2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện chủ yếu ở phân xưởng may ,phân xưởng thêu và phân xưởng hoàn thiện.
- PX may: Nhận nguyên vật liệu tiến hành cắt may rồi giao cho bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu thấy các mặt hàng nào đó có u cầu thêu thì giao cho PX thêu sau đó mới nhận vải đã thêu để tiến hành may thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Các PX may được chia làm nhiều tổ để rễ ràng cho công tác quản lý. - PX Thêu: Nhận được vải đã cắt từ phân xưởng may, thêu theo yêu cầu, sau đó giao lại cho phân xưởng may.
Đơn hàng
Nguyên vật liệu Sơ đồ mẫu, may mẫu
Cắt Thêu
May
Giặt là Hồn thiện
Kiểm thành phẩm, đóng gói
- PX Hồn thiện: Nhận sản phẩm từ bộ phận kiểm tra chất lượng, là, đóng thùng rồi nhập kho thành phẩm.
- Đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng giúp ban gám đốc hiểu được tình hình thực tế sản xuất và nguyện vọng của công nhân.
2.1.2.2. Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm của cơng ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn như: cắt, may, thêu, là… Dưới đây là sơ đồ mơ tả quy trình sản xuất sản phẩm của cơng ty:
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm
Tổng giám đốc
GĐ kinh doanh GĐ sản xuất GĐ tài chính
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật Bộ phận quản lý đơn hàng Phòng tổ chức- hành chính Phòng kế tốn, tài chính Phân xưởng may Phân xưởng thêu Phân xưởng hoàn thiện Ban cơ điện Chủ tịch hội đồng quản trị
2.1.3. Đặc điểm hoạt động quản lý
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
Tổ chức bộ máy lãnh đạo của công ty là một việc mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải cần và khơng thể thiếu được. Nó đảm bảo sự giám sát quản lý chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát huy và nâng cao vai trò của bộ máy cơng ty TNHH Minh Trí đã tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Chủ tịch Hội đồng quản trị : là người có quyền hành cao nhất trong
cơng ty, tham gia quản lý mọi hoạt động của công ty.
Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm, xác định mục tiêu hoạt động trong năm tới, là người đại diện hợp pháp cho cơng ty tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế với đối tác.
Giám đốc sản xuất: Là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về
hoạt động sản xuất của công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc về việc lập kế hoạch sản xuất trong năm. Khảo sát nền kinh tế thị trường trong, ngoài nước. Tiến hành lập kế hoạch sản xuất.
Giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, giúp Tổng giám đốc trong công tác xuất nhập khẩu, tiến hành các hoạt động liên quan đến khách hàng, quảng cáo.
Giám đốc tài chính: Là người tham mưu cho Tổng giám đốc về hoạt
động sử dụng vốn của công ty.
Dưới các giám đốc là các phòng ban, mỗi một phòng ban trong cơng ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng song tất cả đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau giúp cho bộ máy quản lý của công ty trở thành một khối thống nhất và hoạt động có hiệu quả.
Phịng kinh doanh xuất nhập khẩu : có chức năng quản lý và điều
hành mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của cơng ty, tìm kiếm mối quan hệ mới với khách hàng, nghiên cứu giá cả của các mặt hàng của cơng ty, cùng giám đốc kí kết hợp đồng mua bán với khách hàng, đối tác.
Phòng kỹ thuật: thực hiện công tác kỹ thuật về các vấn đề liên quan
đến máy tính như : cài đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng….
Bộ phận quản lý đơn hàng: có chức năng quản lý các đơn đặt hàng của
công ty và trợ giúp cho phòng kế tốn tài chính trong cơng tác hạch tốn và kiểm tra các đơn đặt hàng.
Phịng tổ chức lao động hành chính: có chức năng trong việc quản lý
nhân sự, quản lý và phân phối nguồn lực, xây dựng và quản lý công tác tiền lương và các chế độ đối với người lao động như: BHXH, BHYT và các chế độ chính sách do nhà nước ban hành.
