Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện tiền hải, thái bìnhn (Trang 51 - 56)

Bảng 2 .4 Cơ cấu các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% năm 2012-2014

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn

địa bàn huyện Tiền Hải.

3.2.1 Tăng cường quản lý thu ngân sách xã theo đúng nội dung quản lýthu ngân sách xã thu ngân sách xã

Về khâu lập dự toán thu ngân sách xã

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các xã, thị trấn nhằm khai thác hết nguồn thu, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

Huyện cần giao dự tốn đúng thời gian cho các xã, ngồi ra phải chỉ đạo cụ thể trực tiếp tránh mơ hồ, mở lớp bồi dưỡng để truyền đạt lại những qui định của cấp trên xuống cho các cán bộ xã tránh tình trạng mơ hồ, không hiều các qui định được đưa xuống.

Vế khâu chấp hành dự toán thu ngân sách xã

Khâu chấp hành dự tốn là q trình áp dụng tổng hợp mọi biện pháp nhằm biến các chỉ tiêu thu ghi trong dự toán thành hiện thực, khâu này diễn ra trong thời gian dài, chịu ảnh hưởng của các biến động KT-XH xảy ra trong năm kế hoạch và kết thúc quá trình thực hiện mới biết kết quả. Do đó đây là khâu thường có nhiều vi phạm nhất. Vì vậy phải nâng cao chun mơn quản lý thu, áp dụng biện pháp hành thu phù hợp và phải áp dụng theo đúng quy định ban hành.

Về khâu kế toán, quyết toán thu ngân sách xã

Khâu quyết toán ngân sách cũng đặt ra những yêu cầu gần giống với khâu lập dự toán, phải đảm bảo theo đúng nội dung, mẫu biểu, MLNSNN, thời hạn quy định. Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức Nhà nước quy định. Cần thiết có sự hướng dẫn từ phịng Tài chính – Kế hoạch huyện xuống giúp đỡ cho các xã, thị trấn làm khâu quyết tốn này chưa tốt sau khi các xã, thị trấn trình báo cáo quyết tốn lên UBND huyện.

3.2.2 Tăng cường nuôi dưỡng phát triển nguồn thu

Thứ nhất, phấn đấu khai thác triệt để các khoản thu NSX hưởng 100%

Chính quyền các xã tập trung rà sốt lại tồn bộ nguồn thu tại xã, chủ động xây dựng đề án phát triển nguồn thu trên địa bàn xã, trên cơ sở đánh giá những tiềm năng sẵn có trên địa bàn như: diện tích mặt nước, đầm, hồ ao… quỹ đất công, đây là nguồn thu ổn định của các xã. Các xã nên tổ chức đấu thầu cho các hộ thuê hoặc khoán cho người dân sử dụng theo mùa vụ để tiến hành trồng trọt ni trồng thuỷ sản.

Thu từ phí, lệ phí của xã trên địa bàn huyện Tiền Hải tương đối thấp do đó các xã nên tổ chức quản lý tốt các chợ, điểm kinh doanh, bến đò… Các xã

nên đầu tư xây dựng hệ thống nhà gửi xe ở các chợ, tận thu các loại thu phí gửi xe và đặc biệt phải có chứng từ ghi thu, sổ sách theo đúng qui định.

Tiền Hải có tiềm năng để phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Vì vậy các xã phải có chính sách hợp lý để khai thác tiềm năng này. Cần bao tồn và phát triển các điểm du lịch nâng cao chất lượng để thu hút lượng khách đến thăm quan đem lại nguồn thu cho xã.

Hiện nay nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp xã ở huyện Tiền Hải là rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách lại hạn hẹp, vì vậy các xã cần tích cực hơn nữa để huy động các khoản đóng góp của nhân dân. Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc đóng góp tiền của cơng sức vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở xã. Song cần phải xây dựng quy chế, quy trình và thực hiện tốt quy chế, quy trình để nhân dân n tâm, tích cực đóng góp, khơng thu tràn lan. Đặc biệt là thực hiện các quy trình về cơng khai, dân chủ trong bàn bạc mục tiêu đóng góp, trong việc sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, thực hiện dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân được hưởng.

Thứ hai, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm cần phấn đấu hoàn thành và tăng thu

Tăng cường quản lý thị trường, quản lý hộ kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh để có mức thuế mơn bài cao, tăng thu các hoạt động sự nghiệp.

Cần phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc, các tổ chức đoàn thể ở xã, UBND xã thống nhất chỉ đạo cơng tác thu trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chống trốn lậu thuế, chống làm ăn phi pháp, ngăn chặn các hoạt động khai thác tài nguyên bừa bãi.

Tăng cường phân cấp nguồn thu đảm bảo cho địa phương có đủ khả năng cân đối các nhiệm vụ chi, phát huy tính sáng tạo, chủ động của các địa phương trong việc quản lý khai thác nguồn thu, chủ động cân đối các nhiệm

vụ chi. Một số khoản thu mà đặc điểm của nó gắn liền với các hoạt động KT- XH của địa phương thì nên phân cấp tới mức cao nhất có thể như thuế GTGT, thuế TNDN từ các hoạt động kinh tế cá thể, tập thể. Các khoản thu về thuế nhà đất, thuế trước bạ đất, đặc biệt là các khoản thu khác như tài nguyên đất, mặt nước, ao hồ, bãi bồi.

