ĐỀ4: CẢM NHẬN CỦA EM VỀ ĐOẠN TRÍCH SAU

Một phần của tài liệu Nghi luận về các tác phẩm truyện NH 22 23 (Trang 81 - 84)

II. Thân bài: 1.Khái quát

a. Tình cảm của ơng Sáu dành cho con khi ông ở căn cứ kháng chiến.

ĐỀ4: CẢM NHẬN CỦA EM VỀ ĐOẠN TRÍCH SAU

{…} Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng n đó thơi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng như nổi dậy trong người đó, trong lúc khơng ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a….ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa . Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ đáy lịng nó, nó vừa kêu vừa chạy xơ tới, nhanh như một con sóc, nó

chạy thót lên và dang hai tay ơm chặt lấy cổ ba nó. Tơi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ơm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Khơng cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hơn ba nó cùng khắp. Nó hơn tóc, hơn cổ, hơn vai và hơn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Mở bài

Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đồn kết, về tình đồng đội, đồng chí và cả tình cảm gia đình thiêng liêng bất diệt. Một trong những tác phẩm hay nhất viết về tình cảm gia đình trong chiến tranh là “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng giữa bé Thu và ông Sáu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất. Và gây xúc động với người đọc nhất có lẽ là đoạn truyện kể lại giây phút chia tay của cha con ông Sáu {...}

2.Thân bài a. Khái quát

- Tác phẩm Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Truyện kể về tình cảnh éo le của cha con ơng Sáu để từ đó làm nổi bật tình cha con sâu nặng đồng thời khẳng định:Chiến tranh có thể cướp đi tất cả, thậm chí là cả mạng sống của con người nhưng tình cảm gia đình thì khơng gì có thể giết chết được.

2.Cảm nhận đoạn trích

a.Nhắc lại nội dung đoạntrước

- Ở phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Quang Sáng đã cho người đọc thấy được tình cảnh éo le của cha con ơng Sáu. Ơng Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ơng lên tám tuổi, ơng mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Nhưng trớ trêu thay, bé Thu - con gái ơng lại khơng chịu nhận cha vì vết theo trên mặt làm ba em không giống với người chụp chung với má trong bức ảnh mà em đã biết. Thu đối xử với ba như người xa lạ dù cho ba có hết mực quan tâm. Và đến lúc em nhận ra, tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường.

b. Cảm nhận đoạn trích

b1. Cảm nhận về nội dung của đoạn trích

- Có thể nói rằng đây là đoạn truyện hay nhất, để lại nhiều xúc động nhất trong lòng người đọc. Chỉ với một đoạn truyện ngắn nhưng NQS đã làm nổi bật được tình cảm cha chon sâu nặng giữa anh Sáu và bé Thu.

b2. Đó trước hết là tình cảm của con dành cho cha.

*Thái độ của bé Thu lúc này đã hoàn toàn thay đổi. Trong khi mọi người vây xung quanh ba nó cịn mẹ nó đang lo chuản bị đồ đạc cho ba thì bé Thu lại đứng trong góc nhà, đơi mắt đượm buồn, tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Cái vẻ mặt ngơ ngác, lạ lùng, cái thái độ ngang ngạnh, bướng bỉnh giờ đây khơng cịn nữa mà thay vào đó là ánh nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Có lẽ con bé lúc này đang ân hận và day dứt lắm bởi

trong suốt những ngày qua nó đã có những cư xử, những thái độ thật khơng đúng với cha của mình.

* Tình cảm của em được gửi trọn trong tiếng gọi “ba” đầy cảm động

- Trong giờ phút chia tay ấy, khơng ai ngờ tới thì bé Thu lại cất tiếng gọi “Ba…

a…a…ba” trong sự ngỡ ngàng của anh Sáu và của cả mọi người. Tiếng kêu của nó

như tiếng xe, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lịng nó”. Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của 8 năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình u trong lịng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba. Nó vừa kêu, vừa chạy xơ tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ơm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ơm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: “Ba!Khơng cho ba đi nữa!Ba ở nhà với

con!”.Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt,

hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hơn ba nó cùng khắp. Nó hơn tóc,hơn cổ, hơn vai, và hơn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc khơng thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên,

hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay khơng thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đơi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của

Thu khơng giữ được ba nó. Ơng Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi! Xót thương thay cho Thu bởi cơ đâu hiểu rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng là lần cuối cùng. Ba cô đã hi sinh trong một trận càn. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ơng Sáu phải chia tay, có người khơng cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

+ Anh Sáu: bế nó lên, ơm chặt lấy bé Thu và anh đã khóc, khóc vì bé Thu đã nhận ra anh và dành tình cảm cho anh; khóc vì khi hai cha con vừa nhận ra nhau cũng là lúc anh phải lên đường. Đó là giọt nước mắt tình cảm cha con sâu đậm.

=> Tình cảm cha con ấy đã gây nên một xúc cảm mãnh liệt đối với những người chứng kiến: tiếng kêu của bé Thu không chỉ xé sự im lặng mà còn xé cả ruột gan mọi người, nghe mà xót xa.

b3. Đó cịn là tình cảm của cha dành cho con

Không chỉ giúp người đọc cảm nhận được tình cảm của con dành cho cha, đoạn trích cịn cho ta thấy được tình cảm cha dành cho con cũng vơ cùng mãnh liệt. Khi chia tay cử chỉ, tâm trạng của anh Sáu thật đặc biệt: anh Sáu chỉ dám đưa mắt nhìn con, vì anh sợ bất cứ sự quan tâm nào của mình cũng sẽ bị bé Thu cự tuyệt, anh chỉ lặng nhìn đứa con yêu q của mình. Ơng muốn ơm con,nhưng lại sợ con khơng nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, ơng xúc động đến phát khóc và “khơng muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ơm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hơn lên mái tóc của con”.Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. ơng ln muốn hình ảnh của mình đẹp đẽ tronmg mắt con.. Ơng khơng muốn con nhìn thấy minh khóc, khơng muốn con thấy được vẻ yếu đuối của mình vì ơng biết con gái mình ln tơn thờ một người cha mạnh mẽ và dũng cảm.

3. Đánh giá về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc(từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do

bị dồn nén), chứng tỏ Nguyễn Thành Long am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ. Hơn nữa với ngơn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ, đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ nhưng tự nhiên hợp lí đoạn trích thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu nặng của hai cha con ông Sáu trong giờ phút chia tay.

C. Kết bài: Khẳng định vấn đề

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tình cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người. Đoạn trích nói riêng và truyện ngắn nói chung đã thể hiện tình cảm cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh một cách cảm động. Qua đó, ta nhận ra một thông điệp thật ý nghĩa: Chiến tranh là kẻ thù của tình yêu và hạnh phúc!Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lịng của bé Thu. Đó thực sự là một âm vang ám ảnh trong lịng người đọc hơm nay và mai sau…

Một phần của tài liệu Nghi luận về các tác phẩm truyện NH 22 23 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w