Tổng hợp những đánh giá về thực trạng quản lý chi TX NSNN cho sự nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN lý CHI NSNN CHO sự NGHIỆP GIÁO dục HUYỆN sơn DƯƠNG – TUYÊN QUANG (Trang 37)

2.2.4 .Quản lý chi thường xuyên khác

2.3. Tổng hợp những đánh giá về thực trạng quản lý chi TX NSNN cho sự nghiệp

cho sự nghiệp GD – ĐT trên địa bàn huyện Sơn Dương

2.3.1. Những ưu, nhược điểm2.3.1.1. Ưu điểm 2.3.1.1. Ưu điểm

- Đa số các cán bộ của các CSGD trên địa bàn huyện Sơn Dương đã biết cách lập dự toán theo đúng quy định hiện hành.

- Nhìn chung, hầu hết các trường đã đảm bảo yêu cầu chi đúng, chi đủ, chi kịp thời theo đúng chế độ của Nhà nước. Việc cấp phát kinh phí đảm bảo đúng u cầu, đúng mục đích, theo đúng dự tốn được duyệt.

- Đa số các trường đã thực hiên tốt quyết toán chi theo MLNS. Các trường lập đầy đủ báo cáo quyết toán và kịp thời theo đúng chế độ quy định do Nhà nước ban hành, gửi Phòng TC-KH huyện Sơn Dương để tiến hành kiểm tra quyết tốn. Báo cáo quyết tốn chính xác, cân đối với số liệu của phòng TC-KH và KBNN.

- Hầu hết các trường đều tuân thủ tốt việc khốn chi phí cho từng bộ phận, tổ chun mơn trong trường theo từng nội dung chi và xây dựng định mức chi theo quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

- Cơ sở vật chất trường học đã được cải thiện, quan tâm đầu tư có trọng điểm, đảm bảo đủ điều kiện cho quá trình học tập và giảng dạy. Việc mua

sắm sách giáo khoa, thiết bị giảng dạy được đáp ứng đủ cho nhu cầu phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường.

- Công tác quản lý cho mua sắm sửa chữa đã được giám sát chặt chẽ và bước đầu đã có nhưng thành quả nhất định. Tuy vậy thời gian tới vẫn cần phải chú trọng tới sự quản lý chi cho nhóm chi này vì nhu cầu sữa chữa là khơng xác định chính xác và khó có thể phân bổ đồng đều qua các năm, mặt khác nó lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: tính chất cơng việc, thời gian sữa chữa, giá cả các nguyên vật liệu… nên rất khó quản lý.

- Chi thường xuyên khác là khoản chi khó khăn trong việc lập dự tốn. Nhưng bằng việc dựa vào các căn cứ lập dự toán mà các trường học đã lập dự toán tương đối sát với nhu cầu thực tế và nguồn kinh phí được cấp.

2.3.1.2. Nhược điểm

- Còn tồn tai 1 số trường thuộc các xã khó khăn trên địa bàn huyện do bộ phận kế tốn cịn yếu kém về chun mơn nên việc lập dự tốn cịn chưa đúng với quy định, chưa sát với thực tế về các khoản chi như phúc lợi tập thể, chi thưởng.

- Hiện nay công tác quản lý chi cơng tác phí có phần bng lỏng, việc thanh tốn chưa đúng với thực tế, thường là cao hơn thực tế, gây thất thoát nguồn NSNN.

- Chi thơng tin liên lạc vẫn cịn khá lớn gây lãng phí cho NSNN.

- Hầu như rất ít trường thực hiện chi nghiêm chỉnh theo chế độ quy định về chi hội nghị.

- Trước thực tế, phần lớn chi NSNN cho SNGD là để chi cho con người nên phần kinh phí dành cho mua sắm sửa chữa tài sản ở các trường vẫn còn chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra nên đòi hỏi cơng tác quản lý chi phải có hiểu quả, tiết kiệm tránh lãng phí.

