Kịch bản tỷ lệ sử dụng cảng cạn cho các vùng

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN BÁO CÁO TỔNG HỢPQUY HOẠCH CẢNG CẠN VN (Trang 82 - 153)

2015 Năm 2020 Năm 2030 KB thấp KB T. Bình KB cao KB thấp KB T. Bình KB cao Miền Bắc 2,86% 5,00% 10,00% 20,00% 18,00% 25,00% 30,00% Miền Trung - 3,00% 5,00% 10,00% 8,00% 10,00% 15,00% Miền Nam 34,46% 34,50% 37,00% 40,00% 40,00% 45,00% 50,00% Bình quân cả nước 20,90% 20,73% 24,06% 29,43% 27,86% 31,79% 36,79%

Trên cơ sở các kịch bản về vị trí trên từng hành lang, khu vực để tính tốn dự báo khối lượng hàng hóa có nhu cầu sử dụng cảng cạn phân theo từng hành lang qua ICD được tổng hợp như sau:

81

Bảng 2.5: Dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container có

thể thơng qua cảng cạn (Kịch bản thấp)

Đơn vị: TEU

TT Hành lang kinh tế, khu kinh tế Năm 2015

(Thực hiện) Năm 2020 Năm 2030

1 Khu vực kinh tế ven biển 40.000 430.000

2 Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn 20.000 55.000 370.000

3 Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai 67.899 60.000 425.000 4 Khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội 10.000 20.000 155.000

5 Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội 18.200 170.000 1.025.000 6 Hành lang Hà Nội - Cao Bằng 10.000 62.000

116.099 355.000 2.467.000

7 KKT Nghi Sơn - 10.000 62.000 8 Hành lang kinh tế đường 8. đường 12A - 4.000 24.000 9 Hành lang kinh tế đường 9 - 2.000 12.000 10 KVKT Đà Nẵng - Huế. đường 14 - 27.000 130.000 11 Hành lang kinh tế đường 19 - 13.000 75.000 12 Khu vực Tây Nguyên - 5.000 22.000 - 61.000 325.000

13 KVKT Đơng Bắc thành phố Hồ Chí Minh 2.516.622 3.080.000 7.230.000 14 KVKT Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh 497.000 1.247.000

15 KVKT Đồng bằng Sông Cửu Long 120.000 310.000

2.516.622 3.697.000 8.787.000 Tổng cộng 3 vùng 2.632.721 4.113.000 11.579.000

Nguồn: nhóm nghiên cứu tính tốn và số liệu dự báo đã được làm tròn theo từng khu vực, hành lang.

Bảng 2.6: Dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container có

thể thơng qua cảng cạn (Kịch bản trung bình)

82

TT Hành lang kinh tế, khu kinh tế Năm 2015

(Thực hiện) Năm 2020 Năm 2030

1 Khu vực kinh tế ven biển 78.000 600.000

2 Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn 20.000 105.000 515.000 3 Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai 67.899 120.000 592.000 4 Khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội 10.000 40.000 213.000 5 Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội 18.200 342.000 1.425.000

6 Hành lang Hà Nội - Cao Bằng 20.000 85.000

116.099 705.000 3.430.000

7 Khu KT Nghi Sơn - 18.000 78.000

8 Hành lang KT đường 8. đường 12A - 5.000 30.000

9 Hành lang kinh tế đường 9 - 4.000 16.000

10 KVKT Đà Nẵng - Huế. đường 14 - 45.000 160.000

11 Hành lang kinh tế đường 19 - 23.000 95.000

12 Khu vực Tây Nguyên - 10.000 28.000

- 105.000 407.000 13 KVKT Đông Bắc thành phố HCM 2.516.622 3.305.000 8.133.000

14 KVKT Tây Nam thành phố HCM 535.000 1.405.000

15 KVKT Đồng bằng Sông Cửu Long 130.000 350.000

2.516.622 3.970.000 9.888.000 Tổng cộng 3 vùng 2.632.721 4.780.000 13.725.000

Nguồn: nhóm nghiên cứu tính tốn và số liệu dự báo đã được làm tròn theo từng khu vực, hành lang

