.Quản lý chi mua sắm, sửa chữa

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN lý CHI NSNN CHO sự NGHIỆP GIÁO dục HUYỆN sơn DƯƠNG – TUYÊN QUANG (Trang 30 - 34)

Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định khơng cao, phụ thuộc vào tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của nhà trường nên không thể định mức chi được. Do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu

của các tài sản dùng cho hoạt động giảng dạy và học tập, quản lý nên thường xuyên phát sinh nhu cầu kinh phí cần thiết để mua sắm trang thiết bị mới hoặc sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị cũ, phục hồi lại giá trị sử dụng cho những tài sản đã bị xuống cấp ở các trường. Mỗi năm các đơn vị sẽ dành ra một phần trong tổng số hạn mức kinh phí được cấp để trang trải cho những chi phí này. Nhóm chi này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi NSNN cho giáo dục, chỉ đứng sau nhóm chi thanh tốn cá nhân.

Trong khâu lập dự toán, các trường tập hợp nhu cầu mua sắm thiết bị, tài sản cần thiết của đơn vị mình nộp lên Phịng GD-ĐT tổng hợp để Phịng TC- KH lập dự tốn gửi UBND huyện. Sau đó UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt và UBND huyện họp quyết định giao dự tốn cho các đơn vị, Phịng TC-KH thực hiện các thủ tục giao dự toán cho các đơn vị.

Bảng 2.7- Số liệu tổng hợp về dự toán và chấp hành chi mua sắm, sửa chữa

cho SNGD huyện Sơn Dương trong giai đoạn 2012-2014

Chỉ tiêu Năm

Tổng chi mua sắm, sửa chữa cho SNGD

(triệu đồng) TH/DT (%) TH năm sau/Năm trước (%) 2012 Dự toán 8.594,104 105,3% 100% Thực hiện 9.049,925 100% 2013 Dự toán 28.833,662 78,9% 335,5% Thực hiện 22.772,461 251,6% 2014 Dự tốn 8.114,410 123,3% 28,1% Thực hiện 10.003,861 43,9%

(Nguồn: Phịng TC-KH huyện Sơn Dương)

Nhận thấy chi mua sắm, sửa chữa biến động qua các năm 2012-2014. Cụ thể, năm 2013 là năm huyện Sơn Dương thực hiện kế hoạch đẩy mạnh chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, phần lớn là mua sắm

thiết bị phục vụ cho nhiều trường học trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho công tác quản lý và dạy học.

Tỷ lệ DT năm 2013/2012 là 335,5% và tỷ lệ TH năm 2013/2012 là 251,6% đã thể hiện phần nào quy mô đầu tư vào chi mua sắm, sửa chữa cho SNGD.

Tỷ lệ TH/DT chi mua sắm, sửa chữa năm 2013 là 78,9% chứng tỏ cơng tác lập dự tốn chưa được quản lý chặt chẽ, cịn nhiều thiếu xót, chưa bám sát thực tế nhu cầu của các trường.

Năm 2012 và 2014 có số chi mua sắm, sửa chữa tăng ổn định.

Bảng 2.8- Số liệu tổng hợp về chấp hành dự toán chi mua sắm, sửa chữa cho

SNGD huyện Sơn Dương trong giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: triệu đồng m Nội dung 2012 2013 2014 Mua sắm 4.215,771 17.706,648 4.531,850 Sửa chữa 4.834,154 5.065,813 5.472,011 Tổng 9.049,925 22.772,461 10.003,861

(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Sơn Dương)

Như trên đã nhận định, năm 2013 là năm chính quyền huyện Sơn Dương đẩy mạnh đầu tư chi mua sắm sửa chữa, mà cụ thể là mua sắm trang thiết bị. Tổng chi mua sắm sửa chữa năm 2013 là 22.772,461 triệu đồng, trong đó mua sắm chiếm 77,8%, sửa chữa chiếm 22,2%.

