3. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.6. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN
1.6.1. Đánh giá hiện trạng phát triển cảng cạn, cảng thông quan nội địa hiện nay so với Quy hoạch:
a) Về vị trí
Miền Bắc:
- Khu vực kinh tế ven biển:
Theo Quy hoạch 2223, sẽ hình thành 01 cảng cạn diện tích 20 - 30 ha (2020), 70 ha (2030); Hiện tại đã hình thành 02 cảng cạn là: Phúc Lộc (Ninh Bình), Móng Cái (Quảng Ninh) và 01 cảng thơng quan nội địa Hòa Xá (Nam Định); ngồi cảng Hịa Xá các cảng này đều được hình thành và công bố từ 2015 trở lại đây.
Cảng cạn Phúc Lộc có diện tích quy hoạch 34,5 ha, kết nối giao thông thủy - bộ. Cảng cạn này đáp ứng các tiêu chí hình thành và mục tiêu Quy hoạch 2223.
Cảng cạn Móng Cái có diện tích quy hoạch 40 ha, kết nối giao thông thủy - bộ. Cảng cạn này đáp ứng các tiêu chí hình thành và mục tiêu Quy hoạch 2223. Cảng thông quan nội địa Hịa Xá có diện tích 5,6ha, thành lập từ năm 2008, tại khu cơng nghiệp Hịa Xá, xã Mỹ Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định: Hiện nay UBND tỉnh Nam Định đã có Quyết định số 1922/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án di dời về khu vực bãi Thanh Hương, xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng. Kết nối với đường thủy nội địa.
Như vậy hiện tại khu vực này ngồi 02 cảng cạn đã hình thành và 01 cảng thơng quan nội địa (theo vị trí mới) đều đáp ứng đủ các tiêu chí hình thành và mục tiêu Quy hoạch 2223
- Hành lang Hà Nội - Lạng Sơn:
Theo Quy hoạch 2223, sẽ hình thành 01 cảng cạn diện tích 20 - 30 ha (2020), 50 ha (2030); Hiện tại chưa hình thành cảng cạn, mới hình thành 01 Cảng thơng quan nội địa Tiên Sơn (Bắc Ninh), có diện tích hiện tại 10 ha, kết nối giao thông đường bộ.
Theo kế hoạch phát triển riêng cảng thông quan nội địa này sẽ được mở rộng thêm ở vị trí khác; diện tích mở rộng có thể đạt 20 ha; có phương án kết nối với đường sắt (tại ga Kép) và đường thủy nội địa trên sơng Đuống. Tuy nhiên có dự án cụ thể được phê duyệt.
Như vậy đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hình thành cảng cạn theo Quy hoạch.
47
- Hành lang Hà Nội- Lào Cai:
Theo Quy hoạch, sẽ hình thành 01 cảng cạn có diện tích 20-30 ha năm 2020 (70 ha năm 2030); Hiện đã hình thành 01 cảng cạn Hải Linh (Phú Thọ) và 2 cảng thông quan nội địa là cảng Lào Cai và cảng Thụy Vân.
+ Cảng cạn Hải Linh có diện tích 5 ha, kết nối giao thông đường thủy nội địa và đường bộ. Đáp ứng tiêu chí về kết nối giao thơng nhưng chưa đáp ứng tiêu chí diện tích (10 ha trở lên).
+ Cảng thông quan nội địa Lào Cai kết nối giao thơng sắt - bộ nhưng diện tích khai thác hiện tại là 4,8 ha, có khả năng mở rộng trên 10 ha
+ Cảng thông quan nội địa Thụy Vân chỉ kết nối giao thông đường bộ, diện tích chỉ có 2 ha.
Như vậy trên hành lang này đã hình thành 01 cảng cạn nhưng chưa đáp ứng mục tiêu Quy hoạch do diện tích nhỏ và khơng có đủ quỹ đất tại chỗ để mở rộng đáp ứng quy hoạch đến năm 2020, 2030.
