II. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
1. Thếgiới quan và các hình thức cơ bản của thếgiới quan a Khái niệm thế giới quan
- Định nghĩa. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy.
- Nguồn gốc của thế giới quan. Thế giới quan ra đời từ thực tiễn cuộc sống; là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức, nhưng suy đến cùng, thế giới quan là kết quả của cả hoạt động thực tiễn với hoạt động nhận thức, của mối quan hệ giữa khách thể nhận thức với chủ thể nhận thức.
- Nội dung phản ánh của thế giới quan. Thế giới quan phản ánh thế giới từ ba góc độ 1) Các khách thể nhận thức. 2) Bản thân chủ thể nhận thức. 3) Mối quan hệ giữa khách thể với chủ thể nhận thức. Ba góc độ này của thế giới quan vừa thể hiện ý thức của con người về thế giới, vừa thể hiện ý thức của con người về chính bản thân mình.
- Hình thức biểu hiện của thế giới quan có thể là các quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể là hệ thống lý luận chặt chẽ.
- Cấu trúc của thế giới quan gồm hai yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin, trong đó tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan; song tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi đã trở thành niềm tin để hình thành lý tưởng, động cơ hoạt động của con người.
- Một thế giới quan thống nhất giữa tri thức với niềm tin có vai trị là cơ sở để con người xác định những vấn đề then chốt của cuộc sống như tiếp tục tìm hiểu thế giới; xác định thái độ, cách thức hoạt động, lối sống nói riêng và nhân sinh quan nói chung.
- Các chức năng cơ bản của thế giới quan là chức năng nhận thức; chức năng nhận định, đánh giá; chức năng xác lập giá trị và chức năng điều chỉnh hành vi v.v thể hiện chức năng cơ bản nhất của thế giới quan là chức năng định hướng cho mọi hoạt động sống của con người.