Doanh nghiệp NQD và vai trò của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 30 - 36)

1.2 Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD

1.2.2 Doanh nghiệp NQD và vai trò của doanh nghiệp

nghiệp NQD

1.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp NQD a) Khái niệm

Doanh nghiệp NQD là doanh nghiêp của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý.

Doanh nghiệp NQD bao gồm + Doanh nghiệp tư nhân

+ Các công ty:

 Công ty cổ phần

 Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên; hai thành viên trở lên)

 Công ty hợp doanh

b) Đặc điểm

+ Về quy mô đầu tư: các đơn vị sản xuất kinh doanh NQD là do tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý cho nên các doanh nghiệp thường có quy mơ vốn vừa và nhỏ.

+ Về lĩnh vực kinh doanh: lĩnh vực kinh doanh đa dạng nhưng tập trung vào một số ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, thị trường tiêu thụ rộng khắp và ít chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn như các ngành: hải sản xuất khẩu, gia công may mặc, đồ trang sức…

+ Về lực lượng lao động: tạo ra một lượng lớn cơng việc, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động đồng thời ổn định và phát triển kinh tế -xã hội.

1.2.2.2 Vai trị của doanh nghiệp NQD

Doanh nghiệp NQD có một số vai trị điển hình cụ thể như sau:

+ Là lĩnh vực chính thu hút lao động xã hội, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, giải phóng sức lao động và huy động tối đa các nguồn lực trong dân cư vào công cuộc phát triển kinh tế. Sự phát triển của các doanh nghiệp NQD ngày càng trở lên mạnh mẽ, đã mở mang ra nhiều ngành nghề do đó thu hút lực lượng lao động đáng kể. Nhiều đối tượng lao động như: người đến tuổi lao động cần việc làm, lao động dôi dư do tinh giảm biên chế... từ các cơ quan Nhà nước, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp... chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp NQD.

+ Tạo mơi trường cạnh tranh, nâng cao tính năng động hiệu quả cho nền kinh tế. Cùng với sự gia tăng về số lượng,

các ngành nghề kinh doanh đa dạng của các doanh nghiệp NQD và với quy mô vốn vừa và nhỏ đã tạo nên tính cạnh tranh về các sản phẩm, giá cả, lưu thơng hàng hóa của các doanh nghiệp trên thị trường.

+ Góp phần quan trọng để tạo ra thành tựu tăng trưởng kinh tế chung, đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, số lượng các doanh nghiệp NQD ngày càng tăng nhanh và khơng ngừng đóng góp sự sáng tạo cho nền kinh tế nước ta. Một số doanh nghiệp đã tạo thêm mặt hàng mới, thị trường mới, sản phẩm đã có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, điều này đã góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Doanh nghiệp NQD cịn có khả năng thu hút vốn trong xã hội nhanh, hiệu quả đầu tư vốn cao tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, góp phần tích cực cho q trình sản xuất làm tăng nhanh nguồn thu cho NSNN.

1.2.3 Nội dung quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD

Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, chiếm một tỷ lệ

lớn trong tổng thu thuế, song nó cũng địi hỏi cơng tác quản lý phải hết sức chặt chẽ nếu không sẽ dẫn đến thất thu lớn hoặc thậm chí bị thất thốt ngân sách Nhà nước qua hồn thuế. Trọng tâm của công tác quản lý thuế GTGT bao gồm quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý hóa đơn chứng từ và quản lý cơng tác hoàn thuế GTGT.

Đây là khâu đầu tiên, quan trọng nhằm đưa các cơ sở sản xuất kinh doanh vào diện quản lý của cơ quan thuế. Thực hiện quản lý tốt khâu này vừa góp phần tránh được thất thu thuế do khơng bao quát hết số đối tượng nộp thuế, đồng thời đảm bảo sự đóng góp cơng bằng giữa các cơ sở kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, môi trường kinh doanh ngày một được cải thiện, nhiều cơ sở kinh doanh mới được thành lập, lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngày một đa dạng do đó cơng tác quản lý đối tượng nộp thuế cần được chú trọng và tăng cường trên tất cả các phương diện như quản lý về số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề, địa bàn, phương pháp nộp thuế GTGT,... Để quản lý tốt người nộp thuế GTGT, trước hết cần có sự cố gắng nỗ lực của cơ quan quản lý thu thuế. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế để có thể nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh từ đó có biện pháp quản lý thích hợp, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật của cơ sở kinh doanh.

b) Quản lý căn cứ tính thuế

Đây là khâu quan trọng để xác định số thuế GTGT phải nộp vào NSNN.