- Khu vực kinh tế Tây- Tây Bắc Hà Nội:
Theo Quy hoạch 2223, sẽ hình thành 01 cảng cạn diện tích 10 - 20 ha (2020), 40 ha (2030); Hiện tại chưa hình thành cảng cạn nhưng đã hình thành 01 cảng thông quan nội địa Mỹ Đình từ trước năm 2011.
Cảng Mỹ Đình hiện đã được phê duyệt phương án chuyển về Hoài Đức, Hà Nội với diện tích 19,2 ha và đang triển khai xây dựng. Tuy nhiên vị trí này cũng chỉ kết nối được với 01 phương thức vận tải đường bộ nên cũng khơng đáp ứng tiêu chí hình thành cảng cạn của Quy hoach 2223.
- Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội:
Theo Quy hoạch 2223, sẽ hình thành 01 cảng cạn diện tích 40 - 50 ha (2020), 100 ha (2030); Hiện tại đã hình thành 01 cảng cạn là Tân cảng Hải Phòng (Hải Phịng) và 02 cảng thơng quan nội địa là cảng Gia Thuỵ (thành phố Hà Nội) và cảng Hải Dương (tỉnh Hải Dương).
+ Cảng cạn Tân cảng Hải Phòng nằm trong KCN Minh Phương, Đình Vũ, Hải Phịng, có diện tích quy hoạch gần 30 ha, kết nối được với 01 phương thức vận tải đường bộ.
+ Cảng thông quan nội địa Gia Thụy được hình thành từ 1995 nhưng do diện tích quá nhỏ (1ha) nên đã được phê duyệt phương án chuyển về vị trí Cổ Bi (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) để hình thành cảng cạn Cổ Bi với diện tích 19 ha nhưng chỉ kết nối được với 01 phương thức vận tải đường bộ.
48
+ Cảng thông quan nội địa Hải Dương được hình thành từ 2005, có diện tích 10 ha, có thể mở rộng lên 30 ha. Hiện chỉ kết nối với 01 phương thức vận tải đường bộ (phương án đường sắt chưa rõ ràng);
Như vậy đến thời điểm hiện tại trên hành lang đã có tới 03 vị trí cảng đều có khả năng phát triển tốt, ngồi việc khơng đáp ứng được tiêu trí về kết nối với 2 phương thức vận tải, các cảng này đều đã đáp ứng được các tiêu trí hình thành cảng cạn theo Quy hoạch 2223.
Miền Nam:
- Khu vực kinh tế Đơng Bắc thành phố Hồ Chí Minh:
Theo Quy hoạch 2223, khu vực này sẽ hình thành 01 cảng cạn có diện tích 150 ha (2020) và 400 ha (2030);
Hiện tại mới hình thành 01 cảng cạn là Tân Cảng Nhơn Trạch, kết nối 02 phương thức vận tải thủy - bộ nhưng diện tích quy hoạch chỉ có 11,1 ha.
Trong khu vực hiện có đến 9 cảng thơng quan nội địa với tổng diện tích 263 ha. Có đến 8 cảng được hình thành trước 2011, trừ cảng TBS Tân Vạn.
Chỉ có duy nhất cảng thơng quan nội địa Tân Cảng - Long Bình có khả năng đáp ứng đủ diện tích quy hoạch đến năm 2020 (105 ha) nhưng tối đa cũng chỉ đến 232 ha. Tuy nhiên phương án kết nối giao thông hiện tại chỉ là đường bộ (phương án kết nối đường sắt là khơng rõ ràng).
Có 7/10 cảng được kết nối 02 phương thức vận tải thủy - bộ (trừ các cảng TBSTân Vạn, Tân Cảng Sóng Thần, Tân cảng Long Bình). Tuy nhiên tất cả các cảng này đều không đáp ứng mục tiêu Quy hoạch 2223 về diện tích và quỹ đất để phát triển.
Nhóm cảng Thủ Đức gồm 5 cảng thơng quan nội địa không đáp ứng tiêu chí kết nối thuận lợi với hệ thống giao thơng vận tải trong khu vực (gây ùn tắc giao thông nội đô).
