Đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại vinh quang c (Trang 27 - 30)

1.4. Tổ chức cơng tác tính giá thành trong doanh nghiệp

1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang

Phương pháp 1: Đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính trực tiếp.

- Phương pháp chỉ tính cho sản phẩm dở dang phần CPNVLTT ( hoặc CPNVLCTT). Trường hợp DN có quy trình cơng nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì giá trị SP dở dang của các giai đoạn sau được tính theo giá NTP bước chuyển sang.

- Các khoản chi phí khác tính hết cho sản phẩm hồn thành.

- Khối lượng SP làm dở không phải quy đổi thành sản lượng hồn thành tương đương. Cơng thức tính: Dck = Dđk+ Cn Stp+ Sd x Sd

Trong đó: DCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.

Cn: Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ. STP: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Sd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Ưu điểm: tính tốn đơn giản, khối lượng tính tốn ít, khơng phải kiểm kê đánh giá mức độ hồn thành.

- Nhược điểm: Độ chính xác sản phẩm làm dở bị hạn chế vì CP gia cơng chế biến tính hết cho SP hồn thành.

- Điều kiện áp dụng:

+ Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những DN: CPNVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số CPSX (>= 75%).

+ CPNVLTT bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình cơng nghệ.

+ Khối lượng dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.

Phương pháp 2: Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHOÁ

- Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ chế biến hoàn thành quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ thành khối lượng hoàn thành tương đương.

- Sau đó lần lượt tính tốn từng khoản mục chi phí trong sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

+ Đối với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quy trình cơng nghệ thì tính theo cơng thức: DCK = Dđk+ Cn STP+ Sd x Sd

+ Đối với những chi phí bỏ theo mức độ gia cơng chế biến tìh tính cho SPDD theo khối lượng hồn thành tương đương được tính theo cơng thức:

DCK

= Dđk+ C

STP+ S’d

x

S’d

Trong đó S’d là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hồn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành.

S’d = Sd x % hồn thành

C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ.

- Ưu điểm: Kết quả tính tốn chính xác hơn

- Nhược điểm: Khối lượng tính tốn nhiều. Việc kiểm kê, xác định mức độ chế biến hồn thành của SPDD ở từng bước cơng nghệ khá phức tạp.

- Điều kiện áp dụng:

Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những DN:

- Có CPNVLTT chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng CPSX ( chưa đến 75%);

- Xác định được mức độ chế biến hoàn thành của SPDD.

Phương pháp 3: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. - Nội dung: Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê SPDD ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí dở dang theo chi phí định mức.

+ Với chi phí bỏ ngay một lần từ đầu:

Chi phí sản xuất của SP DD cuối giai đoạn i

= Số lượng SPDD cuối kỳ gđ i x Định mức CP gđ i Với chi phí bỏ từ từ: Chi phí SX của SPDD cuối kỳ gđ i = Số lượng SPDD cuối kỳ gđ i x Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang x Mức độ chi phí gđ i

Ưu điểm: Việc tính tốn sẽ thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Nhược điểm: Kết quả tính tốn khơng chính xác bằng PP đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp khối lượng hoàn thành tương đương, phụ thuộc vào sự hợp lý của CP định mức.

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thích hợp các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự tốn chi phí hợp lý cho từng loại sản phẩm.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại vinh quang c (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)