II. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
a. Quá trình chuyển biến tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và
lập trường cộng sản chủ nghĩa (1842 - 1844)
- Giới thiệu C.Mác và Ph.Ăngghen. C.Mác là con một nhà quý phái, Ph.Ăngghen là con một nhà tư bản, nhưng hai ơng đã hồn tồn dâng mình cho cách mạng và trở thành những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản.
+ Tên đầy đủ của C.Mác là Karl Henrix Marx, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Tơria, tỉnh Ranh, nước Đức trong một gia đình luật sư người Do thái có tư tưởng khai sáng và tự do; từ trần ngày 14 tháng 3 năm 1883, an táng tại nghĩa trang Khaighết, Luân Đôn, Anh.
+ Ph.Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 tại Bácmen, tỉnh Ranh, nước Đức trong một gia đình tư bản cơng nghiệp dệt bảo thủ về tư tưởng; từ trần ngày mùng 5 tháng 8 năm 1895 tại Luân Đôn, Anh. Theo nguyện vọng của Ph.Ăngghen, sau khi hoả táng, tro thi hài được thả xuống eo biển gần Ixtơbơrn, phía Nam bờ nước Anh.
- Giới thiệu bước đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học của C.Mác và Ph. Ăngghen.
Khuynh hướng tư tưởng, chính trị của C.Mác thời niên thiếu chịu ảnh hưởng của môi trường sống, tư tưởng duy lý và chủ nghĩa tự do về tơn giáo; hoạt động chính trị của người cha và ảnh hưởng của một số giáo viên có tư tưởng dân chủ.
Năm 1837, C.Mác làm quen với triết học Hêghen, tham gia phái Hêghen trẻ. Năm 1841, C.Mác nhận học vị tiến sỹ triết học với luận án Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Êpiquya với triết học tự nhiên của Đêmơcrít tại trường Đại học Tổng hợp Iêna.
Sự chuyển biến tư tưởng có nội dung hơn và sự chuyển biến thế giới quan triết học ở C.Mác bước đầu chỉ thực sự diễn ra trong thực tiễn đấu tranh thơng qua
báo chí, trong thời kỳ ơng làm việc ở báo Sơng Ranh (5/1842-4/1843). Chính trong thực tiễn này mà C.Mác nhận thức được những mối quan hệ vật chất của đời sống xã hội, tạo ra sự chú ý đến vai trị của lợi ích kinh tế và sở hữu; nhận thức đầy đủ hơn về những hạn chế của triết học Hêghen, tính phản động, bảo thủ của nhà nước Phổ. Đụng chạm đến những mâu thuẫn thực tế của xã hội, với những vấn đề về kinh tế, C.Mác viết những bài báo như Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của Phổ, Tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử pháp quyền, Những cuộc tranh luận về luật cấm trộm củi rừng[3] v.v để thể hiện quan điểm của mình về tình cảnh quẫn bách của quần chúng lao động, bảo vệ lợi ích của những con người nghèo khổ, những người lao động, đấu tranh vì tự do và dân chủ.
C.Mác đặt cho mình nhiệm vụ tìm những động lực thật sự để biến đổi thế giới bằng cách mạng. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1843, C.Mác nghiên cứu lại mang tính phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen, ơng viết Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen để phê phán học thuyết Hêghen về nhà nước và pháp luật (về thực chất tóm tắt những quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội) và qua đó phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Trong sự đối lập với Hêghen, C.Mác đi tới kết luận, không phải nhà nước quy định xã hội công dân[4], mà ngược lại, xã hội công dân quy định nhà nước. Việc làm nổi bật vai trò quyết định của mối quan hệ vật chất đối với sự phát triển của lịch sử đã mở ra con đường khắc phục quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội, làm tăng xu hướng duy vật trong tư tưởng và là điểm xuất phát nhận thức duy vật về lịch sử của C.Mác trong tương lai.
Tháng 9 năm 1841, trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự tại Béclinh, Ph.Ăngghen tự học ở các trường đại học và tham gia phái Hêghen trẻ, chịu ảnh hưởng sâu sắc Bản chất đạo Cơ đốc của Phoiơbắc. Những tác phẩm của Ph.Ăngghen thời kỳ 1841 - 1842 như Sêlinh nói về Hêghen (1841), Sêlinh- nhà triết học trong Kitô, hoặc việc cải biến đạo lý thế tục thành đạo lý thần thánh (1842) v.v, cho thấy tuy vẫn đứng trên lập trường duy tâm của triết học Hêghen, nhưng ơng đã nhận ra mâu thuẫn giữa tính cách mạng với tính bảo thủ trong triết học ấy, đồng thời thấy tính triệt để hơn trong triết học Phoiơbắc. Từ mùa Thu 1842, trong thời gian sống gần hai năm ở Mansextơ (Anh), việc nghiên cứu đời sống kinh tế và sự phát triển chính trị của nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia phong trào công nhân mới dẫn ông đến bước chuyển biến căn bản trong thế giới quan và lập trường chính trị.