Như vậy trong khu vực chưa hình thành cảng cạn hay cảng thông quan nội địa nào đáp ứng tiêu chí và mục tiêu Quy hoạch 2223.
b) Về kết nối các phương thức vận tải
Trong Quy hoạch cảng cạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng cạn phải được kết nối với ít nhất 2 phương thức vận tải. Ngoài vận tải đường bộ là phương án kết nối cơ bản, phương thức còn lại phải là đường sắt hoặc đường thủy nội địa.
Việc kết nối cảng cạn với cảng biển bằng các phương thức vận tải chủ yếu mang tính thụ động, tức là các cảng cạn dựa vào điều kiện sẵn có của KCHT các
49
phương thức vận tải mà chưa có cảng cạn nào được quy hoạch đồng bộ với quy hoạch từng chuyên ngành GTVT.
Vấn đề cảng cạn kết nối đường sắt đánh giá chung cịn rất khó khăn, thiếu các điều kiện khả thi trong tương lai gần, ít nhất từ nay đến năm 2020 do:
- Do hạn chế về hạ tầng kết nối nên hiện nay chỉ có cảng thơng quan nội địa Lào Cai là duy nhất kết nối được với đường sắt. Về quy hoạch, mặc dù trong quy hoạch điều chỉnh mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015 có đề cập đến việc kết hợp phát triển các cảng cạn trên các tuyến chính, nhưng trong các dự án đầu tư hoặc quy hoạch chi tiết các tuyến chính (được xây dựng trước quy hoạch tổng thể điều chỉnh) như Biên Hịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh - Lộc Ninh...hầu như chưa đề cập đến việc đặt các ga hàng hóa chính là các cảng cạn.
- Việc triển khai đầu tư các dự án đường sắt xây dựng mới nhiều năm qua rất chậm chạp do không huy động được nguồn vốn đầu tư, ngay cả đối với các tuyến đã duyệt báo cáo khả thi.
- Cơ sở pháp lý cho việc kết nối từ cảng cạn vào tuyến đường sắt quốc gia hiện chưa phù hợp, không tạo thuận lợi cho việc kết nối vào các cảng cạn không phải là ga đường sắt được quy hoạch, nằm cách xa tuyến. Theo quy định thì việc kết nối đường sắt chuyên dùng (bao gồm cả cảng cạn) là phải kết nối vào ga trên đường sắt quốc gia. Điều này gây khó khăn, tốn kém khi phải đầu tư đường sắt chuyên dùng do phải tăng chiều dài tuyến kết nối. Doanh nghiệp khai thác cảng thông quan nội địa Lào Cai phải tự bỏ tiền đầu tư 300m đường sắt kết nối từ cảng vào ga Lào Cai trên tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai.
Ngoài ra, để cảng cạn có thể kết nối và tham gia vận tải đường sắt đi/từ cảng biển, các tuyến đường sắt cần kết nối thuận lợi với đầu cảng biển. Tuy nhiên vấn đề này ngay cả cảng biển Hải Phòng là cảng duy nhất kết nối với đường sắt cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Năng lực vận tải của ngành đường sắt đối với vận tải hàng hóa nói chung và vận tải container nói riềng cịn nhiều hạn chế cả về phương tiện trang thiết bị, khả năng khai thác, khiến chất lượng dịch vụ khai thác thấp.
Nhìn chung, vấn đề kết nối cảng cạn với phương thức vận tải thứ hai, đặc biệt là đường sắt đang gặp phải những thách thức rất lớn. Thêm vào đó, việc tìm được vị trí vừa đảm bảo kết nối vừa đảm bảo quỹ đất đủ lớn để phát triển theo quy hoạch là rất khó khăn, nhiều vị trí là khơng tìm được vị trí khả thi.
c) Về quy mơ, diện tích:
Theo Quy hoạch 2223/QĐ-TTg, quy mơ diện tích các cảng cạn được quy hoạch từ 40 - 400 ha đến năm 2030. Gắn liền với nó là các điều kiện: nằm gần
50
các khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và phải đảm bảo hiệu quả trong kết nối với đường thủy nội địa hoặc đường sắt khiến cho việc xác định vị trí có đủ quỹ đất để phát triển là rất thiếu khả thi.
