hơn, thân dài hơn so với các nhóm ngành khác.
Thông thường chỉ khi thiết kế các loại trang phục cho từng ngành nghề khác nhau, người ta sẽ quan tâm nhiều tới yếu tố nghề nghiệp để xây dựng một hệ cỡ số riêng nhằm đáp ứng hình dáng cơ thể của ngành nghề đó.
4.1.4 Yếu tố thời gian
Như đã trình bày trong nội dung chương hai, hình thái cơ thể người thay đổi theo từng giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau từ lúc sinh ra tới khi chết đi. Chính vì vậy các hệ thống cỡ số xây dựng phải thể hiện rõ đặc điểm hình thái cơ thể người ở mỗi thời kỳ tương ứng và phù hợp với tốc độ thay đổi các thơng số kích thước của nam và nữ. Thông thường một hệ thống cỡ số được xây dựng và sử dụng trong khoảng từ 8 đến 10 năm đối với người lớn vì cơ thể người lớn khơng có sự thay đổi hình dáng kích thước nhiều, nhưng với sự thay đổi nhanh chóng ở trẻ em thì hệ thống cỡ số thường được xây dựng và sử dụng trong vòng 5 đến 6 năm.
Bên cạnh sự thay đổi hình thái ở một người qua từng giai đoạn phát triển, thì hình thái cơ thể người cùng độ tuổi ở những khoảng thời gian khác nhau thì cũng sẽ khác nhau. Ví dụ các kích thước chủ đạo đối với nam và nữ từ năm 1967 - 1975 của Liên Xơ cũng thay đổi, vịng ngực tăng lên 2,5cm, chiều cao tăng 1cm, vòng bụng tăng 3cm đối với nam, giảm 1,5cm đối với nữ. Ở Việt Nam, theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2010 cho thấy sự thay đổi chiều cao với nhóm trẻ
dưới 1 tuổi đã tăng thêm 1,4cm (trẻ trai) và 1,8cm (trẻ gái), ở tuổi lên 3 chiều cao trung bình cũng tăng thêm hơn 2cm so với 10 năm trước, chiều cao người trưởng thành ở nam và nữ hiện đã đạt bình quân 164,4cm và 153,4cm, cao thêm 4cm sau 35 năm. Ngoài ra, chiều cao đạt được hiện nay đã đến sớm hơn so với trước đây - ở độ tuổi 20-24 cho cả nam và nữ thanh niên (năm 2000 chiều cao đạt được cao nhất trong độ tuổi từ 26- 29). Người thành thị cao hơn người nơng thơn, người có mức sống khá cũng đạt chiều cao tốt hơn. Ở nhóm 50-60 tuổi ở Việt Nam thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng lên.
Sự thay đổi tầm vóc, kích thước cơ thể người qua thời gian phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của xã hội. Sự thay đổi này hồn tồn ảnh hưởng tương quan đến các kích thước chủ đạo và các kích thước khác, nên việc xây dựng lại các hệ thống cỡ số qua từng chu kỳ phát triển của kinh tế, xã hội là cần thiết.
4.2 HỆ THỐNG CỠ SỐ MỞ RỘNG
- Trang phục quần áo nói chung ta có các kích thước chủ đạo tương ứng sau:
+ Nam : chiều cao, vòng ngực, vòng bụng.
+ Nữ : chiều cao, vịng ngực, vịng eo, vịng mơng. + Trẻ em : chiều cao, vòng ngực.
- Đối với áo sơ mi có kích thước chủ đạo là: vịng cổ (nam), vịng ngực (nữ).
- Đối với quần có kích thước chủ đạo là: vịng bụng.
- Đối với giày kích thước chủ đạo là chiều dài bàn chân (mm) hoặc rộng bàn chân (mm).
- Đối với mũ kích thước chủ đạo là vịng đầu (tính theo hệ mét), - Đối với găng tay: chiều dài bàn tay là kích thước chủ đạo đo từ đường lằn tay đến ngón dài nhất của tay (ngón giữa). Bước nhảy là 1cm.
- Đối với áo bơi có kích thước chủ đạo là: vịng bụng (nam), vịng ngực và vịng mơng (nữ),,…
- Đối với áo lót nữ có kích thước chủ đạo là: vịng chân ngực. Ví dụ:
- Đối với giày: kích thước chủ đạo là chiều dài bàn chân hoặc độ rộng bàn chân.
Hình 4.1 Hướng dẫn đo dài
và rộng bàn chân
Bảng 4.1 Bảng size giày theo hai kích thước chủ đạo
là chiều dài và ngang bàn chân
Size 36 37 38 39 40 41 42 43 44 Chiều dài (cm) 22.5 23 23.5 24.5 25 25.5 26 27 27.5 Chiều ngang (cm) 8.5 8.5-9 9 9.5 9.5-10 10 10-10.5 10.5 10.5-11 Rộng Dài
- Đối với mũ: vòng đầu là kích thước chủ đạo.
Bảng 4.2 Bảng size
nón bảo hiểm Andes
Size cm XS 53 – 54 S 55 – 56 M 57 – 58 L 59 – 60 XL 61 – 62
Hình 4.2 Hướng dẫn cách đo vịng đầu XXL 63 – 64
- Đối với găng tay: có kích thước chủ đạo là vòng tay hoặc bề ngang bàn tay.
Bảng 4.3 Bảng size găng tay xe mơ tơ
Size Vịng tay (cm) Bề ngang (cm)
M 18 – 19 < 8.5
L 20 – 21 < 9.5
XL 22 – 23 < 10.5
Hình 4.3 Hướng dẫn đo
vòng tay/rộng bàn tay
4.2.2 Hệ thống cỡ số đối với các loại vật liệu
- Đối với vải dệt thoi: khơng co giãn, có nhiều cỡ số cho một loại sản phẩm may mặc.
đối với hệ cỡ số của vải dệt kim lớn hơn vải dệt thoi. Thông thường ghép hai cỡ số liên tiếp của cỡ số dệt thoi làm một cỡ số cho vải dệt kim.
Ví dụ:
Hệ cỡ số quần áo nam vải dệt thoi
S M L XL
Chiều cao 158 164 170 176
Vòng ngực 82 88 92 96
Vòng bụng 72 78 84 90
Hệ cỡ số quần áo nam vải dệt kim
S M L
Chiều cao 160 166 172
Vòng ngực 84 90 96
Vịng mơng 74 80 86
4.2.3 Hệ thống cỡ số đối với các dạng cơ thể