- Giới thiệu sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Các tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen; Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu; Lập trường của các chính đảng; Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh; Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị đánh dấu sự chuyển biến hoàn toàn từ chủ nghĩa duy tâm và lập trường dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và lập trường cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen.
b. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1848)
Các tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844; Gia đình thần thánh; Luận cương về Phoiơbắc; Hệ tư tưởng Đức; Sự khốn cùng của triết học và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu chủ nghĩa Mác đã được trình bày chỉnh thể với các quan điểm lý luận nền tảng của ba bộ phận hợp thành, thể hiện từng bước sự đề xuất, khẳng định vai trò của triết học trong đời sống xã hội.
c. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung, phát triển lý luận triết học (1848- 1895)
- Các tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp; Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapáctơ; Cách mạng và phản cách mạng ở Đức; Tư bản; Nội chiến ở Pháp; Phê phán Cương lĩnh Gôta; Chống Đuyrinh; Biện chứng của tự nhiên; Nguồn gốc và gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước; Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức thể hiện sự bổ sung và phát triển toàn diện những vấn đề triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen, tạo nên chủ nghĩa Mác hoàn chỉnh.
- Giới thiệu khái quát tác phẩm Chống Đuyrinh. + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Chống Đuyrinh là tên gọi đã đi vào lịch sử các tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác của Cuộc đảo lộn trong khoa học do Ngài Ơghênhi Đuyrinh thực hiện của Ph.Ăngghen và C.Mác. Tác phẩm được viết khơng chỉ vì sự cấp bách về lý luận, mà cịn vì sự cấp bách về chính trị. Năm 1875, Đuyrinh đã viết một loạt bài cơng kích gay gắt chủ nghĩa Mác. Sự cơng kích đó đã làm ảnh hưởng tới niềm tin của một bộ phận thành viên của đảng xã hội - dân chủ Đức. Tác phẩm chống lại những tư tưởng tầm thường, hỗn độn và chiết trung trong triết học duy vật siêu hình, thực chứng và duy tâm, thể hiện trong các hình thức khác nhau của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản của Đuyrinh. Đó là hồn cảnh ra đời của một tác phẩm bút chiến mãnh liệt về hình thức, có tính từ điển bách khoa về nội dung.
Năm 1880, theo đề nghị của Lapharg, Ph.Ăngghen chỉnh lý lại 3 chương của Chống Đuyrinh và phổ biến dưới dạng bản thảo Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học. Đây là một trong những tác phẩm được phổ biến
rộng rãi nhất trong những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác. Năm 1892, Ph.Ăngghen viết Lời mở đầu cho lần xuất bản bằng tiếng Anh và bằng tiếng Đức, xuất bản dưới tên gọi Về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cấu trúc của tác phẩm. Tương xứng với ba thành phần cấu thành chủ nghĩa Mác, Chống Đuyrinh được cấu thành, ngoài Lời nói đầu, từ ba bộ phận chính gồm Triết học; Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Nội dung cơ bản của tác phẩm
Tư tưởng chính của tác phẩm là cuộc đấu tranh vì sự triệt để của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Theo V.L.Lênin, hoặc là chủ nghĩa duy vật đến cùng, hoặc là sự dối trá và sự lộn xộn của triết học chủ nghĩa duy tâm,- đó là vấn đề được đưa ra trong từng mục của Chống Đuyrinh.
* Vấn đề về thế giới quan duy vật trong tác phẩm. Giải quyết biện chứng và duy vật triệt để vấn đề cơ bản của triết học.
# Phê phán quan điểm duy tâm của Đuyrinh cho rằng những nguyên lý được rút ra từ tư duy chứ không phải được từ thế giới khách quan; những nguyên lý hình thức phải được ứng dụng vào giới tự nhiên và loài người và do vậy, giới tự nhiên và loài người phải phù hợp với chúng. Ph.Ăngghen khẳng định ý thức là sản phẩm của não người, còn con người lại là sản phẩm của tự nhiên. Tư duy là sự phản ánh của tồn tại. Bởi vậy, những quy luật của tư duy và những quy luật của tự nhiên phối hợp, điều hoà với nhau. Ngay cả những định lý và các khái niệm của toán học cũng được trừu tượng hoá từ thế giới hiện thực (chương 3). Khả năng của nhận thức thì khơng có giới hạn, chính q trình nhận thức cũng vơ hạn; chân lý tuyệt đối có được nhờ thực hiện một loạt chân lý tương đối không giới hạn (chương 3 và 9).
# Phê phán tư tưởng của Đuyrinh quy tính tồn tại của thế giới vào tính thống nhất của thế giới, Ph.Ăngghen cho rằng sự thống nhất của thế giới nằm ở tính vật chất của nó, cịn tính tồn tại là tiền đề của tính vật chất (chương 4). Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó và tính chất này được chứng minh khơng phải chỉ bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên. # Phê phán quan điểm siêu hình quy vận động vào lực cơ học và coi đó là hình thức cơ bản của vận động của Đuyrinh, Ph.Ăngghen cho rằng, vật chất khơng có vận động thì cũng khơng có ý nghĩa như vận động khơng có vật chất. Bởi vậy, vận động không thể mất đi và cũng không thể bị triệt tiêu- giống như vật chất (chương 6). Các hình thức khác nhau của vận động (cơ học, vật lý, hoá học, sinh học) là đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác nhau (chương 6-7).
