Phạm trù thực tiễn

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH môn TRIẾT học DHBK (Trang 72 - 73)

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1. Phạm trù thực tiễn

- Vấn đề thực tiễn trong triết học trước Mác.

+ Đa số các nhà triết học duy vật trước Mác chưa có quan điểm đúng đắn về thực tiễn, chưa đặt ra vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, mà chỉ nêu vai trò của thực nghiệm khoa học, do vậy chưa thấy vai trò của thực tiễn đối với nhận thức nói chung, với lý luận nói riêng. Đó là những nguyên nhân chủ yếu lý giải chủ nghĩa duy vật trước Mác đã khơng làm sáng tỏ được vai trị năng động, sáng tạo và tính tích cực của tư duy con người. Bêcơn là nhà triết học đầu tiên nhận thấy vai trị của thực nghiệm trong q trình nhận thức, hình thành tri thức khoa học; theo đó nhận thức phải xuất phát từ giới tự nhiên và thực nghiệm để tìm ra mối quan hệ nhân - quả, phát hiện và kiểm tra chân lý. Phoiơbắc coi thực tiễn là hoạt động của con người, nhưng chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người. Khuyết điểm chủ yếu của các nhà triết học duy vật trước Mác trong vấn đề thực tiễn là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức trong hình thức khách thể hay hình thức trực quan chứ khơng được coi là hoạt động cảm giác của con người, của thực tiễn. Tuy vậy, quan điểm về vai trò của thực nghiệm khoa học trong quá trình nhận thức, trong sự hình thành tri thức khoa học vẫn là một trong những tiền đề cho quan niệm về thực tiễn trong triết học Mác.

+ Các nhà triết học duy tâm, tuy thấy được mặt năng động của tư duy, nhưng lại tuyệt đối hoá vai trị của nó, làm cho tư duy trở nên thần bí. Hêghen cho rằng, bằng thực tiễn, chủ thể tự nhân đơi mình, đối tượng hố bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngồi và tuy đó khơng phải là hoạt động vật chất của con người mà của ý niệm tuyệt đối nhưng vẫn là ý tưởng sâu sắc về thực tiễn.

- Phạm trù thực tiễn trong triết học Mác - Lênin.

+ Định nghĩa. Thực tiễn là tồn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.

+ Tính chất của thực tiễn. Thực tiễn là hoạt động vật chất, có tính lịch sử - cụ thể; có tính xã hội; có tính tất yếu; phong phú và đa dạng.

+ Các hình thức thực tiễn cơ bản. Để hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức nói chung, lý luận nói riêng, cần phải thấy thực tiễn là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh, là phương thức tồn tại của con người và xã hội lồi người. Các hình thức thực tiễn cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị xã hội; hoạt động thực nghiệm

khoa học và một số lĩnh vực của thực tiễn như hoạt động giáo dục, nghệ thuật, y tế v.v, trong đó hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản, quy định các hình thức và lĩnh vực cịn lại.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH môn TRIẾT học DHBK (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w