b. Sai số hệ thống
3.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRANG PHỤC 1 Xác định các kích thước chủ đạo
3.3.1 Xác định các kích thước chủ đạo
Sau khi có được giá trị của số lượng các kích thước thiết kế, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể người là phải xác định được các kích thước chủ đạo trong số những kích thước đó.
Kích thước chủ đạo có thể được hiểu là kích thước cơ bản nhất mà chỉ cần nhờ vào nó mà người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất có thể lựa chọn và phân biệt được cỡ số phù hợp với nhu cầu của mình.
Chọn kích thước chủ đạo khơng phải chỉ thỏa mãn yêu cầu sử dụng của đại đa số người sử dụng với yêu cầu chung nhất mà cịn có u cầu phụ thuộc khác. Đó là yêu cầu tăng số lượng cỡ số để thỏa mãn nhiều dạng người khác. Tuy nhiên số lượng cỡ số càng nhiều càng khó cho các cơ sở sản xuất. Số lượng cỡ số trước tiên phụ thuộc vào thơng số kích thước chủ đạo; kích thước chủ đạo phải xuất phát từ thực tế vì sự ra đời của một thơng số kích thước chủ đạo mới làm tăng phương án cỡ số mới. Vì vậy, việc chọn chỉ có một kích thước chủ đạo không đủ đại diện mà phải thêm các kích thước chủ đạo khác nữa, hệ thống cỡ số mới có ý nghĩa đại diện cho các dạng cơ thể khác nhau.
Để lựa chọn kích thước chủ đạo phải tuân thủ những điều sau: Là đại lượng thuộc phân phối chuẩn.
Là đại lượng có giá trị trung bình lớn nhất hoặc gần tuyệt đối lớn nhất trong các dãy thơng số kích thước.
Là kích thước có ý nghĩa nhất trong dãy thơng số kích thước. Kích thước chủ đạo có tương quan lớn nhất đối với các kích thước khác trong cùng một mặt phẳng.
Kích thước chủ đạo có tương quan nhỏ nhất đối với các kích thước khác khơng cùng một mặt phẳng.
Cần thiết sử dụng kích thước chủ đạo trong thiết kế sản phẩm và lựa chọn sản phẩm.
niên nữ tuổi học sinh có kích thước chủ đạo là chiều cao cơ thể, vòng ngực, vịng mơng, đối với nam là chiều cao cơ thể, vòng ngực, vịng bụng; nam nữ tuổi trưởng thành có kích thước chủ đạo là chiều cao cơ thể, vịng ngực, vịng mơng.
Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp nhân trắc học” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà Châu cũng đã nêu ra kích thước chủ đạo với thanh thiếu niên tuổi học sinh gồm hai kích thước: chiều cao và vịng ngực; với nam giới là ba kích thước:
chiều cao, vòng ngực và vòng bụng; với nữ giới gồm bốn kích thước: chiều cao, vòng ngực, vòng bụng và vịng mơng.
3.3.2 Bước nhảy
Có kích thước chủ đạo làm cơ sở, một vấn đề đặt ra là xây dựng bao nhiêu cỡ là vừa. Chọn bước nhảy phù hợp giữa các kích thước chủ đạo chính là nhiệm vụ kế tiếp giúp tối ưu hệ thống cỡ số. “Bước nhảy được xác định từ sự phụ thuộc cảm quan của người tiêu dùng đối với dao động của cỡ khi sử dụng sản phẩm”. Bước nhảy được biểu thị từ giá trị gần với giá trị trung bình của các kích thước chủ đạo.
Thơng thường, để xác định bước nhảy, ta có các cách sau đây: - Chọn giá trị bước nhảy nằm trong khoảng 2/3.
- Dựa vào kinh nghiệm của các nhà sản xuất khi thiết kế quần áo may sẵn, với ba phương án bước nhảy theo chiều cao cơ thể cách 6, 5 và 3cm. Đối với 5cm có nhiều cỡ số và đáp ứng được nhiều dạng người nhưng quá lớn đối với những cỡ nhỏ và nhỏ đối với một số cỡ lớn. Bước nhảy 3cm có rất nhiều cỡ và khó trong sản xuất đồng thời khơng kinh tế. Bước nhảy 6cm có thể chấp nhận được vì giữa các cỡ sản phẩm đáp ứng với giới hạn chiều dài áo từ 1 – 2cm và quần từ 3 – 4cm. Do đó, với áo sơ mi nên chọn bước nhảy nhỏ hơn 6cm, với thiết kế quần không nên chọn bước nhảy lớn hơn 6cm. Vậy sản phẩm chung là quần áo thì bước nhảy tối ưu là 6cm đáp ứng một trong hai sản phẩm. Tóm lại, đối với quần áo thường cho người Việt Nam (có tính đến các điều kiện thực tế) thì kích thước chủ đạo chiều cao cơ thể là 6cm, vòng ngực – bụng – mông là 4cm.
- Dựa vào giá trị trung bình µ và độ lệch chuẩn để chia các kích cỡ cơ thể, từ đó xác định bước nhảy theo các khoảng dưới đây:
Nhóm cực nhỏ : < µ - 2.5
Nhóm rất nhỏ : µ - 2.5 đến µ - 1.5
Nhóm trung bình : µ - 0.5 đến µ + 0.5
Nhóm lớn : µ + 0.5 đến µ + 1.5
Nhóm rất lớn : µ + 1.5 đến µ + 2.5
Nhóm cực lớn : > µ + 2.5
Ngoài ra, chọn bước nhảy cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
Tính hiệu quả kinh tế: bước nhảy càng nhỏ số lượng cỡ càng nhiều thỏa mãn đa dạng các dạng người tiêu dùng nhưng lại gây nhiều khó khăn (như cần nhiều thời gian chi phí cho khâu thiết kế, khâu giác sơ đồ, khâu cắt, quản lý chuyền với số lượng cỡ số lớn,...) trong sản xuất cơng nghiệp..
Kết cấu, hình dáng sản phẩm: với áo sơ mi thì chỉ cần ít cỡ số nên bước nhảy có thể lớn nhưng đối với áo kiểu hoặc đầm thời trang thì cần thiết bước nhảy nhỏ để sản phẩm thiết kế được chuẩn xác và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn.
Chất liệu vải và kiểu dệt: vải dệt thoi ít co dãn và đàn hồi thì bước nhảy nhỏ và số lượng cỡ số sẽ lớn hơn so với vải dệt kim.
Tóm lại, kích thước chủ đạo và bước nhảy vừa ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cỡ số thỏa mãn đại đa số các dạng phát triển của cơ thể người, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người sản xuất hàng may cơng nghiệp. Số lượng cỡ số nhiều thì thỏa mãn nhiều dạng cơ thể người nhưng gây khó khăn và lãng phí cơng sức cho nhà sản xuất và ngược lại số lượng cỡ số giảm tuy tiết kiệm được cho sản xuất hàng loạt nhưng có thể khơng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong lựa chọn kích cỡ phù hợp.