b. Sai số hệ thống
3.4.2 Chọn kích thước chủ đạo và bước nhảy ở trẻ em
Với trẻ em trong một lứa tuổi, sự phát triển cơ thể không giống nhau. Khoảng cách thay đổi chiều cao cơ thể và vòng ngực của trẻ em lớn và nhỏ đều khác nhau. Nếu xác định cùng cỡ theo các nhóm lứa tuổi sẽ xác nhận được bước nhảy với các đặc điểm như nhau. Có nghĩa là số lượng cỡ và hệ thống cỡ số rất phức tạp. Do vậy, không thể phân cỡ theo lứa tuổi mà cần thiết phân theo chiều cao và vịng ngực. Đây cũng chính là hai kích thước chủ đạo trong HTCS quần áo trẻ em.
Vì chu kỳ phát triển của trẻ em khơng giống nhau nên việc phân cỡ và chọn bước nhảy theo từng năm tuổi cũng có thể khác nhau và khơng dễ dàng để xác định.
Hướng dẫn cách phân cỡ và các kích thước cần đo cho các lứa tuổi: Sơ sinh 7 tuổi: phân theo lứa tuổi. Đo 8 thơng số kích thước:
Học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi: phân theo giới tính. Trên 7 tuổi: đo 12 kích thước. Với trẻ em nhỏ đến 13 tuổi, bước nhảy vòng ngực 2cm, chiều cao là 6cm. Riêng ở nữ từ 12 –16 chia
hai nhóm cỡ theo chiều cao là 146cm và 152cm (do vòng ngực phát triển chậm hơn chiều cao) với 4cm là bước nhảy giữa hai cỡ vòng ngực. Từ 15 – 17 chia hai cỡ theo chiều cao có bước
nhảy vịng ngực 4cm.
Lưu ý: Với bước nhảy chiều cao là 6cm, độ dài áo chênh lệch 1
đến 2cm, dài quần 3 đến 4cm. Bước nhảy trong khoảng 2cm khó
phân biệt, nhưng trong khoảng 3cm mắt thường dễ nhận thấy. Đối với thiết kế quần không nên chọn bước nhảy giữa các cỡ số > 6cm.
Theo số liệu y học, mỗi năm trẻ em lớn lên 4 5cm. Nên nếu
chọn bước nhảy 6cm thì trẻ em có thể mặc từ 1 – 1,5 năm. Trong khi đó sự thay đổi vòng ngực khơng lớn và trung bình khoảng 1cm, do đó bước nhảy là 2 cm.
Tóm lại, đối với trẻ em bước nhảy cho quần áo mặc thường là 6cm cho chiều cao; 2cm (đối với trẻ sơ sinh – 7 tuổi) và 4cm (đối với trẻ lớn hơn 7 – 15 tuổi) cho vòng ngực.