Kê khai thuế

Kê khai thuế là bước đầu tiên mà tất cả các đối tượng

NNT phải thực hiện để làm cơ sở xác định số thuế GTGT mà mình phải nộp. Các đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai theo đúng quy định về việc lập hồ sơ, nộp hồ sơ khai thuế GTGT đến cơ quan thuế quản lý theo thời hạn đã quy định.

Cơ quan thuế giao trách nhiệm cho đội Kê khai thực hiện đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp lập các tờ khai thuế theo mẫu và gửi cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định.

Đội Kê khai kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, nếu phát hiện ra sai sót, đội thơng báo và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Trong trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp , NNT tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Luật quản lý thuế. Trong trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế phải nộp, NNT được điều chỉnh giảm tiền thuế, tiền phạt (nếu có) tại ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai bổ sung; hoặc được bù trừ số thuế giảm vào số thuế phát sinh của lần khai thuế tiếp theo.

Quản lý doanh thu

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Do đó việc quản lý doanh thu là rất quan trọng, cần độ chính xác cao để xác định đúng số thuế GTGT mà các doanh nghiệp NQD phải nộp.

Đội kê khai sẽ căn cứ vào hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp để theo dõi doanh thu theo từng tháng đối với các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp nhằm giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tránh tình trạng khai gian, khai sai doanh thu để tính thuế GTGT.

Ngoài ra, cơ quan thuế thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, kiểm tra hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của

các doanh nghiệp để làm giảm đi tính gian lận khi thực hiện khai thuế. Đồng thời, các đội trong cơ quan thuế sẽ phối hợp với nhau để phân loại các doanh nghiệp NQD theo từng lĩnh vực hoạt động để dễ dàng trong việc áp dụng tỉ lệ tính thuế GTGT trên doanh thu một cách đạt hiệu quả.

Đối với trường hợp kê khai doanh thu thấp, kê khai thuế GTGT đầu vào tăng đột biến hoặc qua kiểm tra tờ khai nếu thấy liên tục nhiều tháng đều phát sinh số thuế GTGT đầu vào gần bằng hoặc lớn hơn đầu ra phải kiểm tra đối chiếu, xác minh hóa đơn và đánh giá cụ thể thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để làm rõ nguyên nhân, nếu xác định nguyên nhân gian lận trốn thuế thì thực hiện thanh tra để có kết luận xử lý kịp thời.

Quản lý hóa đơn chứng từ

Việc quản lý hóa đơn, chứng từ là cơng việc hết sức quan trọng, làm cơ sở để xác định doanh thu tính thuế GTGT. Do đó, cơ quan thuế có quy định rất chặt chẽ và rõ ràng từ khâu in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn đối với các doanh nghiệp.

Cơng tác quản lý hóa đơn, chứng từ còn là cơ sở để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được hoàn. Cơ quan thuế dựa vào hóa đơn, chứng từ để xác định các trường hợp được hồn, được khấu trừ thuế hay khơng. Việc quản lý này giúp cho cơ quan thuế có bằng chứng để phát hiện tính gian lận của các doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều hóa đơn nhưng xét thấy quy mô về sản xuất kinh doanh, số lao động khơng tương xứng, có nghi vấn về việc mua bán hóa đơn cần kiểm tra đối chiếu hóa đơn đã sử dụng với số

lượng, giá trị hàng hóa mua, bán, đối chiếu chứng từ thanh tốn, hình thức thanh tốn để xác định các nguyên nhân gian lận.

c) Quản lý thu nộp thuế GTGT

Thu nộp thuế là cơng tác cuối cùng cho cơng tác tính thuế GTGT phải nộp của các doanh nghiệp NQD. Cơ quan thuế sẽ dựa vào hồ sơ khai thuế và thông qua kiểm tra hồ sơ của đội kê khai mà thúc đẩy các doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn theo đúng quy định.

Kiểm tra chặt chẽ nội dung kê khai, so sánh đối chiếu với doanh thu kê khai với doanh nghiệp kinh doanh và thực hiện thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, và áp dụng tỷ lệ tính thuế trên doanh thu hợp lý để đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp.

d)Quản lý hoàn thuế GTGT

Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ hồn thuế của NNT và thơng tin về NNT do cơ quan thuế quản lý tại cơ sở dữ liệu hoàn thuế GTGT để kiểm tra đối tượng và trường hợp được hoàn thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w