “len tới” mà còn “ Đốt cháy rừng cây”. Nắng di chuyển đẹp, kì thú, đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp huyền ảo đầy sức sống. - Mây Sa Pa cũng hiện lên thật sinh động: “Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”=> bằng vài nét chấm phá điểm xuyết, vẫn là biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã thổi hồn vào những sự vật vô tri, vô giác để chúng hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch, khiến cho bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sinh động và tràn đầy sức sống.

- Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.

- Rừng cây dưới nắng qua cách miêu tả của nhà văn cũng hiện lên thật đẹp. Cây thơng thì “ rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, cịn những cây tử kinh thì nhơ cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”

=> Vẫn bằng nghệ thuật nhân hóa tác giả đã khiến cho rừng cây trở lên vô cùng sinh động, với những màu sắc tươi tắn: Màu xanh bạc của cây thông, màu hoa cà của cây tử kinh... tất cả đã làm cho thiên nhiên Sa Pa như bừng sáng, tinh nghịch, vui vẻ như một đứa trẻ

- Có thể nói đoạn văn miêu tả thiên nhiên Sa Pa dưới con mắt của người họa sĩ hiện lên như một tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Khơng gian của bức tranh như được nới rộng, khơng có đường viền, giới hạn. Bức tranh ấy lại vừa có nhịp điệu âm thanh êm ái của bài thơ gợi lên sự n bình, làm say đắm lịng người. Tác giả muốn đem đến cho các nhân vật sự khao khát, háo hức khi lần đầu tiên được đặt chân lên vùng đất mới.

Một phần của tài liệu Nghi luận về các tác phẩm truyện NH 22 23 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w