Phịng kế tốn tài chính: tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài
chính, thu, chi, vay và đảm bảo các nguồn thu chi theo đúng quy định của nhà nước và của công ty, chịu trách nhiệm trong công tác lưu trữ chứng từ. Đảm nhiệm cơng tác ghi chép, tính tốn, phản ánh chính xác và kịp thời các hoạt động kinh doanh tại đơn vị theo từng nghiệp kinh tế phát sinh và có trình tự thời gian; lập báo cáo kế tốn định kỳ để cung cấp thơng tin cho nhu cầu quản lý, cho việc đề ra các quyết định của giám đốc.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của công ty, để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của doanh nghiệp, công ty tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức tập chung. Cơng ty bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi phân xưởng, cuối tháng chuyển chứng từ về phòng kế toán.Dưới đây là sơ đồ bộ máy kế tốn của cơng ty:
Kế tốn trưởng Phó phòng kế tốn Kế tốn tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương Kế toán thuế Thủ quỹ
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế tốn
Chức năng nhiệm vụ:
Thơng thường mỗi nhân viên kế toán đảm nhận một phần hành kế toán riêng biệt, nhưng do nhu cầu cũng như việc thực hiện kế hoạch đưa kế tốn máy vào cơng ty giúp giảm nhẹ khối lượng cơng việc nên mỗi nhân viên kế tốn có thể đồng thời kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau.
- Kế toán trưởng:
Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm về cơng tác kế tốn của đơn vị, giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn của công ty đồng thời lập báo cáo tài chính, cung cấp các thơng tin tài chính định kỳ của cơng ty cho các đối tượng liên quan như ngân hàng, các nhà đầu tư, nội bộ công ty, khách hàng.
- Kế toán tổng hợp:
Là người chịu trách nhiệm trực tiếp với kế tốn trưởng. Kế tốn tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của tồn cơng ty để lập báo cáo kế toán theo tháng, quý, năm.
- Kế toán thanh tốn:
Có trách nhiệm phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, quỹ tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các khoản vay nợ, hạch toán thanh toán với khách hàng.
- Kế toán tiền lương:
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác.
Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.
Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định.
Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác.
Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất.
Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý.
- Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hàng ngày và cuối tháng cùng với kế toán vốn bằng tiền, đối chiếu, kiểm kê tồn quỹ để lập báo cáo kiểm quỹ
- Kế toán thuế:
Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.
Kiểm tra đối chiếu hố đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở.
Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hồn thuế của cơng ty.
Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết tốn.
Phần mềm TTSOFT Máy vi tính Chứng từ kế tốn Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế tốn quản trị
Lập hồ sơ hồn thuế khi phát sinh.
Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở, tồn cơng ty.
Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
Cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế, soạn thảo báo cáo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty để cơ sở biết.
2.1.4.2. Hình thức sổ kế tốn áp dụng
Hình thức kế tốn áp dụng: theo hình thức nhật ký chung với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán TTSOFT.
Sơ đồ 2.4 : Quy trình ghi sổ kế tốn với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
2.1.4.3. Giới thiệu về phần mềm kế toán TTSOFT
Phần mềm kế toán TTSOFT là phần mềm kế toán được cung cấp bởi cơng ty phầm mềm kế tốn Thủy Tiên.Đây là loại phần mềm dùng riêng cho ngành may mặc nói chung và cho Cty TNHH Minh Trí nói riêng. Với tính năng đa dạng và tiện lợi khi sử dụng phần mềm này, nhân viên kế toán chỉ
cần nhập chứng từ ban đầu như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT ...vào phần mềm. Từ đó số liệu sẽ tự động được xử lý một cách nhanh chóng, chính xác vào các bảng biểu đã có sẵn, kế tốn viên chỉ cần nhấp chuột vào in ra từng loại sổ sách mà mình cần.
Hình 2.1: Màn hình giao diện phần mềm kế tốn TTSOFT
2.1.4.4. Các chính sách chế độ kế tốn áp dụng tại cơng ty
- Chế độ kế tốn áp dụng tại cơng ty:doanh nghiệp đang sử dụng là chế
độ kế toán theo Quyết định 48/QĐ/BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài Chính có sửa đổi bổ sung theo thơng tư 200 ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế tốn : từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm theo năm
dương lịch.
