KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác đấu giá qsdđ ở một số dự án trên địa bàn huyện nam sách tỉnh hải dương, giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 34)

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương Sách - Tỉnh Hải Dương

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Nam Sách là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Nam Sách nằm ở phía Tây Bắc của thành phỗ Hải Dương và cách trung tâm hành chính tỉnh khoảng 10 km về phía Tây Bắc. Huyện Nam Sách có 19 đơn vị hành chính gồm 18 xã và 1 thị trấn.

a) Vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp huyện Chí Linh, phía đông giáp huyện Kim Môn, Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh).

Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang tính chất phù sa sông Thái Bình, độ cao so với mực nước biển trung bình là 0,60m. Khí hậu mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụ đầy đủ để phát triển nền nông nghiệp toàn diện.

b) Kinh tế:

Nông nghiệp: Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Hiện nay toàn huyện có trên 800 hét ta nuôi trồng thủy sản, 1.038,5 hét ta sông ngòi tự nhiên và 500 hét ta đất bãi trũng cấy lúa 1 vụ hoặc trồng mầu được chuyển sang đào ao, lập vườn phát triển kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản.

Công nghiệp: Trước kia Nam Sách có làng nghề gốm cực kỳ nổi tiếng là gốm chu đậu thời tiền Lê nhưng đã bị thất truyền làng nghề gốm chu đậu được khôi phục từ năm 1995. Huyện đã được Chính phủ phê duyệt khu công nghiệp Nam Sách 63 ha, cụm công nghiệp An Đồng do tỉnh phê duyệt 35 ha,

hiện các doanh nghiệp hoạt động trên 70%. Khu công nghiệp Cộng Hòa tỉnh Hải Dương đã phê duyệt năm 2009 đang chuẩn bị thực hiện.

Ngoài ra một số doanh nghiệp đã đầu tư vào thị trấn Nam Sách, Xã Minh Tân. Khả năng giành đất cho công nghiệp và dịch vụ ở dọc đường 183, đường 17 và đường 5B của huyện còn rất lớn.

b) Kiến trúc:

Cầu Bình bắc qua Sông Kinh Thầy nối liền Nam Sách với Chí Linh. Nam sách nằm ở trung tâm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi, có sông bao bọc gần như bốn phía, có đường sông dài gần 50 km, đây là một huyện có đầy đủ các điều kiện về địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển kinh tế khu công nghiệp, kinh tế trang trại, mặt khác theo chủ trương phát triển tổng thể của tỉnh đến năm 2015 thì việc xây dựng thêm các cầu nối liền thành phố Hải Dương qua đường Vanh đai xuyên thẳng với đường 183 để hình thành một tuyến lộ Hải Dương - Quảng Ninh. Đây chính là tiền đề biến Nam Sách thành một trung tâm khu vực, điểm liên kết với các tỉnh như Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nhờ điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất hạ tầng, giao thông mà Nam Sách đang dần trở thành một huyện có lợi thế thu hút vốn đầu tư lớn nhất so với các huyện trong toàn tỉnh.

Hiệu quả trong việc đấu giá QSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thực sự là một bước tiến mới trong công tác quản lý đất đai, đưa giá đất sát với giá thị trường, góp phần phát triển thị trường bất động sản Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng đã hạn chế được nạn đầu cơ đất, tuy nhiên đất đai là một vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm, đấu giá QSDĐ lại là một phương thức còn khá mới mẻ do đó cần từng bước hoàn thiện, đem lại hiệu quả cao nhất, góp phần tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Nhìn chung huyện Nam Sách có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và thị trường BĐS.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội4.1.2.1. Dân số và lao động 4.1.2.1. Dân số và lao động

Sự biến đổi của dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Vì vậy tìm hiểu về vấn đề dân số và lao động là công việc không thể thiếu khi nghiên cứu kinh tế của một vùng nông thôn nào đó. Tổng dân số của toàn huyện tính đến ngày 31/12/2011 là 114.834 người trong đó tỷ lệ nữ chiếm 52,61% dân số.

Qua bảng 4.1.2.1 ta thấy dân số của huyện qua ba năm 2009 – 2011 có xu hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2009 dân số toàn huyện là 111.852 người, đến năm 2010 tăng lên 113.053 người và năm 2011 là 114.834 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 2009-2011 là 1,32%. Có mức tăng cao như vậy là do số trẻ được sinh ra tăng đột biến, số người tử vong lại giảm làm cho dân số tăng.

Bảng 4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 10/09 11/10 BQ I. Tổng số nhân khẩu 111.852 100,00 113.053 100,00 114.834 100,00 100,07 101,58 101,32 Nam 52.900 47,29 53.559 47,38 54.417 47,39 100,25 101,60 101,42 Nữ 58.952 52,71 59.494 52,62 60.417 52,61 100,92 101,55 101,24

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác đấu giá qsdđ ở một số dự án trên địa bàn huyện nam sách tỉnh hải dương, giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 34)