# Ph.Ăngghen khẳng định vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất; khơng gian và thời gian gắn liền với vật chất vận động và cũng vô cùng, vô tận như vật chất vận động. Thế giới là vô cùng vô tận trong không gian và thời gian và khơng gian và thời gian là những hình thức chính của tồn tại (chương 5). Cái vĩnh viễn
trong thời gian, cái vô tận trong không gian ... là ở chỗ, ... khơng có điểm tận cùng về một phía nào cả, cả ở đằng trước lẫn đằng sau, cả ở trên lẫn ở dưới, cả ở bên phải lẫn bên trái.
* Tư tưởng về phép biện chứng duy vật trong tác phẩm.
# Phép biện chứng duy vật hình thành và phát triển từ giới tự nhiên và lịch sử và trở thành công cụ để nhận thức giới tự nhiên và lịch sử.
# Bản chất của phép biện chứng.
Định nghĩa phép biện chứng. Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến ... là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy
Bản chất của phép biện chứng thể hiện ở chỗ, nó nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ và sự phát triển trong tính hệ thống, trong q trình vận động theo khuynh hướng tiến lên.
Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình (xem chương VI). # Hệ thống các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Sự phát triển của tư duy trong việc phản ánh hiện thực khách quan được thể hiện thông qua hệ thống các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Quy luật quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân của sự vận động là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển.
Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Bản chất của quy luật thể hiện trong mối quan hệ giữa chất với lượng trong thế giới khách quan.
Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng, hình thức và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng. Trải qua một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng dường như lặp lại những giai đoạn đã qua trên cơ sở mới, cao hơn và như vậy, phát triển không theo đường thẳng, mà theo đường xốy ốc, mỗi vịng trịn kế tiếp dường như lặp lại vòng tròn trước đó, nhưng trên cơ sở cao hơn.
* Vấn đề về nhận thức luận trong tác phẩm.
# Định nghĩa tư duy. Tư duy con người là sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ não con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
# Quá trình tương đối và tuyệt đối của tư duy; nhận thức vừa vơ hạn, vừa có hạn. Tuyệt đối (tối cao) và vơ hạn của tư duy khi xét theo bản tính, khả năng và mục đích cuối cùng; tương đối (khơng tuyệt đối) và có hạn của tư duy khi xét theo sự thực hiện riêng biệt và thực tế trong mỗi thời điểm nhất định.
# Nhận thức chân lý là một quá trình lịch sử từ thấp đến cao, từ đơn giải đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể nhận thức và vào điều kiện, hoàn cảnh mà chủ thể nhận thức chụi ảnh hưởng; vì vậy khơng thể có chân lý bất biến, tuyệt đỉnh cuối cùng
như Đuyrinh quan niệm và quan niệm đó của Đuyrinh chỉ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm và siêu hình về nhận thức.
* Quan điểm duy vật về lịch sử và tư tưởng về chủ nghĩa xã hội trong tác phẩm.
# Bác bỏ quan điểm của Đuyrinh coi bạo lực và chiến tranh là cơ sở hình thành các giai cấp trong xã hội, Ph.Ăngghen cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất và chế độ sở hữu mới là cơ sở trong việc hình thành các giai cấp.
# Thông qua việc phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng của Ximông và Phuriê đã không dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội, mà chỉ dựa vào ý thức xã hội, lịch sử và pháp quyền để xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội, Ph.Ăngghen bác bỏ quan điểm của Đuyrinh về chân lý đạo đức và pháp quyền vĩnh cửu vượt qua mọi giai đoạn lịch sử của mỗi dân tộc và thời đại khác nhau.
# Đánh giá sự phát triển của triết học trong mối liên hệ thống nhất giữa triết học với khoa học. Ph.Ăngghen cho rằng, khi đó, triết học trở thành thế giới quan và thế giới quan đó khơng cần phải được chứng thực và thể hiện trong một khoa học đặc biệt nào đó, đứng trên các khoa học, mà được chứng thực và thể hiện trong các khoa học hiện thực.
- Ý nghĩa của tác phẩm
+ Chống Đuyrinh là tác phẩm tổng kết toàn diện sự phát triển của chủ nghĩa Mác; trình bày hồn chỉnh thế giới quan duy vật biện chứng về triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học; đấu tranh chống lại các quan điểm đối lập.
+ Với Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã tham gia trực tiếp vào các cuộc tranh luận về thế giới quan và chính trị trong phong trào cơng nhân Đức lúc bấy giờ và góp phần quyết định vào thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.
- Giới thiệu khái quát tác phẩm Biện chứng của tự nhiên + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
* Là tác phẩm của Ph.Ăngghen, viết gián đoạn trong 13 năm, từ 1873 đến