Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ cho doanh nghiệp
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ. Đồng thời để đáp ứng kịp thời đầy đủ VLĐ để hoạt động kinh doanh của Cơng ty tiến hành bình thường, liên tục. Trong những năm qua Công ty chưa thực sự chú trọng tới việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cho mình. Trong năm tới, kiến nghị Cơng ty nên sử dụng PP xác định nhu cầu vốn theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Đây là PP xác định nhu cầu tài chính ngắn hạn có mức độ chính xác cao và cũng dễ dàng áp dụng. Trên cơ sở số liệu năm 2013 và mục tiêu của doanh nghiệp trong năm 2014 để phân tích xem có cần mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh hay không, cần đạt được bao nhiêu LNST rồi từ đó Cơng ty cần tăng bao nhiêu giá trị sản lượng để xác định doanh thu ước tính cho năm 2013 rồi dùng tỷ lệ phần trăm xác định nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh trong kỳ tới. Cụ thể các bước thực hiện này như sau:
- Bước 1: Tính số dư bình qn các khoản mục trên Bảng cân đối kế tốn
- Bước 2: Tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực
- Bước 3: Tính tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu
- Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng VKD trên cơ sở kết
quả kinh doanh kỳ kế hoạch.
Trong đó: DTT năm 2013: 89.372.755.145đồng; DTT dự kiến năm
2014 là 120.000.000.000 đồng; Tỷ lệ % của khoản mục TSNH trên doanh thu là 41,54%; Tỷ lệ % khoản vốn chiếm dụng trên doanh thu là 99,73%. Nhu cầu VLĐ cần bổ sung thêm trong năm 2014 là:
(120.000.000.000-89.372.755.145)*(41,54%-99,73%)=-17.821.993.780 đồng
Như vậy, trong năm 2014 tới, nhu cầu VLĐ cần bổ sung thêm là khơng có (có giá trị âm lớn), nghĩa là với việc tiếp tục duy trì mơ hình tài trợ như trong năm 2013 là khơng an tồn, rủi ro cao. Cơng ty nên xem xét điều chỉnh lại mơ hình tài trợ, cân đối lại cơ cấu vốn (có đến 88% là nợ) thơng qua xây dựng kế hoạch huy động vốn cho hợp lý, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu để đảm bảo an tồn và cân bằng tài chính.
Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu
Vấn đề đặt ra đối với thực trạng tài chính hiện nay của Cơng ty là sử dụng nguồn tài trợ nào để có chi phí sử dụng vốn hợp lý cũng như có thể duy trì lâu dài tránh gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Một số giải pháp huy động vốn để có nguồn tài trợ tối ưu cho Công ty trong năm 2014 như sau:
- Huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các khoản vay
dài hạn: Hiện nay, các khoản vay của Công ty chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nợ. Năm 2012, lãi suất vay vốn của các ngân hàng là tương đối cao do ảnh hưởng của lạm phát và suy thối kinh tế tồn cầu khiến cho các ngân hàng buộc phải thắt chặt tín dụng. Trong khi đó năm 2013 và tới đây năm
dự kiến mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Với mức lãi suất giảm so với năm 2013, thì việc gia tăng sử dụng vốn vay hợp lý cũng không làm gia tăng q lớn chi phí tài chính cho Cơng ty, ngồi ra Cơng ty cịn tận dụng được lợi thế địn bẩy tài chính nếu gia tăng được lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
- Huy động từ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư: Đây là nguồn vốn nội sinh
của Công ty, khơng phải trả chi phí sử dụng vốn và có thể tự do linh hoạt sử dụng, tuy nhiên quy mô của nguồn vốn này chưa lớn. Một nửa số LNST năm 2013 đã được giữ lại để bổ sung VKD cho năm 2014, nâng số lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2013 đạt hơn 1.502.603.760 đồng.
- Huy động từ vốn góp của chủ sở hữu: Trong 5 năm trở lại đây, số vốn
góp của chủ sở hữu khơng có sự thay đổi trong khi việc huy động vốn từ vốn góp chủ sở hữu giúp Cơng ty nâng cao tự chủ tài chính, giảm thiểu các rủi ro tài chính phát sinh khi huy động vốn từ bên ngồi. Chính vì vậy đây là nguồn huy động vốn quan trọng cần phải được tiếp tục phát huy.
- Tiếp tục duy trì và gia tăng quy mơ vốn chiếm dụng: Trong nhiều năm
qua, vốn chiếm dụng ln là nguồn VKD chính của Cơng ty CPXD Thái Hà. Không phải ngẫu nhiên mà Cơng ty có thể chiếm dụng một lượng vốn lớn đến như thế. Với uy tín trong lĩnh vực xây dựng của mình, đặc biệt đối với khu vực cơng, tình hình tài chính ổn định, ln đảm bảo thanh toán đúng hạn và đúng hẹn, Công ty luôn nhận được sự tin tưởng rất lớn từ các nhà cung cấp và các đối tác hợp tác. Chính vì vậy, khơng q khó khăn để Cơng ty tiếp tục mở rộng nguồn vốn từ chiếm dụng của mình, nhưng Cơng ty vẫn cần có các biện pháp nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn, tránh rơi vào tình trạnh mất khả năng thanh tốn, nguy hiểm đến tình hình tài chính.
Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý: Công ty cần căn cứ
đặt ra cho năm những năm tới, tình hình biến động thị trường và dự toán ngân sách để chủ động lập kế hoạch, xác định được số VKD cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh năm 2014 chính xác nhất, tránh tình trạng thiếu hụt hay dư thừa vốn. Khi phát sinh thêm nhu cầu phải huy động nguồn để đáp ứng kịp thời, ngược lại khi thừa vốn phải xử lý ngay tránh tình trạng vốn bị ứ đọng.