Năm 2012, mua sắm chiếm 46,6%, sửa chữa chiếm 53,4% tổng cơ cấu chi mua sắm sửa chữa cho SNGD. Năm 2012 và 2014 có số chi mua sắm, sửa chữa tăng ổn định. Năm 2014 tăng 10,5% so với năm 2012.

Năm 2013, cấp kinh phí cho các trường mua 1.420 bàn học sinh mầm non, 777 bộ bàn ghế học sinh phổ thông, 242 bộ bàn ghế giáo viên, 25 bảng chống lóa trị giá 1.935,3 triệu; cấp kinh phí cho các trường tu sửa cơ sở vật chất trong hè trị giá 1.580 triệu. Từ đó nâng cao chất lượng học tập cho các trường thuộc xã khó khăn.

Năm 2014, mua sắm chiếm 45,34%, sửa chữa chiếm 54,7% tổng cơ cấu chi mua sắm sửa chữa cho SNGD.

Trường THCS Kháng Nhật xây dựng quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị như sau: Mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và tu bổ cơ sở hạ tầng thường xuyên của nhà trường ở mức cần thiết thì phải có bàn bạc thống nhất của lãnh đạo nhà trường để mua sắm, sửa chữa thường xuyên TSCĐ nhưng không vượt quá 10 % tổng kinh phí được giao trong năm tài chính của đơn vị.Việc xây dựng mức chi này giúp cho đơn vị lập dự tốn một cách chính xác, dễ dàng quản lý và quyết toán minh bạch.

Các trường lập báo cáo quyết tốn chi năm gửi Phịng TC-KH để xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt chi năm cho các trường trong thời gian tối đa 10 ngày. Báo cáo thuyết minh quyết tốn năm giải trình phải nói rõ ngun nhân đạt, khơng đạt hoặc vượt dự tốn được giao. Báo cáo quyết tốn năm của các trường khơng dược quyết tốn chi lớn hơn thu. Phịng TC-KH có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán chi ngân sách cho ngành giáo dục của huyện trình UBND huyện xem xét để gửi sở tài chính, đồng thời UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt. Quản lý tốt khoản chi này sẽ giúp cơ sở vật chất, tài sản trong trường học được cải thiện, từ đó nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy, tạo điều kiện cho bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng số trường chuẩn quốc gia lên 22 trường (năm 2014).

*Ưu điểm:

- Cơ sở vật chất trường học đã được cải thiện, quan tâm đầu tư có trọng điểm, đảm bảo đủ điều kiện cho quá trình học tập và giảng dạy. Việc mua

sắm sách giáo khoa, thiết bị giảng dạy được đáp ứng đủ cho nhu cầu phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường.

- Công tác quản lý cho mua sắm sửa chữa đã được giám sát chặt chẽ và bước đầu đã có những thành quả nhất định. Tuy vậy thời gian tới vẫn cần phải chú trọng tới sự quản lý chi cho nhóm chi này vì nhu cầu sửa chữa khó xác định chính xác và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: tính chất cơng việc, thời gian sửa chữa, giá cả các nguyên vật liệu… nên rất khó quản lý.

- Các trường đã lập báo cáo quyết tốn nhanh chóng, kịp thời, chính xác theo đúng quy định.

*Nhược điểm:

- Trước thực tế, phần lớn chi NSNN cho SNGD là để chi cho con người nên phần kinh phí dành cho mua sắm sửa chữa tài sản ở các trường vẫn còn chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra nên địi hỏi cơng tác quản lý chi phải có hiểu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

- Cơng tác lập dự toán cho khoản chi mua sắm sửa chữa là chưa phù hợp, chưa gắn với nhu cầu thực tế: năm 2013 chấp hành chi mua sắm sửa chữa bằng 78,9% dự toán.

- Đội ngũ kế toán ở một số trường còn yếu kém về nghiệp vụ chun mơn nên việc dự tốn chi mua sắm sửa chữa chưa sát với thực tế, quyết tốn khơng đúng với tiêu chuẩn, định mức.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN lý CHI NSNN CHO sự NGHIỆP GIÁO dục HUYỆN sơn DƯƠNG – TUYÊN QUANG (Trang 30 - 34)