Nhóm giải pháp về quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN lý CHI NSNN CHO sự NGHIỆP GIÁO dục HUYỆN sơn DƯƠNG – TUYÊN QUANG (Trang 44 - 45)

2.2.4 .Quản lý chi thường xuyên khác

3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn

Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho chi nghiệp vụ chuyên môn

Việc khai thác các nguồn đầu tư khác cho chi nghiệp vụ chuyên môn một mặt giải quyết được mâu thuẫn trong khi nhu cầu kinh phí cho phát triển giáo dục đòi hỏi ngày một tăng để đáp ứng được với thực tế đặt ra mà nguồn ngân sách lại có hạn và cịn phải giải quyết nhiều vấn đề cấp bách khác.

Các nguồn vốn có thể khai thác đầu tư cho chi nghiệp vụ chuyên môn rất đa dạng, điều quan trọng phải có những hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng để có thể huy động một cách tối đa các nguồn lực vào phát triển giáo dục. Huy động vốn đóng góp của nhân dân bao gồm tiền học phí, tiền xây dựng cơ bản, cùng với các nội dung thu có tính chất dịch vụ của nhà trường. Hiện nay, theo quy định của UBND huyện, các mức thu các khoản được cụ thể hóa đối với từng trường, từng cấp học khác nhau.

Từ đó, các nguồn đầu tư đa dạng cho chi cho chi nghiệp vụ chuyên mơn góp phần vào mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy và các khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động của nhà trường, đáp

ứng nhu cầu học tập và giảng dạy nhất là các xã khó khăn như Phúc Ứng, Đơng Thọ, Lâm Xuyên, Sầm Dương…

Điều chỉnh lại cơ cấu chi nghiệp vụ chuyên môn

Trong cơ cấu chi cho SNGD, chi cho nghiệp vụ chuyên môn chiếm khoảng 5% tổng chi NSNN vẫn còn tương đối thấp, chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đây là khoản chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Cần có những điều chỉnh hợp lý, như từng bước giảm số chi thường xuyên khác (chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi tiếp khách) để tăng tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giảng dạy và học tập, để đạt được mục tiêu của SNGD. Trong mục chi nghiệp vụ chuyên môn nên tiết kiệm các khoản chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng,chi hội nghị, để tăng chi vật tư văn phòng, đáp ứng nhu cầu về văn phòng phẩm, đồ dùng, thí nghiệm, tài liệu giảng dạy, nhất là các môn tin học và ngoại ngữ.

Các trường cần xây dựng các định mức, mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ để sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm và hiệu quả, các định mức này không được phép vượt mức chi do CQNN có thẩm quyền quy định. Để làm được điều này, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị là xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định, báo cáo cơ quan cấp trên, xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn. Các CSGD mở tài khoản tại KBNN để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN theo quy định của Luật NSNN.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN lý CHI NSNN CHO sự NGHIỆP GIÁO dục HUYỆN sơn DƯƠNG – TUYÊN QUANG (Trang 44 - 45)