UnG Thư vú 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Những Điều Cần Biết Về Phòng, Chống Ung Thư (Trang 99 - 104)

1. Khái niệm

Ung thư vú là các tế bào bất thường gọi là tế bào ung thư phát triển từ những tế bào ống tuyến (ống dẫn sữa) hay những tế bào thùy tuyến (tế bào tạo sữa) của

vú. Ung thư vú cĩ thể gặp ở cả hai giới nhưng thường ít gặp ở nam giới.

2. Các yếu tố nguy cơ và biện pháp phịng ngừa phịng ngừa

2.1. Các yếu tố nguy cơ

Hiện tại chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra ung thư vú. Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú gồm cĩ:

- Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng tăng và cao nhất là trên 60 tuổi.

- Tiền sử mắc ung thư vú: nếu đã mắc ung thư vú một bên thì bên cịn lại cũng cĩ nguy cơ mắc ung thư vú cao.

- Tiền sử gia đình: nguy cơ mắc ung thư vú sẽ cao nếu như cĩ mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú. Nguy cơ cũng tăng nếu như người phụ nữ cĩ cơ, dì, bác ruột hai bên nội ngoại mắc ung thư vú.

- Những biến đổi gien: thay đổi của các gien BRCA1, BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư vú.

- Một số vấn đề về sức khoẻ sinh sản: cĩ con muộn hoặc khơng sinh đẻ, dậy thì sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), dùng nội tiết tố thay thế ở thời kỳ mãn kinh,... làm tăng nguy cơ ung thư vú.

- Chủng tộc: ung thư vú hay gặp ở phụ nữ Latinh, châu Á hoặc Mỹ gốc Phi.

- Tiền sử điều trị tia xạ vào vùng vú làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

- Béo phì sau khi mãn kinh: nội tiết tố estrogen được sản sinh một phần tại mơ mỡ, béo phì làm cho lượng estrogen tăng cao và đây là một yếu tố cĩ thể dẫn đến ung thư vú.

- Người ít hoạt động thể chất sẽ cĩ nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

- Uống rượu bia nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

2.2. Biện pháp phịng ngừa

Khơng cĩ cách nào giúp ngăn ngừa hồn tồn nguy cơ ung thư vú nhưng một vài thay đổi trong cách sống cũng cĩ thể giảm đáng kể nguy cơ phát triển của căn bệnh này:

- Hạn chế uống rượu, bia.

- Tăng cường vận động thể chất. - Duy trì cân nặng cân đối, ổn định.

- Định kỳ hằng tháng tự kiểm tra ngực và vú. - Sau 40 tuổi nên đi chụp X quang tuyến vú một lần/năm.

3. Chẩn đốn

Để chẩn đốn ung thư vú, người thầy thuốc phải hỏi về tiền sử bệnh tật cá nhân và tiền sử gia đình, thăm khám kĩ càng, tồn diện và sau đĩ chỉ định làm một số xét nghiệm nếu cần thiết.

- Thăm khám lâm sàng: nhận định kỹ càng về các tính chất của khối u như: kích thước, mật độ, hình dạng, tính chất xâm lấn và độ di động cũng như đánh giá tình trạng hạch nách và tồn trạng của người bệnh.

- Chụp vú chẩn đốn: sẽ giúp cho việc phân tích kĩ lưỡng hơn so với chụp vú sàng lọc thơng qua những kĩ thuật đặc biệt hoặc nhiều gĩc chụp chi tiết hơn.

- Sinh thiết: để xác định cĩ phải là khối u ác tính hay khơng. Nếu tìm thấy tế bào ung thư, cĩ thể trả lời thêm đĩ là loại ung thư gì, thường gặp là ung thư xuất phát từ những tế bào ống tuyến, ít gặp hơn là ung thư xuất phát từ những tế bào thuỳ tuyến. Cĩ thể xác định vị trí sinh thiết qua thăm khám lâm sàng hoặc dưới sự trợ

giúp của các phương tiện chẩn đốn hình ảnh như chụp vú, siêu âm,... Một số hình thức sinh thiết: chọc hút bằng kim nhỏ, sinh thiết kim và sinh thiết mở.

- Các xét nghiệm khác: các xét nghiệm để đánh giá tình trạng tồn thân và thụ thể nội tiết của khối u.

4. Điều trị

4.1. Các biện pháp điều trị

Ung thư vú là một căn bệnh phức tạp địi hỏi phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau mà mỗi biện pháp cĩ một vai trị riêng biệt. Các biện pháp điều trị ung thư vú được chia thành 2 nhĩm: các biện pháp tại chỗ, tại vùng (phẫu thuật và tia xạ) và các biện pháp điều trị tồn thân (điều trị hố chất, nội tiết và sinh học).

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên và là phương pháp chính điều trị ung thư vú, nhất là những trường hợp chưa di căn. Gồm cĩ phẫu thuật cắt tuyến vú và vét hạch nách hoặc phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, phẫu thuật cắt buồng trứng trong một số trường hợp cĩ chỉ định.

Xạ trị

Xạ trị sau phẫu thuật được áp dụng rộng rãi trong điều trị ung thư vú để hạn chế tái phát. Tuy nhiên, xạ trị cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

ung thư thứ phát và một số bệnh khác như bệnh tim mạch.

Hĩa trị

Điều trị hĩa chất được mở rộng cho nhiều bệnh nhân ung thư vú với quan điểm mới ung thư vú là bệnh tồn thân. Hĩa trị cĩ thể áp dụng cho bệnh nhân khơng mổ được tại thời điểm chẩn đốn (hĩa chất tân bổ trợ), sau mổ (hĩa chất bổ trợ) và điều trị triệt căn khi bệnh ở giai đoạn muộn.

Điều trị nội tiết

Điều trị nội tiết đã được thừa nhận rộng rãi và đem lại những kết quả khả quan. Phương pháp này gồm: cắt buồng trứng, uống thuốc nội tiết,...

4.2. Theo dõi sau điều trị

Khám lại đều đặn sau điều trị giữ vai trị rất quan trọng giúp đánh giá sự hồi phục của bệnh nhân, sự xuất hiện và mức độ các tác dụng phụ của điều trị và phát hiện sớm sự trở lại của bệnh nếu cĩ. Việc đánh giá kết quả điều trị cũng chủ yếu dựa vào những thơng tin thu được qua quá trình theo dõi sau điều trị.

Thơng thường trong 3 năm đầu sau điều trị cứ 3 tháng bệnh nhân sẽ đến khám lại một lần, 2 năm tiếp theo là 6 tháng một lần và sau đĩ là mỗi năm một lần. Tại mỗi lần khám lại, bác sĩ sẽ hỏi và khám để phát hiện các tác dụng phụ của điều trị, khám kỹ tại chỗ và tồn thân để xem cĩ

tái phát và di căn xa hay khơng, đồng thời chỉ định làm một số xét nghiệm nếu cần.

Một phần của tài liệu Những Điều Cần Biết Về Phòng, Chống Ung Thư (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)