Bảng 2.7: Dự báo khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container có

thể thơng qua cảng cạn (Kịch bản cao)

83

TT Hành lang kinh tế, khu kinh tế Năm 2015

(Thực hiện) Năm 2020 Năm 2030

1 Khu vực kinh tế ven biển 155.000 720.000

2 Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn 20.000 212.000 620.000

3 Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai 67.899 238.000 710.000

4 Khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội 10.000 80.000 255.000

5 Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội 18.200 680.000 1.710.000

6 Hành lang Hà Nội - Cao Bằng 40.000 100.000

116.099 1.405.000 4.115.000

7 KKT Nghi Sơn - 38.000 120.000

8 Hành lang kinh tế đường 8. đường 12A - 13.000 46.000

9 Hành lang kinh tế đường 9 - 8.000 24.000

10 KVKT Đà Nẵng - Huế. đường 14 - 90.000 240.000

11 Hành lang kinh tế đường 19 - 45.000 140.000

12 Khu vực Tây Nguyên - 18.000 40.000

- 212.000 610.000

13 KVKT Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh 2.516.622 3.572.000 9.035.000

14 KVKT Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh 578.000 1.560.000

15 KVKT Đồng bằng Sông Cửu Long 150.000 388.000

2.516.622 4.300.000 10.983.000

Tổng cộng 3 vùng 2.632.721 5.917.000 15.708.000

Nguồn: nhóm nghiên cứu tính tốn và số liệu dự báo đã được làm tròn theo từng khu vực, hành lang

Với 3 kịch bản nêu trên, nếu các cảng cạn đã và đang được xây dựng theo đúng tiến độ và đầu tư, khả năng khai thác tốt và kịch bản về cơ sở hạ tầng diễn ra đúng tiến độ thì khối lượng sẽ tương ứng với kịch bản thấp. Nếu đầu tư thêm các cảng cạn mới có vị trí thuận tiện về kết nối giao thông và vận tải đa phương thức cùng những nỗ lực đẩy mạnh khai thác vận tải container trên tuyến đường thủy nội địa và đường sắt sẽ tương ứng với kịch bản trung bình. Khi tất cả các điều kiện về cả khai thác vận tải, cơ sở hạ tầng, chi phí logistic hợp lý sẽ tương với kịch bản cao. Trên cơ sở phân tích và nhận định cho Quy hoạch, nhóm nghiên cứu lựa chọn kịch bản trung bình với khoảng cận trên (không cao hơn kịch bản cao) và cận dưới (không thấp hơn kịch bản thấp) để làm căn cứ đưa ra các tính toán tiếp theo.

84

CHƯƠNG 3

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.1. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

Quan điểm phát triển

- Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển và hệ thống các kết cấu hạ tầng khác; việc phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các vùng và địa phương;

- Phát triển hệ thống cảng cạn để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của từng khu vực và hành lang kinh tế, đặc biệt là nhu cầu tổ chức vận tải hợp lý đối với hàng hóa container; xác định số lượng, quy mơ, vị trí các cảng cạn phù hợp với nhu cầu từng thời kỳ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, giảm chi phí dịch vụ vận tải và logistics.

- Ưu tiên hình thành và phát triển các cảng cạn có khả năng kết nối các phương thức vận tải đường thuỷ nội địa, vận tải đường sắt nhằm phát triển vận tải đa phương thức, góp phần thực hiện tái cơ cấu vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thuỷ nội địa, đường sắt.

- Phát triển hệ thống cảng cạn phải đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương có liên quan trong hoạt động quản lý, khai thác cảng cạn, đặc biệt trong quá trình lựa chọn địa điểm cụ thể để xây dựng cảng cạn; tích hợp hoặc kết nối thuận lợi hoạt động của cảng cạn và các trung tâm logistics nhằm phát huy tối đa vai trò, chức năng và lợi thế của từng loại hình, đặc biệt là đối với các trung tâm logistics quy mô lớn; Tận dụng tối đa cơ sở vật chất, năng lực của các cảng thơng quan nội địa (ICD) hiện có để đáp ứng kịp thời nhu cầu dịch vụ cảng cạn tại các địa phương.

- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cảng cạn, bao gồm cả nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài. Áp dụng mô hình đầu tư theo hình thức PPP trong các trường hợp cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong đầu tư và khai thác cảng cạn.

- Phát triển cảng cạn theo hướng bền vững, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm an ninh quốc phịng, tiết kiệm đất đai canh tác, bảo vệ mơi trường.

85

Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, hàng quá cảnh, hàng chuyển tải và vận tải hàng hóa qua biên giới,tăng năng lực thơng qua cho các cảng biển; tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển, thời gian lưu hàng tại cảng biển và đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ách tắc giao thơng, đặc biệt ở các đô thị lớn và cảng biển lớn.

Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hoá, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thơng qua tối thiểu 15% - 20% nhu cầu hàng hoá vận tải công ten nơ thông qua hệ thống cảng biển, năng lực thơng qua khoảng 4.035.000 - 6.845.000 TEU/năm, trong đó:

Miền Bắc: Đáp ứng được khoảng 15% - 20% nhu cầu hàng hoá vận tải container thông qua hệ thống cảng biển, tương ứng với công suất khoảng 720.000 - 1.810.000 TEU/năm.

Miền Trung: Đáp ứng được khoảng 5% -10%, nhu cầu hàng hoá vận tải container thông qua hệ thống cảng biển, tương ứng với công suất khoảng 65.000 - 175.000 TEU/năm

Miền Nam: Đáp ứng được khoảng 35% - 45%, nhu cầu hàng hoá vận tải công ten nơ thông qua hệ thống cảng biển, tương ứng với công suất khoảng 3.250.000 - 4.860.000 TEU/năm.

- Đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thơng qua tối thiểu 25% - 30% nhu cầu hàng hố vận tải cơng ten nơ thông qua hệ thống cảng biển, năng lực thơng qua khoảng 12.000.000 - 17.600.000 TEU/năm, trong đó :

Miền Bắc: Đáp ứng được khoảng 20% - 30% nhu cầu hàng hoá vận tải container thông qua hệ thống cảng biển, tương ứng với công suất khoảng 2.750.000 - 4.820.000TEU/năm.

Miền Trung: Đáp ứng được 10% - 15% nhu cầu hàng hoá vận tải container thông qua hệ thống cảng biển, tương ứng với công suất khoảng 350.000 - 630.000TEU/năm.

Miền Nam: Đáp ứng được 40% - 50% nhu cầu hàng hoá vận tải container thông qua hệ thống cảng biển, tương ứng với công suất khoảng 8.900.000 - 12.150.000 TEU/năm.

86

3.1.2. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

A. MIỀN BẮC

Dự báo tổng nhu cầu vận tải công ten nơ qua cảng cạn trên các hành lang và khu vực kinh tế khoảng 720.000 - 1.810.000 TEU vào năm 2020 và khoảng 2.750.000 - 4.820.000 TEU vào năm 2030.

Quy hoạch phát triển cảng cạn tại các khu vực kinh tế, hành lang kinh tế sau:

- Khu vực kinh tế ven biển: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hoá của các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Ưu tiên các vị trí có khả năng kết nối thuận lợi với vận tải thuỷ nội địa, vận tải sông pha biển, vận tải đường sắt với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh. Đến năm 2020 có tổng diện tích 50 - 70 ha, năng lực thơng qua khoảng 80.000 - 200.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 80 - 100 ha, năng lực thông qua khoảng 500.000 - 850.000TEU/năm.

- Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hoá của các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Giang. Ưu tiên các vị trí có thể kết nối thuận lợi với vận tải đường sắt, vận tải thuỷ nội địa đến cảng Hải Phịng và cảng Quảng Ninh. Đến năm 2020 có tổng diện tích 30 - 40 ha, năng lực thơng qua khoảng 120.000 - 300.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 60 - 70 ha, năng lực thơng qua khoảng 500.000 - 830.000TEU/năm.

- Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hoá của các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Bắc Ninh. Ưu tiên các vị trí kết nối thuận lợi với vận tải đường sắt, vận tải thuỷ nội địa đến cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh, các vị trí gắn với cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế. Đến năm 2020 có tổng diện tích 30 - 40 ha, năng lực thơng qua khoảng 100.000 - 270.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 60 - 70 ha, năng lực thơng qua khoảng 400.000 - 720.000 TEU/năm.

- Khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hoá của các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Đến năm 2020 có tổng diện tích 15 - 20 ha, năng lực thông qua khoảng50.000 - 100.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 30 ha, năng lực thơng qua khoảng 180.000 - 300.000 TEU/năm.

- Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hoá của các tỉnh/thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ưu tiên các vị trí có thể kết nối với đường thuỷ nội địa, đường sắt. Đến năm 2020 có tổng diện tích 80 - 90 ha, năng lực thơng qua khoảng 350.000 - 900.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 120 - 150 ha, năng lực thơng qua khoảng 1.100.000 - 2.000.000TEU/năm.

87

- Hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hoá của các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, phục vụ hàng hoá giao lưu thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Ưu tiên các vị trí có thể kết nối với vận tải đường sắt đến cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh hoặc gần các cửa khẩu kinh tế với Trung Quốc. Đến năm 2020 có tổng diện tích 20 - 30 ha, năng lực thông qua khoảng 20.000 - 40.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 40 - 50 ha, năng lực thông qua khoảng 70.000 - 120.000TEU/năm.

B. MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN

Dự báo tổng nhu cầu vận tải công ten nơ thông qua cảng cạn trên các hành lang và khu vực kinh tế khoảng 65.000 - 175.000TEU vào năm 2020 và khoảng 350.000 - 630.000TEU vào năm 2030.

Quy hoạch phát triển cảng cạn tại các khu vực kinh tế, hành lang kinh tế sau:

- Hành lang kinh tế đường 9: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ trực tiếp cho hoạt động vận tải hàng hóa qua biên giới với Lào, hoạt động vận tải trên hành lang kinh tế Đông Tây. Kết nối với các cảng biển Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Ưu tiên vị trí khu kinh tế cửa khẩu. Đến năm 2020 có tổng diện tích 5 - 10 ha, công suất khoảng 5.000 - 10.000TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 10 ha, năng lực thơng qua khoảng 15.000 - 30.000 TEU/năm.

- Khu vực kinh tế Đà Nẵng - Huế, đường 14: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ trực tiếp cho các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đồng thời hỗ trợ cho tổ chức vận tải sau cảng biển Đà Nẵng. Ưu tiên vị trí trong tương lai có thể tích hợp với quy hoạch trung tâm logistics khu vực thành phố Đà Nẵng. Đến năm 2020 có tổng diện tích 5 - 10 ha có cơng suất khoảng 30.000 - 90.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 15 - 20 ha, có năng lực thông qua khoảng 120.000 - 230.000TEU/năm.

- Hành lang kinh tế đường 19: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụhàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định, Phú Yên và hàng hóa từ các tỉnh Tây Nguyên đến cảng Quy Nhơn. Ưu tiên vị trí trong tương lai có thể tích hợp với quy hoạch trung tâm logistics tỉnh Bình Định. Đến năm 2020 có tổng diện tích 15 - 20 ha, năng lực thông qua khoảng 20.000 - 60.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 30 ha, năng lực thơng qua khoảng 75.000 - 140.000TEU/năm.

- Khu vực Tây Nguyên: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hóa của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk. Ưu tiên vị trí kết nối thuận tiện đến

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN BÁO CÁO TỔNG HỢPQUY HOẠCH CẢNG CẠN VN (Trang 82 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)