Mục đích và quan điểm của Quy hoạch 2223/QĐ-TTg đưa ra nhằm xây dựng những cảng cạn quy mô lớn với phạm vi phục vụ nhu cầu vận tải cho cả một vùng hoặc một nhóm các tỉnh cùng nằm trên một hành lang vận tải container. Về lý thuyết đây là một chủ trương đúng với điều kiện thực hiện một quy hoạch hệ thống cảng cạn mới hoàn toàn không liên quan đến hiện trạng, và quan trọng hơn là phải được thực hiện đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch các phương thức vận tải khác theo kinh nghiệm quốc tế.Để đầu tư được các cảng cạn với quy mơ như vậy có tính khả thi và hiệu quả thì nhà đầu tư phải là nhà nước hoặc theo hình thức PPP vì liên quan đến quy hoạch, kết nối và tổ chức vận tải đường sắt, quỹ đất và nhiều chính sách liên quan mà các doanh nghiệp tư nhân khó có đủ điều kiện cả về tài chính và khả năng thực hiện.
Trong Quy hoạch 2223/QĐ-TTg cũng nêu một giải pháp hợp lý trong tường hợp này là: “Hoàn thiện cơ chế cho thuê khai thác cảng cạn được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước”, tức là cũng đã xem xét đến việc đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước đối với một số cảng cạn để cho thuê. Hiện nay chưa có chủ trương rõ ràng nên cơ chế này chưa được xây dựng.
Tuy nhiên trong thực tế thì việc quy hoạch phát triển các cảng cạn quy mô lớn như vậy sẽ gặp phải những vấn đề lớn như sau:
- Rất khó xác định được khu vực vừa có quỹ đất phù hợp, vừa đảm bảo khả năng kết nối giao thông đường sắt (hoặc đường thủy nội địa), vừa nằm gần nguồn hàng.
- Các khu kinh tế, KCN, KCX hiện có hoặc được quy hoạch ở tất cả các địa phương trên cả nước, vì vậy mà việc sử dụng cảng cạn được đầu tư ở địa phương này phục vụ cho một địa phương khác cũng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn tương đương là khơng hiệu quả và khó khả thi trong nhiều trường hợp (chi phí vận tải, trung chuyển, hải quan, lưu kho, bãi, kết nối chuỗi cung ứng....). - Khó tìm được nhà đầu tư thích hợp nếu khơng có sự tham gia đầu tư của Nhà nước. Việc đầu tư các cảng cạn có tính chất và quy mơ lớn như vậy sẽ rất khó cho việc đầu tư cũng quản lý khai thác.
- Việc di dời hoặc thay đổi chức năng các cảng cạn hiện có sẽ gây ra sự hẫng hụt lớn về dịch vụ cảng cạn, ảnh hưởng đến quy trình và kế hoạch của các doanh nghiệp hàng hóa, quyền lợi của doanh nghiệp cảng cạn, đặc biệt là các cảng cạn mới đầu tư nâng cấp.
51
- Một số cảng cạn được công bố hoặc chấp thuận gần đây không tuân theo các điều kiện về thành lập cảng cạn và quy hoạch phát triển.