- Mục chi thường xuyên khác vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho SNGD huyện Sơn Dương. Cần phải quản lý chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả hơn để ưu tiên cho 3 nhóm mục chi: thanh tốn cá nhân, nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa.

- Đội ngũ kế tốn ở một số trường cịn yếu kém về nghiệp vụ chuyên mơn. Việc hạch tốn một số khoản chi sai mục lục NSNN do khơng hiểu nội dung kinh tế cịn diễn ra phổ biến.

- Các khoản chi thường xuyên khác như: chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi tiếp khách…chưa hợp lý và cân đối.

- Vì áp dụng cấp phát theo định mức nên khó khăn trong việc kiểm tra giám sát q trình sử dụng kinh phí của các trường. Cơng tác kiểm tra giám sát mang tính thường xuyên chưa cao, chỉ mới kiểm tra ở những thời điểm nhất định và ở khâu quyết tốn nên khơng đánh giá chính xác việc sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp phát.

2.3.2. Những nguyên nhân cơ bản tác động đến quản lý chi thườngxuyên NSNN cho SNGD huyện Sơn Dương: xuyên NSNN cho SNGD huyện Sơn Dương:

2.3.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm:

- Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, các ban ngành và chính quyền địa phương. Các chính sách, chế độ khơng ngừng được hồn thiện và bổ sung để đáp ứng và động viên kịp thời đội ngũ giáo viên.

- Có sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị sử dụng kinh phí, Phịng TC-KH huyện Sơn Dương và KBNN huyện Sơn Dương, vì vậy cơng tác cấp phát diễn ra kịp thời và đúng quy định.

- Sự cố gắng, chuyên môn của các cán bộ của Phòng TC-KH huyện Sơn Dương và các cán bộ của đa số các trường học giúp cho việc lập dự toán, chấp hành, quyết toán được thực hiện theo đúng chế độ, chính sách.

- Trình độ chun mơn của một số đội ngũ kế tốn ngành giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu. Dự toán năm của các trường lập chưa sát với tình hình thực tế, chưa đánh giá được sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến dự tốn.

- Cơng tác giám sát, kiểm tra khơng mang tính thường xun, chủ yếu đánh giá thơng qua quyết tốn nên khơng đánh giá chính xác hiệu qủa của việc sử dụng kinh phí ở các đơn vị.

- Nguồn NSNN là có hạn nhưng nhu cầu chi là vơ hạn, cơ cấu các mục chi chưa thực sự hợp lý.

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN

SƠN DƯƠNG

3.1. Phương hướng phát triển SNGD của huyện Sơn Dương trong thời gian tới

Cùng với sự phát triển của xã hội, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp trồng người, Đảng bộ và UBND huyện Sơn Dương tiếp tục giành sự quan tâm ưu tiên phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thời gian tới, nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu KT-XH mà huyện đã đề ra phương hướng phát triển cho giáo dục đào tạo:

- Nâng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo, tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 100%, đạt phổ cập THCS vào năm 2015, giữ vững phổ cập ở các xã đã đạt được.

- Huyện tiếp tục củng cố xấy dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ sức đáp ứng yêu cầu của phát triển giáo dục.

- Hồn thành kiên cố hóa trường học và đồng bộ hóa các cơng trình theo chuẩn. Từng bước tăng cường cơ sở vật chất cho các CSGD, các trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy và học tập. Tăng số trường tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia, năm 2015 có 30% số trường đạt chuẩn giai đoạn 2; năm 2020 có trên 50% đạt chuẩn giai đoạn 2.

- Chính sách về GD-ĐT: từng bước xã hội hóa cơng tác GD-ĐT, tun truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi tổ chức, cá nhân biết và tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục.

- Chính sách đầu tư: đầu tư xây dựng các trường học theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Tạo điều kiện cho các trường học có đủ diện tích dạy và học, đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về tương đối diện tích trên một học sinh. Đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình dạy và học.

- Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra việc giảng dạy, học tập và sử dụng nguồn vốn của các trường.

Với những định hướng cụ thể cho sự phát triển giáo dục của huyện, để đạt được các mục tiêu đề ra, bên cạnh việc tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển về cơ sở vật chất của các cấp ngành, huy động tồn thể nhân dân tích cực chăm lo cho SNGD thì cần phải khắc phục nhưng điểm cịn tồn tại trong cơng tác quản lý chi NSNN cho SNGD để ngày càng nâng cao hiệu quả sự dụng vốn ngân sách. Việc tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của huyện và có tính thực tiễn cao là vô cùng cần thiết.

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho SNGD trên địa bàn huyện Sơn Dương

3.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý chi thanh tốn cá nhân

Bố trí hợp lý cơ cấu chi thanh toán cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN cho SNGD

Để phát huy đầy đủ vai trò của nguồn vốn ngân sách đầu tư cho giáo dục, việc xây dựng và thực hiện một cơ cấu chi hợp lý là vơ cùng cần thiết góp phần sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích sử dụng vốn.

Thực tế, mục chi thanh toán cá nhân hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi cho SNGD (khoảng 80%) nhưng vẫn chưa đáp ứng được cuộc sống của đội ngũ cán bộ giáo viên, vì vậy tình trạng giáo viên dạy thêm ngồi giờ và không đáp ứng được chất lượng giảng dạy trên lớp là rất lớn. Cần tăng cường đầu tư chi cho các khoản thanh toán cá nhân hợp lý để đảm bảo một phần đời sống của cán bộ giáo viên cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục đặt ra. Có thể tăng chi thanh tốn cá nhân bằng cách tiết kiệm các khoản chi

cơng tác phí, thanh tốn dịch vụ cơng cộng, chi hội nghị, chi thường xuyên khác…để sử dụng kinh phí tiết kiệm được cho chi trả thu nhập tăng thêm.

Để sử dụng kinh phí tiết kiệm được cho chi trả thu nhập tăng thêm, các CSGD cần phát huy quyền tự chủ trong tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động ở CSGD theo quy định của nghị định số 43/2006/NĐ- CP, tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với từng đơn vị từ đó thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn kinh phí trên cơ sở hồn thành tốt nhiệm vụ được giao để nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên. Phòng TC-KH và Phòng GD-ĐT kết hợp hướng dẫn các trường thực hiện chế độ tự chủ.

Việc tăng chi thanh toán cá nhân sẽ nâng cao hiệu quả của mục chi này: nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ giáo viên, giúp họ đảm bảo cuộc sống và chuyên tâm với nghề nghiệp của mình; phong trào thi đua dạy tốt được đẩy mạnh, chất lượng giáo viên tăng lên hàng năm, dẫn tới tăng chất lượng cho quá trình giáo dục.

Tăng cường cơng tác quản lý tài chính ở các trường

Trước tình trạng nhu cầu chi là vơ hạn nhưng nguồn vốn NSNN là có hạn, chi tiêu nội bộ trước tiên phải đảm bảo ưu tiên chi thanh toán cá nhân và chi cho nghiệp vụ chun mơn. Bố trí các khoản chi hợp lý để tránh tình trạng lấy khoản chi này để bù vào khoản chi khác.

Thủ trưởng các CSGD có trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; đúng định mức mua sắm, trang bị tài sản; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Nội bộ các trường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ, quy chế mà đơn vị đã xây dựng. Trường hợp vi phạm tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Mục chi thanh toán cá nhân được đầu tư từ nhiều nguồn như NSNN, thu xây dựng, học phí, trong đó nguồn vốn NSNN là trọng yếu nên yêu cầu phải hạch toán rõ ràng các nguồn vốn được hưởng từ NSNN hay ngoài NSNN để việc kiểm tra, giám sát dễ dàng và chặt chẽ hơn.