- Kỳ kế toán: gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý và kỳ kế toán tháng.
Tuỳ nhu cầu quản lý và sử dụng mà các báo cáo được lập theo tháng, quý hay năm cho phù hợp.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: ghi nhận hàng tồn kho theo trị giá
thực tế mua hàng, tính giá trị hàng hóa tồn kho theo phương pháp bình qn gia quyền, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc ghi nhận và tính khấu hao tài sản cố định: ghi nhận tài sản
cố định theo phương pháp giá gốc và tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
2.2. Thực trạng cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cơng ty TNHH Minh Trí
2.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2.1.1. Chi phí sản xuất
2.2.1.1.1. Đặc điểm của chi phí sản xuất
Đặc điểm của cơng ty TNHH Minh Trí là chủ yếu gia cơng hàng may mặc cho khách hàng ngoài nước do vậy mà NVL chính và phụ đều do khách hàng chịu trách nhiệm giao cho công ty theo đúng số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Công ty chỉ hạch tốn vào chi phí sản xuất phần chi phí vận chuyển NVL đó từ cảng về tới kho của công ty theo điều kiện CIF (đối với NVL nhập từ nước ngồi) và chi phí về một số vật liệu phụ khác mà công ty phải mua thêm để tiến hành quá trình sản xuất gia cơng. Trong q trình kiểm nhận lại kho, nếu thấy thiếu công ty sẽ báo cho khách hàng biết và trường hợp khách hàng có u cầu, cơng ty sẽ mua hộ số NVL đó và khách hàng sẽ thanh tốn cho cơng ty sau. Ngồi ra, trong q trình sản xuất gia cơng, cơng ty có thể khơng dùng hết số NVL của khách hàng do tiết kiệm được, thì phần tiết kiệm đó cơng ty sẽ được hưởng và khơng hạch tốn giảm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm có:
+ Chi phí ngun phụ liệu trực tiếp: Bao gồm các vật liệu phụ như cúc áo, mác….
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp.
+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí có liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất có tính chất chung. Chi phí sản xuất chung cũng được phân loại theo yếu tố chi phí, bao gồm:
Lương gián tiếp sản xuất. Bảo hiểm xã hội.
Chi phí phụ liệu, vật tư khác.
Chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu. Điện sản xuất.
Than.
Khấu hao nhà xưởng, thiết bị sản xuất. Chi phí dụng cụ sản xuất khác.
Chi phí dịch vụ mua ngồi. Chi phí bằng tiền khác
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp CPSX của công ty được xác định là từng mã sản phẩm như: 22P5800, 22S5838, 70T1026, TP2305W….
- Phương pháp tập hợp CPSX :
+ Đối với chi phí ngun phụ liệu trực tiếp cơng ty sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp tức là chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho mã sản phẩm nào thì hạch tốn cho mã hàng đó.
+ Đối với chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung do không tập hợp riêng cho từng mã hàng được nên sử dụng phương pháp phân
bổ gián tiếp tức là các chi phí này khi phát sinh sẽ được tập hợp chung cho tất cả các mã hàng, cuối kỳ sẽ phân bổ chi phí này cho từng mã hàng theo doanh thu đơn đặt hàng.
2.2.1.1.2. Quản lý chi phí
Do đặc điểm của cơng ty chủ yếu đi gia cơng do đó định mức về Số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức NVL tính cho 1 đơn vị sản phẩm được công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên. Ngồi phần NVL tính tốn tính cho 1 sản phẩm, khách hàng còn phải chuyển cho công ty từ 1% đến 3% số NVL để bù vào sự hao hụt, kém phẩm chất trong q trình vận chuyển và sản xuất. Theo đó cơng ty sẽ thực hiện theo định mức đó, nếu sử dụng lãng phí các loại nguyên vật liệu khách hàng cung cấp, lãng phí ngun phụ liệu của cơng ty thì người làm lãng phí sẽ phải đền bù tương ứng với phần làm lãng phí đó. Tuy nhiên việc làm mất mát và lãng phí NVL của cơng ty thường xảy ra rất ít nên công ty không xây dựng quy chế thưởng phạt do làm lãng phí