Tăng cường quản lý khai thác các nguồn thu trên địa bàn xã đảm bảo, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đảm bảo công bằng, công khai dân chủ. Để thực hiện điều đó cần tăng cường bộ máy quản lý thu ngân sách trên địa bàn các xã. Phân công công tác thu một số khoản thu theo phân cấp nguồn thu cho chính quyền xã quản lý, tổ chức thu. Vì hơn ai hết chính quyền xã là người gần hơn, sâu sát hơn, có khả năng quản lý tốt hơn.

Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan chức năng cấp trên, nhất là trong việc hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong việc sử dụng biên lai thu ngân sách, các quy định về thu nộp ngân sách đảm bảo chặt chẽ, công bằng, minh bạch.

3.2.3 Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quanđến thu ngân sách xã đến thu ngân sách xã

Đối với quản lý thu ngân sách thì việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành là rất quan trọng. Đó là sự phối hợp giữa xã, thị trấn với cơ quan thuế, cơ quan tài chính, KBNN.

Cơ quan thuế là cơ quan trực tiếp thu NSX hoặc chỉ đạo đội thuế xã, thị trấn, giao số kiểm tra, điều tiết tỷ lệ phân chia với những khoản thu điều tiết. Đồng thời trong quá trình chấp hành cơ quan thuế cần thông báo số thu hàng tháng, quý, hướng dẫn các xã làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước qua hệ thống cơ quan KBNN theo đúng MLNSNN.

Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm về dự tốn và quyết toán ngân sách địa phương.

Kho bạc là nơi kế toán xã, thị trấn thường xuyên giao dịch, kho bạc sẽ hướng dẫn kế toán nộp các khoản thu, mở tài khoản thu NSX, ...

Tóm lại, cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa cơ quan tài chính, cơ quan thuế, KBNN với các xã, thị trấn để đảm bảo thu đúng, thu đủ và khơng thất thốt nguồn thu, tạo điều kiện tăng thu trên địa bàn huyện.

3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Công tác thanh tra kiểm tra quản lý thu NSX cần phải tiến hành thường xuyên và phải xây dựng quy chế kiểm sốt có hiệu quả nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót, xử lý các sai phạm.Thanh tra cơng tác điều hành quản lí thu NSX, thanh tra trình tự lập, thủ tục, thời hạn, phê duyệt và thơng báo dự tốn thu NSX. Thanh tra các khoản thu, NSX xem đã đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định không.

Đối với công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra nội bộ cũng phải đề cao. Chủ tài khoản xem xét cân nhắc cẩn thận trong các chứng từ, số thu trước khi kí và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kế tốn và thủ quỹ NSX không được chủ quan mà phải luôn kiểm tra lại chứng từ tước khi nhập quỹ hay xuất quỹ. Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại của công dân theo đúng thẩm quyền. Đôn đốc thự hiện các kiến nghị của thanh tra để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra tài chính.

3.2.5 Tăng cường cơng khai minh bạch ngân sách xã

Thực hiện công khai minh bạch là một tong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý NSNN. Đối với cấp xã việc thực hiện công khai, dân chủ lại càng có ý nghĩa dân chủ trực tiếp.

Một số xã trên địa bàn huyện Tiền Hải thực hiện dân chủ cơng khai cịn hình thức, chưa thực sự quan tâm, thậm chí cịn chưa thực hiện. Vì vậy, thực hiện dân chủ công khai là cung cấp cho người dân đầy đủ các thông tin về thu NSX. Các xã cần cơng khai, dán bảng dự tốn, bảng quyết tốn thu NSX trước trụ sở UBND xã, hay những nơi nhiều người qua lại, dễ thấy. Hình thức

cơng khai phải rõ ràng, dễ hiểu để người dân có thể hiểu được nội dung từng khoản thu như thế nào.

Hiện nay, trong thu NSX của huyện Tiền Hải khoản thu lớn là khoản thu đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đây là 1 chủ trương rất đúng đắn, nhưng việc quản lý nguồn thu này nếu không chặt chẽ, khơng thực hiện cơng khai tài chính, dễ dẫn đến thất thốt, tiêu cực làm mất lịng tin của dân. Vì vậy, việc sử dụng khoản đóng góp này phải đúng mục đích, cơng khai và chịu sự kiểm tra giám sát của các đoàn thể của xã: Mặt trận Tổ Quốc, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh.

3.2.6 Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trong côngtác quản lý thu ngân sách xã tác quản lý thu ngân sách xã

Con người là nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả cơng tác. Cùng với q trình phát triển chung, các cơ chế chính sách về tài chính cũng như những biến đổi ngày càng phức tạp của máy móc thiết bị phục vụ cơng tác tài chính địi hỏi trình độ cán bộ quản lý ngày càng nâng cao. Vì vậy phải thường xuyên đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý NSX cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện tiền hải, thái bìnhn (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)