Thực hiện cơng khai tài chính ở các trường, khoản chi phúc lợi tập thể và chi thưởng phải xây dựng mức chi phù hợp để công tác lập dự toán được rõ ràng, chấp hành đúng mức chi đã xây dựng và quyết toán minh bạch.

Một số trường quyết toán nhầm lẫn chưa đúng với MLNS ở khoản chi phúc lợi tập thể nên cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán cho kế toán các trường để nâng cao trình độ phù hợp với u cầu cơng tác quản lý chi.

3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý chi nghiệp vụ chun mơn

Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho chi nghiệp vụ chuyên môn

Việc khai thác các nguồn đầu tư khác cho chi nghiệp vụ chuyên môn một mặt giải quyết được mâu thuẫn trong khi nhu cầu kinh phí cho phát triển giáo dục địi hỏi ngày một tăng để đáp ứng được với thực tế đặt ra mà nguồn ngân sách lại có hạn và cịn phải giải quyết nhiều vấn đề cấp bách khác.

Các nguồn vốn có thể khai thác đầu tư cho chi nghiệp vụ chun mơn rất đa dạng, điều quan trọng phải có những hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng để có thể huy động một cách tối đa các nguồn lực vào phát triển giáo dục. Huy động vốn đóng góp của nhân dân bao gồm tiền học phí, tiền xây dựng cơ bản, cùng với các nội dung thu có tính chất dịch vụ của nhà trường. Hiện nay, theo quy định của UBND huyện, các mức thu các khoản được cụ thể hóa đối với từng trường, từng cấp học khác nhau.

Từ đó, các nguồn đầu tư đa dạng cho chi cho chi nghiệp vụ chuyên mơn góp phần vào mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy và các khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động của nhà trường, đáp

ứng nhu cầu học tập và giảng dạy nhất là các xã khó khăn như Phúc Ứng, Đơng Thọ, Lâm Xun, Sầm Dương…

Điều chỉnh lại cơ cấu chi nghiệp vụ chuyên môn

Trong cơ cấu chi cho SNGD, chi cho nghiệp vụ chuyên mơn chiếm khoảng 5% tổng chi NSNN vẫn cịn tương đối thấp, chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đây là khoản chi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Cần có những điều chỉnh hợp lý, như từng bước giảm số chi thường xuyên khác (chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi tiếp khách) để tăng tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giảng dạy và học tập, để đạt được mục tiêu của SNGD. Trong mục chi nghiệp vụ chuyên môn nên tiết kiệm các khoản chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng,chi hội nghị, để tăng chi vật tư văn phòng, đáp ứng nhu cầu về văn phịng phẩm, đồ dùng, thí nghiệm, tài liệu giảng dạy, nhất là các môn tin học và ngoại ngữ.

Các trường cần xây dựng các định mức, mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ để sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm và hiệu quả, các định mức này không được phép vượt mức chi do CQNN có thẩm quyền quy định. Để làm được điều này, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị là xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định, báo cáo cơ quan cấp trên, xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn. Các CSGD mở tài khoản tại KBNN để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN theo quy định của Luật NSNN.

3.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý chi mua sắm, sửa chữa

Tăng cường hiệu quả quản lý chi cho chi mua sắm sửa chữa trên cả 3 khâu: lập dự toán, chấp hành và quyết toán

* Đối với khâu lập dự toán:

Việc lập dự toán của các CSGD ở địa bàn huyện Sơn Dương cịn thiếu tính chủ động hơn nữa chi mua sắm sửa chữa là mục chi khó lập dự tốn do kế hoạch phát triển SNGD của huyện, nhu cầu của mỗi đơn vị và chịu sự ảnh

hưởng của yếu tố giá cả thị trường. Do vậy khi lập dự toán các trường phải

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG QUẢN lý CHI NSNN CHO sự NGHIỆP GIÁO dục HUYỆN sơn DƯƠNG – TUYÊN QUANG (Trang 37)