Bảng 1.12: Hiện trạngquy mô, công suất của hệ thống cảng cạn/
cảng thông quan nội địa
TT Tên cảng
Diện tích (ha) Cơng suất (TEU) Tổng số (Ha) Mở rộng Sau mở rộng Thiết kế Khai thác hiện tại Miền Bắc 149 49 218 1.333.200 116.099 1 Cảng cạn Phúc Lộc 34,5 Không 34,5 150.000 2 Cảng cạn Móng Cái 39,8 39,8 500.000
3 ICD Hòa Xá 5,6 Di dời 12,8 30.000
4 ICD Tiên Sơn 11,5 8,5 20,0 24.000 20.000
5 ICD Lào Cai 4,8 5,2 10,0 65.000 47.899
6 Cảng cạn Hải Linh 5,0 5 10,0 30.000 3.000
7 ICD Thụy Vân 2,1 10 12,1 18.000 17.000
8 ICD Mỹ Đình 5,2 Di dời 19,2 20.000 10.000
9 ICD Gia Thụy 1,0 Di dời 5.000 2.000
10 Cảng cạn Tân cảng Hải Phòng 29,5 29,5 400.000
11 ICD Hải Dương 10,0 20 30,0 91.200 16.200
Miền Nam 273,4 150 423,4 5.205.000 2.516.622
12 ICD Phước Long 35,5 Di dời 500.000 442.000
13 ICD Transimex 9,3 Di dời 500.000 319.600
14 ICD Sotrans 10,0 Di dời 200.000 126.000
15 ICD Tây Nam (Tanamexco) 13,2 Di dời 800.000 298.758
16 ICD Phúc Long 10,0 Di dời 300.000 225.000
17 ICD Tân cảng Long Bình 105,0 127 232,0 1.255.000 184.800
18 ICD Sóng Thần 50,0 50,0 800.000 622.464
19 ICD Biên Hòa 6,25 Di dời 50.000 48.000
20 ICD TBS Tân Vạn 23,0 23 46,0 600.000 200.000
21 Cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch 11,1 11,1 200.000 50.000
Cả nước 422,3 199 621,0 6.538.200 2.632.721
Nguồn: Điều tra và báo cáo của các cảng
d) Đánh giá sự phù hợp các cảng cạn, cảng thông quan nội địa hiện tại so với các tiêu chí
Hiện cả nước đã hình thành 05 cảng cạn. Các cảng cạn này mặc dù đều được hình thành sau khi phê duyệt Quy hoạch 2223, nhưng chỉ có 02 cảng cạn đáp ứng các tiêu chí và mục tiêu Quy hoạch là các cảng cạn Phúc Lộc (Ninh Bình) và Móng Cái (Quảng Ninh). 03 cảng cạn Hải Linh (Phú Thọ), Tân Cảng Hải Phòng (Hải Phịng), Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) khơng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và mục tiêu Quy hoạch.
52
Việc phát triển cảng cạn theo các hành lang và khu vực kinh tế không theo Quy hoạch 2223
Trong tổng số 13 cảng cạn được quy hoạch theo các hành lang và khu vực kinh tế, chỉ có 3 hàng lang và khu vực kinh tế đã hình thành được cảng cạn là Hành lang Hà Nội - Lào Cai, Khu vực kinh tế ven biển và Khu vực kinh tế Đơng Bắc thành phố Hồ Chí Minh. 10 hành lang và khu vực kinh tế khác chưa hình thành cảng cạn mà chỉ có các ICD chủ yếu được hình thành trước thời điểm Quy hoạch 2223 được phê duyệt.
Trong 3 hành lang và khu vực kinh tế đã hình thành cảng cạn, Khu vực kinh tế ven biển lại hình thành tới 3 cảng cạn so với 01 cảng cạn được quy hoạch. Hành lang Hà Nội - Lào Cai và Khu vực kinh tế Đơng Bắc thành phố Hồ Chí Minh hình thành 01 cảng cạn nhưng khơng đáp ứng các tiêu chí và mục tiêu Quy hoạch.
Hiện có 16 cảng thơng quan nội địa với chức năng hoạt động như cảng cạn hiện đang hoạt động (trong đó chỉ có 01 cảng hình thành sau 2011) nhưng khơng đáp ứng các tiêu chí hình thành hoặc mục tiêu của Quy hoạch 2223
53
Bảng 1.13: Tổng hợp đánh giá các cảng hiện nay trên cơ sở các tiêu chí hình thành cảng cạn