Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH môn TRIẾT học DHBK (Trang 63 - 64)

+ Trong phép biện chứng duy vật, mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để khái quát sự quy định, tác động qua lại, chuyển hoá và tách biệt nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới.

+ Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Ngay cả ý thức của con người cũng chỉ là thuộc tính của dạng vật

chất có tổ chức cao và nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.

+ Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nói lên rằng, các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau và bản chất của sự vật, hiện tượng thể hiện qua mối liên hệ đó. Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vơ hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trị khác nhau.

+ Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú. Các tính chất đó của mối liên hệ phổ biến phản ánh tính chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới đa dạng.

+ Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn (xem nguyên tắc toàn diện ở cuối chương).

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH môn TRIẾT học DHBK (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w