1.2 Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý thuế
a) Khái niệm
Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước, tức là, quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế.
b) Đặc điểm
- Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế
Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở các quy định của các luật thuế với đặc trưng có tính bắt buộc cao và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống
nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN được tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời, đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân được cơng bằng, bình đẳng.
- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính
Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thuế cịn thể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước cơng việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Do đó, hồn thiện pháp luật về quản lý thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản.
- Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp. Ví dụ: Tập hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ tính thuế; xác định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp.
c) Vai trò
Quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó có các cơ quan quản lý thuế. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan Nhà nước, mà có tác động tích cực tới q trình thu, nộp thuế và NSNN, cụ thể:
- Quản lý thuế có vai trị quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN ở hầu hết các nước trên thế giới; thuế tài trợ cho các hoạt động cơ bản của chính phủ. Vì vậy, quản lý thuế phải hướng đến việc khai thác tối đa nguồn thu này. Thông qua các thủ tục hành chính, quy trình và các chính sách thuế đã đề ra, áp dụng những biện pháp phù hợp hiệu quả, cơ quan thuế phải đảm bảo thu thuế đúng luật, đầy đủ, chính xác, đảm bảo NSNN.
- Thơng qua hoạt động quản lý thuế góp phần hồn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản lý thuế. Những khuyết điểm, bất cập của chính sách thuế sẽ được phát hiện trong quá trình áp dụng các luật thuế vào thực tiễn
và thông qua các hoạt động quản lý thuế. Từ đó, các cơ quan Thuế thực hiện cơng tác quản lý sẽ đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định về quản lý thuế và chính sách thuế đã đề ra.
- Thông quan quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Quản lý thuế phải thơng qua các cơng cụ luật pháp, chính sách để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách đó, bằng công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, ý thức chấp hành của các đối tượng, Nhà nước sẽ đưa ra các chính sách phù hợp để điều tiết hoạt động của các cá nhân, tổ chức.