Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí duyên hải (Trang 36 - 39)

1.1.2 .Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:

1.2.4.1. Nhân tố khách quan:

Là những nhân tố bên ngoài tác động đến việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Gồm có:

+ Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước.

Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật, nhưng nhà nước vẫn quản lý vĩ mơ nền kinh tế. Nếu chính sách kinh tế nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thơng suốt, có hiệu quả và ngược lại. Do vậy, để nâng cao quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp cần xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước

+ Trạng thái nền kinh tế: Thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Đặc biệt nền kinh tế vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới tạo ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, như vậy nó ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu vốn lưu động cũng như tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp.

+ Sự cạnh tranh: Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp trong tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là khâu huy động vốn, là khâu tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc huy động vốn lưu động và nâng cao tốc độ vốn lưu động gián tiếp bị ảnh hưởng bởi yếu tố cạnh tranh.

+ Rủi ro trong kinh doanh: Nền kinh tế thị trường với biến động rất lớn hiện nay ln tiềm ẩn trong mình những nguy cơ rủi ro cao. Việc những thay đổi nằm ngồi dự đốn của doanh nghiệp như khủng hoảng kinh tế, thay đổi

chính sách nhà nước… hay sự lên xuống thất thường của lãi suất tỉ giá…. Sẽ mang tới rủi ro. Ngồi ra doanh nghiệp cịn gặp những rủi ro khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến chanh, dịch bệnh mang tính bất khả kháng. Các rủi ro này ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan:

Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doạnh nghiệp:

Trình độ quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà cịn gây suy giảm khả năng bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp.

Hiệu quả huy động vốn:

Hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, vì vậy địi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó.

Ngành nghề kinh doanh:

Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của DN mình nói riêng và tồn ngành nói chung để có kế hoạch thực hiện các chính sách và giải pháp phù hợp.

Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh:

Nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có được những biện pháp quản trị vốn lưu động phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ lao động:

Trình độ lao động qyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý. Tuy nhiên các quyết định này lại cụ thể hóa thơng qua cơng nhân viên trong doanh nghiệp. Ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người lao động khơng có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì đồng vốn khơng tạo ra hiệu quả cao.

Uy tín của doanh nghiệp:

Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.

Các nhân tố khác

Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn, hoặc trong kinh doanh như: sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan trong quan hệ cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác quản trị và sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ DUYÊN HẢI

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí duyên hải (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)